Trong cuộc sống bình thường hầu hết mọi người đều biết môi tím tái là biểu hiện của những người mắc bệnh tim hoặc thiếu máu.Nhưng thật ra môi màu tím không nhất định là mắc bệnh tim. Đôi khi vì cơ thể thiếu dưỡng khí môi cũng sẽ chuyển sang màu tím.
Bình thường chúng ta đều chỉ biết môi có công dụng bảo vệ khoang miệng và ăn uống. Nhưng thật ra môi cũng cho ta biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thông qua sự thay đổi của màu môi, chúng ta có thể phán đoán được cơ thể mình có vấn đề hay không, có tiềm ẩn bệnh tật gì hay không.
Môi màu hồng đậm, đỏ hồng hoặc hồng tím
Nếu màu môi là những màu trên có khả năng cơ thể bạn đang quá nóng.
Môi và đầu lưỡi được ví như bóng đèn của cơ thể, nếu cơ thể quá tràn đầy năng lượng sẽ phát sinh tình trạng mà ta hay gọi là bị "nhiệt" hoặc nóng trong người. Sắc môi càng đỏ chứng tỏ cơ thể bạn càng nóng.
Những bệnh thường liên quan đến nhiệt là đau răng, đau đầu, choáng váng, táo bón, nước tiểu vàng...
Phương pháp phòng tránh:
1. Cần thay đổi thói quen ăn uống không tốt như ăn nhiều món cay nóng, ăn nhiều đường, thịt gà, thịt dê... Những món này sinh nhiều năng lượng sẽ khiến cơ thể bị nóng.
2. Nếu đang bồi bổ cơ thể bằng những loại thực dược phẩm bổ máu như nhân sâm, táo đỏ... thì nên ngưng lại ngay.
3. Nên ăn các món nhẹ nhàng, thanh nhiệt giải độc để giảm bớt năng lượng tồn đọng trong cơ thể, tránh cơ thể bị quá tải mà gây ra các bệnh như nóng gan, nổi mụn, lở miệng...
Màu môi nhợt nhạt
Nếu môi nhợt nhạt nghĩa là cơ thể bạn đang hao hụt khí huyết, khiến môi đánh mất màu hồng nhạt tự nhiên.
Những bệnh liên quan: cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ, đau lưng, thiếu hứng thú với chuyện giường chiếu...
Phương pháp phòng tránh:
1. Tăng cường những loại thực phẩm dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết. Không nên kiêng ăn cũng không nên giảm cân nếu đang trong quá trình ép cân. Bổ sung những loại thực phẩm như cá, thịt gà, thịt bò, thịt dê, trứng gà...
2. Tăng cường ăn nhiều đậu phộng (lạc) và tảo đỏ.
3. Không nên thức quá khuya vì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Màu môi tím tái, thâm
Những người có màu môi tím tái thường mắc các bệnh về máu, khí huyết ứ trệ không lưu thông tốt.
Những triệu chứng thường gặp: tức ngực, hay thở dài, thỉnh thoảng ngực lại đau nhói, hay gặp ác mộng...
Phương pháp chữa trị:
1. Nếu là người ít vận động thì mỗi ngày nên cố gắng chạy chậm trong 30 phút. Biện pháp này rất hữu hiệu trong việc cải thiện màu môi.
2. Nếu đang hút thuốc thì nên kiêng, nicotin cũng là yếu tố gây thâm môi.
Viền môi tối màu
Nếu viền môi của bạn lại bất ngờ chuyển sang màu tối, sẫm màu nghĩa là bạn đang có vấn đề về thận và huyết áp cơ thể giảm.
Triệu chứng thường gặp: không còn cảm giác thèm ăn, tiêu hóa kém, tay chân nặng nề, tiểu tiện nhiều...
Phương pháp phòng chống:
1. Nên cố gắng tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu, chiên xào hay thực phẩm nguội.
2. Ăn cơm xong không nên nằm hay ngủ liền vì sẽ làm giảm lượng đường do cơ thể sản sinh ra.
(Nguồn: letu)
Bình thường chúng ta đều chỉ biết môi có công dụng bảo vệ khoang miệng và ăn uống. Nhưng thật ra môi cũng cho ta biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thông qua sự thay đổi của màu môi, chúng ta có thể phán đoán được cơ thể mình có vấn đề hay không, có tiềm ẩn bệnh tật gì hay không.
Môi màu hồng đậm, đỏ hồng hoặc hồng tím
(Ảnh: Internet)
Môi và đầu lưỡi được ví như bóng đèn của cơ thể, nếu cơ thể quá tràn đầy năng lượng sẽ phát sinh tình trạng mà ta hay gọi là bị "nhiệt" hoặc nóng trong người. Sắc môi càng đỏ chứng tỏ cơ thể bạn càng nóng.
Những bệnh thường liên quan đến nhiệt là đau răng, đau đầu, choáng váng, táo bón, nước tiểu vàng...
Phương pháp phòng tránh:
1. Cần thay đổi thói quen ăn uống không tốt như ăn nhiều món cay nóng, ăn nhiều đường, thịt gà, thịt dê... Những món này sinh nhiều năng lượng sẽ khiến cơ thể bị nóng.
2. Nếu đang bồi bổ cơ thể bằng những loại thực dược phẩm bổ máu như nhân sâm, táo đỏ... thì nên ngưng lại ngay.
3. Nên ăn các món nhẹ nhàng, thanh nhiệt giải độc để giảm bớt năng lượng tồn đọng trong cơ thể, tránh cơ thể bị quá tải mà gây ra các bệnh như nóng gan, nổi mụn, lở miệng...
Màu môi nhợt nhạt
(Ảnh: Internet)
Nếu môi nhợt nhạt nghĩa là cơ thể bạn đang hao hụt khí huyết, khiến môi đánh mất màu hồng nhạt tự nhiên.
Những bệnh liên quan: cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ, đau lưng, thiếu hứng thú với chuyện giường chiếu...
Phương pháp phòng tránh:
1. Tăng cường những loại thực phẩm dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết. Không nên kiêng ăn cũng không nên giảm cân nếu đang trong quá trình ép cân. Bổ sung những loại thực phẩm như cá, thịt gà, thịt bò, thịt dê, trứng gà...
2. Tăng cường ăn nhiều đậu phộng (lạc) và tảo đỏ.
3. Không nên thức quá khuya vì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Màu môi tím tái, thâm
(Ảnh: Internet)
Những người có màu môi tím tái thường mắc các bệnh về máu, khí huyết ứ trệ không lưu thông tốt.
Những triệu chứng thường gặp: tức ngực, hay thở dài, thỉnh thoảng ngực lại đau nhói, hay gặp ác mộng...
Phương pháp chữa trị:
1. Nếu là người ít vận động thì mỗi ngày nên cố gắng chạy chậm trong 30 phút. Biện pháp này rất hữu hiệu trong việc cải thiện màu môi.
2. Nếu đang hút thuốc thì nên kiêng, nicotin cũng là yếu tố gây thâm môi.
Viền môi tối màu
(Ảnh: Internet)
Nếu viền môi của bạn lại bất ngờ chuyển sang màu tối, sẫm màu nghĩa là bạn đang có vấn đề về thận và huyết áp cơ thể giảm.
Triệu chứng thường gặp: không còn cảm giác thèm ăn, tiêu hóa kém, tay chân nặng nề, tiểu tiện nhiều...
Phương pháp phòng chống:
1. Nên cố gắng tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu, chiên xào hay thực phẩm nguội.
2. Ăn cơm xong không nên nằm hay ngủ liền vì sẽ làm giảm lượng đường do cơ thể sản sinh ra.
(Nguồn: letu)
Ngọc Minh |