Trong bản hướng dẫn
các người đi mua thực phẫm về các thuốc trừ sâu trong các sản phẩm do Nhóm Công
tác Môi trường (EWG) soạn thảo vào năm
2016 ( EWG's 2016
Shopper’s sGuide to Pesticides in Produce) thì dâu tây trồng theo tập quán
(conventional strawberries) đứng đầu trong số 12 thực phẫm bẩn nhất, chiếm chỗ
mà táo đã giử trong suốt năm năm qua.
Gần như tất cả - 98
phần trăm-- các mẫu dâu tây được các viên chức Liên bang thử nghiệm đều chứa những dư lượng (residues) thuốc trừ
sâu ở mức độ dò thấy được. Bốn mươi phần trăm các mẫu thử nghiệm có dư lượng
của 10 hoặc nhiều hơn thuốc trừ sâu và một số mẫu có tới dư lượng cùa 17 thuốc
trừ sâu khác nhau. Một số những hóa chât
dò thầy được trên dâu tây tương đối vô hại, nhưng có những hóa chất khác có
liên hệ với ung thư, các tổn thương vể
sinh sản và phát triển, sự gián đoan của hormon (hormone disruption) và
các vấn đề thần kinh
Sau đây là danh sách 12 thực phẩm bẩn
1- Dâu tây
(strawberries)
2- Táo (apples)
3- Xuân đào
(nectarines)
4- Đào (Peaches)
5- Cần tây (celery)
6- Nho (Grapes)
7- Anh đào (Cherries)
8- Rau bina (Spinach)
9- Cà chua (Tomatoes)
10-Ớt chuông ngọt
(Sweet bell pepper)
11- Cà cua cherry
(Cherry tomatoes
12- Dưa chuột (Cucumbers)
Dâu tây một thời đã là
loại trái cây trồng giới hạn theo mùa , nhưng nhờ vào việc sử dụng nhiều thuốc
trử sâu nên bây giờ năng suất đã tăng và mùa trồng trọt dâu tây đã dài hơn. Tại
tiểu bang California
-- nơi trồng dâu tây nhiều nhất -- người ta dùng tới một lượng lớn 300 pound
thuốc trừ sâu cho mỗi mẫu anh (0.405 hectare). Hơn 60 pound là những hóa chất
thông thường (conventional chemicals) có thể để lại những dư lượng (residues)
sau khi gặt hái, nhưng hầu hết hóa chất khác là những thuốc xông khói (fumigants) tức là những
khí độc (poison gas) có thể lan truyền tới các trường học ở gần và các vùng dân
cư lân cận
Chuyên gia phân tích
của EWG, Sonya Lunder, cho biết :" Thật là sửng sốt khi thấy dâu tây bị
nhiễm quá nặng nề các dư lượng thuốc trừ sâu nguy hiễm. Thế nhưng điều đáng
ngạc nhiên hơn nữa là các dư lượng này
lại không vi phạm các luật lệ và qui định
về thuốc trừ sâu trong thực phẫm"
Theo bà Lunder " Mức dư lượng thuốc trừ sâu do Cơ quan Bảo vệ Môi
trường (EPA) ấn định quá lỏng lẻo để có thể bảo vệ sức khỏe của ngưởi dân Mỹ, và
cần được cập nhật để phản ánh các kết quả khảo cứu gần đây theo đó bất cứ một liều lượng rất nhỏ các hóa chất độc
hại cũng có thễ gây nguy hiểm cho con người , đặc biệt là đối với các trẻ
nhỏ"
Bác sĩ Philip Landrigan cho biết " Các
phụ huynh muốn bảo đảm con em mình bớt bị phơi bày trước sự nguy hại cùa các thuốc trừ sâu trong khi vẫn có thễ ăn
nhiều rau quả lành mạnh có thể tham khảo bản hướng dẫn do nhóm EWG soạn thảo khi đi chợ mua thực phẫm, Đây là một tài liệu
dễ sử dụng " .Bác sĩ Landrigan là khoa trưởng
Global Health và giám đốc Trung Tâm Children's Environmental
Health Center tại Đai học Y khoa Mt. Sinai và cũng là soạn giả chính của bản
báo cáo "Pesticides in the Diets of
Infants and Children" của Viên Khoa học Quốc gia vào năm 1993--chính
nhở báo cáo này mà Quốc hội Hoa kỷ đã thông qua vào năm 1996 đao luật Bảo vệ Phẩm chất Thực phẩm (1996 Food Quality Protection Act) ấn định
các tiêu chuẩn an toàn về thuốc trừ sâu trong thực phẩm"
Các
khảo cứu gẩn
đây về thuốc diệt trử sâu bọ sử dụng trên rau quả, bao gồm cả
dâu tây, đã phát hiện là những trẻ nhỏ bị phơi bày trước nhửng lượng lớn các chất này có rủi ro bị suy giảm vể trí thông minh và bị ADHD nhiều hơn.
Khảo cứu
cũng chỉ ra rằng mức độ thuốc trừ sâu trong cơ thể các học sinh
tiểu học tăng cao vào mùa hè khi mà các
trẻ này ăn nhiểu sản phẩm tươi nhất. Thế nhưng chỉ
sau năm
ngày ăn theo chế độ hữu cơ (organic diet) thì
trong cơ thể chúng chủ yếu không còn
thuốc trừ sâu
Danh sách 12 rau quả bẩn nói ở trên bao gồm những trái
cây và rau đã bị nhiễm nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau với những mật độ (
concentration)cao nhất. Thử nghiệm cho thấy hơn 98 phần trăm dâu tây, đào, xuân
đào, và táo chứa ít nhất dư lượng (residue) của một thuốc trừ sâu. Tính theo
trọng lượng, khoai tây (potato) trung bình chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất so với
bất cứ sản phẩm nào khác.
Mặt khác trái bơ ( avocado) là trái cây đứng đầu danh sách 15 rau quả sạch của EWG ( EWG's Clean Fifteen list) . Không quá một phần trăm các mẫu của
những sản phẩm này chứa thuốc trừ sâu ở mức dò thấy được. Không có một mẫu rau quả
nào thuộc danh sách 15 sản phẩm sạch này
chứa hơn bốn loại thuốc trừ sâu và một số rất
ít chứa hơn một loai thuốc trừ sâu
Danh sách 15 rau quả sạch
1- Trái bơ (Avocados)
2- Bắp (Sweet corns)
3- Dứa (Pineapples)
4- Cải bắp (Cabbages)
5- Đậu Hà lan đông lạnh (Sweet peas frozen)
6- Hành tây (Onions)
7- Măng tây (Asparagus)
8- Soài (Mangos)
9- Đu đủ (Papayas)
10-Kiwi
11-Cà tím (Eggplant)
12-Dưa ngọt (honeydew melon)
13-Bưởi (Grapefruit)
14-Bí (Canteloupe)
15- Sup-lơ (Cauliflower)
Chuyên
gia phân tích của EWG, Lunder nói rằng " Rau quả cần thiết cho sức khỏe của
chúng ta.. Thế nhưng đối với 12 loại rau
quả xếp vào loại bẩn, chúng tôi khuyên nên chọn mua phiến bản hửu cơ (organic
version) nếu bạn muốn tránh có thuốc trử sâu trong thức ăn của bạn. Các rau quả
thuộc nhóm 15 rau quả sạch nếu trổng
theo tập quán (conventionnaly grown) chắc chắn bị nhiểm rất ít thuốc trử sâu
Tưởng
nên biết là"bản hướng dẫn các ngưởi đi mua thực phẩm về các thuốc trừ sâu trong
các sản phẩm của EWG" đươc cập nhật mỗi
năm kể từ năm 2014 và phân cấp 48 loại trái cây và rau thông dụng theo mức độ
nhiễm thuốc trừ sâu. Các phân tích của EWG dựa vào kết quả thử nghiệm trên hơn
35,200 mẫu sản phẩm của Bộ Nông Nghiệp và Cơ quan Quản lỳ Thực phẩm và Dược
phẩm (FDA).Trong kỳ cập nhật vào năm nay, tổng cộng 146 loai thuốc trừ sâu đã
được phát hiện trong các mẫu trái cây và rau thử nghiêm vào năm 2014--dư lượng các
thuốc trừ sâu đã được tìm thấy trên các sản
phẫm ngay cả khi các mẫu sản phẩm đã được
rửa sạch và trong một sô trường hơp đã được lột vỏ.
12 Fruits and Veggies You Should Always Buy Organic-EWG- April 12,2016
------------------------------------------
Vài điều nên biết vể thực phẩm hữu cơ
Theo J.I Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Hoa kỳ thì thực phẩm hữu cơ là nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho chất lượng tốt hơn, và điều này là đúng!Tuy nhiên cụm từ “thực phẩm hữu cơ” nghe có vẻ khó phân biệt và khó chấp nhận, bởi lẽ, thực vật động vật nào mà chả có chất carbon, dù nuôi trồng bằng chất hữu cơ hay hóa chất. Để chính xác, có lẽ phải dùng cụm từ “Thực phẩm nuôi, trồng bằng chất hữu cơ” thì đúng hơn, nhưng để ngắn gọn và dễ lan truyền, có lẽ cụm từ “thực phẩm hữu cơ” là ổn nhất.
Thực phẩm hữu cơ động vật: Là động vật được nuôi ở những vùng riêng biệt mà trong thức ăn hay nước uống không có hóa chất nào như thuốc bảo vệ thực vật. Động vật được nuôi lớn tự nhiên mà không sử dụng một loại kích thích tăng trưởng nào cả, ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh trước 90 ngày khi giết mổ.
Thực phẩm hữu cơ thực vật: Là rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.
Thực ra, dù có hội tụ đủ các yếu tố như trên, thì thực phẩm hữu cơ vẫn có thể bị lây nhiễm một ít các chất hóa học từ các vùng khác lân cận còn sót lại, do đó vấn đề nuôi trồng cách ly trong nhà kính cần được chú trọng.