Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm: nhiễm trùng máu

Tại Wiconsin một nữ y tá tên là Katie Mc Questin 26 tuổi mới lập gia đình đã bị chết vì biến chứng cũa bệnh cúm vào ngày 2 tháng giêng vừa qua. Cô McQuestin là một thiếu nữ khỏe mạnh và đã chích ngừa cúm. Nhưng ngày 29/12 cô đột nhiên bị cúm , bệnh ngày mỗi trầm trọng và khi đưa vào cấp cứu các bác sĩ đã cho biết là cô bị nhiễm trùng máu do biến chứng của bệnh cúm.

Patient Safety Screening Tool for Sepsis: New Video

Vậy nhiễm trùng máu (sepsis) là gì và làm sao đối phó ? Mời qúi vị đọc bài dưới đây

Chúng ta thường chỉ hay nghĩ tới các nhiễm khuẩn ( infections) như cúm, viêm phổi hay viêm họng khi những triệu chứng như sốt cao, ho và đau họng xẩy ra --và đôi khi chúng ta quên mất khả năng có nhửng biến chứng ( complications) khi mà nhiễm khuẫn trở nên nghiêm trọng .

Theo một bài viết trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings thì điều quan trọng là chúng ta phải ý thức được điều gì sẽ xẩy ra nếu nhiễm khuẩn trở thành nghiêm trọng. Bác sĩ Steve Peters thuộc bệnh viện Mayo Clinic cho biết nhiễm trùng máu (sepsis) là một rủi ro biến chứng rất lớn của các bệnh nhiểm khuẩn như bệnh cúm.

Ai cần phải đi gặp bác sĩ  ngay

Những triệu chứng thông thường của bệnh cúm như ho, sung huyết, sốt, đau họng và đau cơ bắp không đòi hỏi bạn phải đi cấp cứu (ER), vì thông thường các triệu chứng này sẽ tự động cải thiện trong vòng vài ba ngày

Tuy nhiên bạn cần đi gặp ngay bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm những người dễ bị biến chứng do cúm ( trên 65 tuổi, có bệnh mạn tính, trẻ em dưới 5 tuổi) khi có những triệu chứng nói trên. Bác sĩ Peters giải thích như sau " Những người có rủi ro cao này cần phải gặp bác sĩ sớm bởi vì hiện nay có phép trị liệu kháng vi rút đăc biệt cho bệnh cúm nhưng phép trị liệu này chỉ hiệu lực nhất vào những ngày đầu tiên  của căn bệnh

Khi nào phải vào cấp cứu

Theo bác sĩ Peters những người có các triêu chứng tiến trin (progressive symptoms)  như khó th cần phải được chăm sóc cấp thời  (urgent care). Nếu bạn có khó khăn khi thở, da xanh xám, lẫn, ói ma không ngng, sốt cao độ hay đau ngực, ho ra máu hay không th uống chất lỏng thì bạn hãy đi cấp cứu (ER)

Ngoài nhiễm trùng máu (sepsis)  --sẽ được trình bày chi tiết dưới đây-- các  biến chứng thuờng hay xẩy ra nhất thuộc đuờng hô hấp bao gồm viêm phế quản và viêm phổi hay bệnh hen xuyễn trở thành nặng hơn. Ngoài ra chúng cũng còn có thể có liên hệ với viêm cơ bắp, bệnh thần kinh trung ương và bênh tim. Tất cả đều được xem như là những triệu chứng  nguy cấp cần được điểu trị tức thời

Nhiễm trùng máu (sepsis) thật ra là gì? 

Bác sĩ Peters cho biết nhiểm trùng máu biểu thị các tác dụng viêm trên toàn cơ thể gây ra bởi  nhiễm khuẩn như sốt và số đếm tế bào máu trắng tăng cao. Nói rõ hơn khi chúng ta ngả bệnh vì nhiểm khuẩn thì cơ thể phóng thích vào trong dòng máu những hóa chất để chống cự lại. Các hóa chất này gây ra các  phản ứng viêm bên trong cơ thể

Các hóa chất được phóng thích quả  thật có giúp tấn công các vi khuẩn nhưng đôi khi hậu quả là  viêm  (inflammation) lại quá mức chịu đựng của các bộ phận cơ thể. Nếu viêm mà đủ mạnh thì cơ thể có thể bị tỗn thương gây hại cho các bộ phận chủ yếu như phổi gan và thận và có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân

Tóm lại nhiễm trùng máu là một biến chứng của những bệnh do nhiễm khuẫn như bệnh cúm gây ra , nhưng thật sự lại có những triệu chứng của riêng nó

Các triệu chứng của nhiễm trùng máu là gì?

Các triệu chứng cổ điển của cúm cũng có liên quan với nhiễm trùng máu   cả hai đều xuất hiện từ nhiễm khuẫn, thậm chí từ  một vết cắt sâu trên da hay một vết thương hở miệng.  Nóí  chung chúng cũng thông thường nhất ở những người có hệ miễn nhiểm suy yếu như những người bị bệnh mạn tính hay những người già cả

Sự khác biệt giữa nhiểm khuẫn bình thường với nhiễm trùng máu là gì?

Đó là tính nghìêm trọng của các triệu chứng.

Với một nhiểm khuẩn bình thường như là do làm vườn bạn sẽ chỉ bị nhức nhối hay đau đớn đôi chút và bị sốt nhẹ  khoảng 99 hay 100 độ F và bạn vẫn có  khả năng giao thiệp, uống các chất lỏng và  đi lại  quanh quẩn trong nhà

Với nhiễm trùng máu, bệnh nhân mất hết chức năng. Bệnh hầu như tiến triển từ xấu vừa phải tới hết sự tồi tệ chỉ trong vài giờ hay trong một ngày.  Bác sỉ Peters khuyên nên chú ý đặc biệt  tới sốt cao độ và việc bệnh nhân không chiụ uống chất lỏng. Ông giài thích " Sốt, mệt mỏi và đau nhức toàn thân là thông thường. Những triệu chứng khác cần đễ ý tới là sốt cao độ, chóng mặt và lẫn lộn, và không có khả năng kìm giử được chất lỏng". Nếu bạn thấy có những triệu chứng trên thì cần gặp bác sĩ tức thời

Tại sao cẩn thiết phải gặp bác sỉ

Vì bệnh tình có thể biến chuyển nhanh và xấu dần nên bạn không thể chần chờ. Điều trị nhanh chóng là cần thiết bởi vì nhiễm trùng máu có thễ nhanh chóng trở thành nghiêm trọng. Bác sĩ Peters giải thích như sau " Nhiễm trùng máu trở thành nghiêm trọng khi mà có những dấu hiệu là các bộ phận trong cơ thễ bị tỗn thương nhiều hơn như khó thở, lượng nước tiểu giảm hay suy gan". Các triệu chứng này có thễ dẩn tới sốc nhiểm trùng máu (septic shock) nếu các bộ phận bắt đầu không hoạt động--khi mà cơ thễ không còn đáp ứng với các chất lỏng và thuốc men

Nhiểm khuẩn càng trở thành tồi tệ thì bệnh nhần càng khó phục hồi, Tại các bệnh viện, sốc nhiễm trùng máu gây tử vong cho từ 20 tới 30  phần trăm các ca

Nhiểm trùng máu  được đươc đánh giá và trị liệu ra sao?

Các nhân viên y tế tại phòng cấp cứu đều đưọc chuẩn bị đễ đánh giá và trị liệu tức thời các dấu hiệu cùa nhiễm trùng máu đang tiến triển. Mẫu máu và mẩu lấy từ các phần khác cũa cơ thễ bị nhiễm đươc đem đi cấy ngay. Bệnh nhân được truyền cấp thời thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch nếu thực sư có rủi ro bị nhiễm trùng máu

Bác sỉ Peters cho biết điều quan tâm đầu tiên và chủ yếu cúa nhóm cấp cứu là giữ được các dich chất ở lại trong cơ thể bởi vì nếu thật sự bệnh nhân bị nhiễm trùng máu thì họ sẽ không giữ được chất lỏng trong người

Có thễ phòng chống nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng máu hay không?

Bác sĩ Peters cho biết là khó mà phòng chống nhiễm trùng máu, nhưng nhận biết và can thiệp y tế sớm là yếu tổ quyết định để giàm bớt các rủi ro, cùng với việc theo dõi sốt cao độ và giữ cho bệnh nhân đủ nước trong người (hydated). Theo bác sĩ Peters thì " phải để ý đặc biệt tới những người già cả, nhửng ngưởi có bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, suy tim hay bệnh thận và  những người đang uống thuốc tiêu diệt miễn nhiễm. Nhiễm trùng máu xẩy ra nhiều hay ít tùy theo mùa , nhiều nhất vào mùa đông và đặc biệt có liên hệ với nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm phổi"

Rất may là các trẻ em tượng đối ít có rủi ro bị nhiễm trùng máu so vói người lớn.Vì vây theo bác sĩ Peters " Trẻ em bi nghi nhiễm khuẩn không cần phải đưa đi cấp cứu (ER). Tuy nhiên phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh khi mà các triêu chứng nhiễm khuẩn phần trên hệ hô hấp nặng hơn bình thường   như khó thở, không uống chất lỏng được hoặc ói mửa kéo dài". Phụ huynh cần trông chừng con em khi bị đau ốm và để ý tới các triệu chứng tiến triển (progressing symptoms)

Got The Flu? Here's When To Head To The ER- Jeanna Birch- Jan 14,2015