Ăn uống làm sao cho tinh khiết và lành mạnh đã đủ khó rồi , nay lại thêm nhiều chất bổ sung ( supplements)giả mạo và bị ô nhiễm được bày bán trên thị trường làm cho đời sống thêm khó khăn hơn nhiều. Thât vậy, cuộc điều tra về các chất bổ sung được bán tại một số các tiệm bán lẻ--trong đó có cả những tiệm lớn như Walmart, Walgreens và thậm chí cả GNC-- cho thấy là mọi thứ không đúng như là đươc quảng cáo,
Trong thục tế, một số các chất bổ sung không có chứa bất cứ một dược thảo nào được ghi trên nhãn dán. Các người tiêu dùng đã bị lừa và một vài phản ứng dữ dội của các người này đã làm cho các tiệm bán lẻ phải thay đổi nhiều . Nhưng vấn đề chính là thị trường chất bổ sung không được kiềm soát (supplement market is unregulated)--và thị trường 5 tỉ mỹ kim này đã thu hút những công ty và những kẻ gian tham manh tâm làm đồ giả đế trục lợi.
Làm sao khám phá ra sự giả mạo
Vào tháng mười một năm 2013 tạp chí The New York Times đã phanh phui ra mọi chuyện: về cơ bản một tiến trình gọi là mã vạch DNA (DNA barcoding) đã được sử dụng để biết chính xác những gì đã được bán ra như là chất bổ sung bởi các tiệm bán lẻ. Kết quả đã cho thấy là những gì mà mọi người nghĩ là thảo dược, vitamin hoặc khoáng chất thực ra chỉ là bột đậu nành, bột gạo và bột mì. Cuộc kiểm tra đã được tiến hành trên 44 chất bổ sung khác nhau bán tại 12 tiệm bán lẻ khác nhau, trong số này có cả những tiệm được nêu ở trên.
Một số phụ gia đáng sợ
Những chất bổ sung nhập khẩu đã được phát hiện là bị nhiễm những kim loại nặng (heavy metals), các chất này có thể dẫn tới những vấn đề đáng ngại cho sức khỏe. Vì vậy điều này không thể được coi nhẹ
Như vậy bạn sẽ phải làm gì ? Bạn phải là một người tiêu dùng có ý thức và thận trọng. Muốn vậy bạn phải dành một chút thì giờ đề tìm hiểu và có những quyết định khôn ngoan tại quầy thanh toán. Chúng tôi đã tách tiến trình này ra làm ba điểm chính để giúp bạn có thễ biết chất bổ sung bạn muốn mua là thật hay giả
1- Tìm đọc các nhãn dán
xác minh (verification labels)
Mặc
dầu các nhãn dán có thể khó đọc môt chút với những thuật ngữ công nghệ và các bảng
liệt kê những thành phẩn dường như khó nhận ra nhưng những điều bạn cần tìm đều
có trong đó.
Điều
đặc biệt bạn cần tìm gốm có: dấu chứng nhận
của USP
(USP
certification) và nhãn dán của NSF ( NSF label). Dấu USP xác nhận là
sản phẫm đã được US Pharmacopeial Convention kiểm tra và xác nhận là có chứa những
thành phần kê khai và sản phẩm không bị ô nhiểm . Còn nhãn dán NSF- cung cấp bởi NSF
International, một tổ chức an toàn và sức khỏe độc lập-- xác nhận là sản phẩm đúng
như là được quảng cáo. Mặc dầu không phải của FDA (Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm
và Dược phẩm) nhưng hai con dấu nói trên cũng bảo dảm được sản phẩm là đáng tin
cây
2- Tìm xuất xứ của sản phẩm
Bạn cần phải tìm xem công ty nào chế tạo ra chất bổ sung và sản phẫm này được sản xuất ỡ đâu. Một vài nơi trên thế giới khét tiếng về việc tuồn ra thị trường nhựng chất bổ sung giả hoặc những chất bổ sung nhiễm những chất nguy hại cho sức khỏe như các kim loại nặng chẳng hạn.
Bạn cần phải đặc biệt lưu ý tới các sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc hoặc Mexico và tìm hiểu về thương hiệu (brand) mà bạn mua. Nếu giá bán thấp--chẳng hạn như quá thấp--thì có nhiều khả năng là đồ "rởm"
3- Điều tra thêm vể sản phẩm muốn mua
Ngoài việc
đọc kỹ nhãn dán, bạn nên tỉm kiếm thêm trên mạng các thông tin về thương hiệu sản phẩm và công ty
sản xuất ra sản phẩm bạn muốn mua . Bạn cũng nên vào trang mạng của FDA để xem
sàn phẫm bạn muốn mua có nằm trong danh sách các sản phẩm bị ô nhiểm (Tainted Products list) hay không. Một trang mạng khác cũng
tốt để tham khảo là ConsumerLab.com
.