Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Hai mẩu chyện thật hay và xúc động!

TUỔI THƠ CỦA MỌI ĐỨA TRẺ LÀ NGỒI SAU XE ÔM BA THẬT CHẶT 
 
����..TUỔI THƠ CỦA MỌI ĐỨA TRẺ LÀ NGỒI SAU XE ÔM BA THẬT CHẶT��Con chẳng bao giờ có cảm giác lạnh đến lạ này khi ngồi sau ba, có phải ba đã che hết cho con mất rồi.sài gòn những ngày cuối năm không còn đỏng đảnh thất thường những cơn mưa rào thật...
  Con chẳng bao giờ có cảm giác lạnh đến lạ này khi ngồi sau ba, có phải ba đã che hết cho con mất rồi.
 
Sài gòn những ngày cuối năm không còn đỏng đảnh thất thường những cơn mưa rào thật nhanh để nắng lên bất ngờ một cách vội vã, Sài gòn cũng đang lạnh dần trong cái lạnh chung của 3 miền đất nước. cái lạnh len lỏi khiến những đứa xa quê như con không thể cưỡng lại một nỗi nhớ thật nhiều về nơi ấy – căn nhà ấm áp mang hai tiếng giản dị mà thân thương, gia đình. con mong thời gian trôi qua thật nhanh để được về nhà, được nghe mùi khói và tiếng chim mỗi sớm mai, được nghe tiếng má rầm rì với ba mỗi sáng xem nên mua gì cho ngày tết, được ngồi sau xe ba như những ngày còn bé… để cảm nhận chút gì đó yên bình quen thuộc mà con lỡ đánh rơi đâu đó trong hành trình
.
Con nhớ ngày bé mỗi lần ba đi đâu lại đèo con đằng sau, từ lúc ba vẫn còn đi làm bằng chiếc xe đạp cũ đến lúc nhà mình mua được xe máy. Ngồi đằng sau ba, con không thấy gì đằng trước cả, vì lưng ba rộng lắm, mọi thứ trong mắt con hiển nhiên được lấy từ cảnh vật hai bên, mỗi lần muốn nhìn gì đằng trước, con phải ngoái đầu một bên cuối xuống dưới tay ba để nhìn. 
 
Đi được một đoạn, con lại ríu mắt lại rồi tựa vào lưng ba “đánh một giấc ngon lành”, ba sợ con “rớt” xuống xe nên chỉ lái bằng tay phải, tay trái nắm lấy tay con rồi lâu lâu lay lay con dậy “Sắp tới nơi rồi, sắp tới rồi, dậy đi Út”, ba sẽ lằng nhằng con lúc nào cũng ngủ gục, sẽ nhăn mặt dọa không chở con đi đâu nữa, nhưng “mèo lại hoàn mèo” ba nhỉ? Con vẫn cứ lẽo đẽo sau lưng ba bất kể ba đi đâu xa.
 
Ba không cho con đi chơi với bạn bè gì nhiều, trừ những dịp đi thăm thầy cô ngày lễ, ba sợ con ra ngoài bị lạc, ba sợ con lơ ngơ lỡ bị người ta “bắt cóc” mất, nên mỗi lần được ba đèo đằng sau đi đâu đó con lại nhảy cẫng lên vì thích. Thế giới bên ngoài của con lớn dần từ những lần ba chở con đằng sau.
 
Nhớ những ngày lạnh quê mình, trời mù cả lối, cái lạnh miền Trung không rét như miền Bắc, nhưng gió thổi mạnh đến rợn người, có khi lại mưa dai dẳng cả ngày, đã lạnh lại càng lạnh, da cứ phải nói là nổi lên cục cục liên hồi. Ba lại cho con ngồi đằng sau để đến trường, con ôm ba thật chặt rồi áp sát người vào lưng ba cho đỡ buốt, miệng liên hồi than thở vì lạnh. Cứ thế suốt một mùa mưa lũ và giá rét, con cứ ngồi sau lưng ba mỗi ngày, màu áo ấm xanh rêu của ba đến giờ con vẫn nhớ rất rõ, có những thứ đi vào tiềm thức chẳng thể quên được rồi, ba nhỉ?
 
Sài Gòn trở lạnh, con phải tự chạy xe một mình, gió luồn vào cổ, vào lồng ngực một cách khó chịu. Con chẳng bao giờ có cảm giác lạnh đến lạ này khi ngồi sau ba, có phải ba đã che hết cho con mất rồi. Nơi này lạnh đã là gì so với quê mình, thế mà con chẳng bao giờ thấy ba đội len hay quàng khăn ở cổ, ngày bé con cứ nghĩ vì ba là người lớn nên ba không biết lạnh, mai mốt con lớn như ba chắc cũng vậy. Nhưng con đã sai, phải chăng ba chỉ nghĩ, chỉ dành điều tốt đẹp đến con cái mà quên đi bản thân mình. Có gì đó nghẹn nghẹn trong tiếng gió, đã lần nào con thử chăm chút cho ba từng chi tiết nhỏ như ba đã làm, đã dành cho con…
 
Ngày cuối năm, ngày con được về nhà không còn xa nữa, ngày Sài Gòn đã nhiều nắng song vẫn còn chút giá. Thèm lại được ôm ba đằng sau để áp người vào bản lưng rộng ấy, để hạnh phúc vì được chở che. Và con cũng muốn để ba ngồi sau con, để con chở ba đi đến nơi mà ba muốn, để ba cũng cảm nhận được cảm giác của con mỗi khi được ngồi sau ba như thế… Đợi con ba nhé!
 
(Sưu tầm)

GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI
 
https://tse1.mm.bing.net/th?id=OIP.cpnpZH6Cq8ZJ-Ph0kg14vwEsDH&pid=15.1&P=0&w=233&h=156
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
- Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ 'Giấy chứng nhận tàn tật,' có đóng con dấu của Hội người tàn tật!
Với khuôn mặt như quả dưa đắng, người đàn ông đứng tuổi cố giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi tai nạn xảy ra ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...
Trưởng tàu nghe chuyện, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời là anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cũng cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
 
Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Ông lão chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Ông lão vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận 'người' của cô ra xem nào...
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
 
hỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
(Sưu tầm)
 
Lâu rồi đọc lại vẫn thấy hay - ý nghĩa lắm ! 
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPGpvU0hlxqY2YIHKvvwRBwv7nJ0bIykMzjbe86KsmJxATKg8Njy3_VetYffLJiADZlO4ZdivcKWfDKuJhw2EQXkT5i68BYACBbrpltijfpntXVlyhJUDltPdkR_hBxv6XSPTNGVstczMD/s1600/danh-ngon-cuoc-song.jpgẢnh động 
 (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)