Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường trong đại dịch


Người bệnh tiểu đường cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, cân đối để tạo nền tảng khoẻ mạnh và tăng khả năng chống đỡ bệnh tật, phòng chống Covid-19.


Những người có sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm Covid-19 hơn và nếu nhiễm thì phần lớn biểu hiện bệnh nhẹ, nhanh hồi phục hơn người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém . Người bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm nguy cơ cao, dễ chịu tổn thương do Covid-19. Khi nhiễm Covid-19, người bệnh tiểu đường thường có hiệu quả điều trị kém hơn, dễ gặp các biến chứng nặng và dễ tử vong hơn.

Dù đã bước sang giai đoạn "bình thường mới" nhưng các nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vẫn tồn tại trong cộng đồng. Bên cạnh thực hiện nghiêm các nguyên tắc phòng chống dịch, thì lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với tỷ lệ cân đối được Viện Dinh dưỡng Quốc gia xem là một trong những biện pháp quan trọng trong dự phòng Covid-19, nhất là với nhóm nguy cơ cao như người bệnh tiểu đường. Viện Đinh dưỡng Quốc gia xác định nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19 là dinh dưỡng hợp lý cho từng đối tượng, phù hợp lứa tuổi hay bệnh mạn tính đang mắc.

Ngoài ra người bệnh tiểu đường không nên chủ quan, nên cố gắng duy trì đường huyết ổn định và tăng cường hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Đường huyết cao có thể là môi trường tốt cho virus phát triển, dễ tấn công và gây tổn thương các bộ phận trong cơ thể, gây tổn thương các cơ quan sâu hơn.

Tuy nhiên, làm sao để vừa duy trì đường huyết ổn định vừa đảm bảo cho người bệnh tiểu đường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề khiến chính bệnh nhân lẫn người thân lúng túng. Vi với chế độ ăn uống vốn cần kiêng khem hằng ngày cùng tâm lý "sợ" tăng đường huyết khiến nhiều người tự hạn chế khẩu phần ăn gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Người mắc bệnh đái tháo đường cần chú trọng dinh dưỡng để tăng đề kháng, ổn định đường huyết. Ảnh: Shutterstock.

        Người mắc bệnh tiểu đường cần chú trọng dinh dưỡng để tăng đề kháng, ổn định đường huyết .                             Ảnh: Shutterstock.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên, cơ bản và lâu dài cho người bệnh tiểu đường. Cục An toàn Thực phẩm giới thiệu quy tắc chung để đảm bảo năng lượng cho người tiểu đường là cần nạp đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất xơ như người bình thường nhưng lưu ý đến liều lượng mỗi lần ăn, chia phần ăn làm nhiều bữa trong ngày và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với người tiểuđường.

Chỉ số đường huyết (GI) thấp chính là nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Những thực phẩm tự nhiên chưa qua tinh chế như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, bột yến mạch, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ nâu, khoai, ngô luộc, rau xanh, cà rốt... nói riêng và các nhóm thực phẩm khác có GI thấp nói chung thích hợp để người tiểu đường đưa vào thực đơn hằng ngày.


Bên cạnh đó, để duy trì đủ dưỡng chất, ổn định đường huyết hiệu quả, người tiểu đường cũng có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng y học dạng sữa có chỉ số GI thấp. Ví dụ, thực phẩm dinh dưỡng y học Värna Diabetes với công thức đặc chế từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển - NNRIS, có chỉ số GI thấp - 26,9, giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ.


Thực phẩm dinh dưỡng y học Värna Diabetes bổ sung bộ đôi MUFA, PUFA giúp giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa biến chứng tim mạch. Värna Diabetes được thiết kế với với công thức ít béo cùng chất xơ hòa tan FOS/ Inulin hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, các vitamin A, B, E, C và kẽm, selen hỗ trợ tăng cường đề kháng, hạn chế tình trạng mệt mỏi ở người bệnh". Bác sĩ Việt khuyến cáo người bệnh đái tháo đường có thể uống 3 ly sữa Värna Diabetes mỗi ngày để đảm bảo duy trì đủ dưỡng chất, ổn định đường huyết hiệu quả cũng như tăng cường đề kháng khoẻ cho cơ thể.

Không chỉ quan tâm về chế độ dinh dưỡng, tuân thủ các biện pháp phòng dịch trong giai đoạn "bình thường mới", người bệnh tiểu đường nên chủ động "lắng nghe" sức khoẻ bản thân để kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý. Đồng thời, người thân cũng nên thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ người bệnh khi cần cũng như kịp thời bổ sung dinh dưỡng nếu nhận ra dấu hiệu như bệnh nhân chán ăn, sụt cân.

Bệnh nhân đái tháo đường nên tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Ảnh minh họa: Shuttestock

Bệnh nhân tiể đường nên tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Ảnh minh họa: Shuttestock

Những hoạt động này không chỉ có tác dụng giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng của người bệnh mà còn hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị, góp phần giúp người bệnh tiểu đường lạc quan hơn và ăn uống ngon miệng hơn, vừng vàng hơn trong bối cảnh "bình thường mới".

    Kimm Anh/VN Epress