Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm trong xã hội hiện đại. Cứ 6 người, có 1 người đột quỵ. Hãy cẩn trọng với căn bệnh không chừa cả người trẻ tuổi !
Đột quỵ là bệnh gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ mỗi 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%.
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm trong xã hội hiện đại. Căn cứ vào số liệu trên, đột quỵ chính là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
Từ cơn đau đầu…
Tại Viet Nam một chuyên gia người nước ngoài 50 tuổi bất ngờ ngất xỉu khi đang trong
Trường hợp khác là một nam sinh viên khi đang ngồi học trong giảng đường thì đau đầu dữ dội rồi lăn ra ngất xỉu.Khi được đưa tới bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán nam sinh viên bị đột quỵ khi tắc một mạch máu lớn lên não.
Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) hiện nay ngày càng phổ biến, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi và mọi đối tượng trong xã hội.
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Có nhiều người trẻ, nhìn rất khỏe mạnh nhưng cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Theo chuyên gia thì trước lúc bị đột quỵ, 80% người bệnh sẽ có biểu hiện “cơn thiếu máu não thoáng qua”.
Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu tay chân cùng bên nửa người thoáng quá, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua.“Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì là thoáng qua nên hầu như không ai chú ý và dễ bị bỏ qua”
Theo thống kê hàng năm ở VietNam có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ.Con số này tăng lên theo từng năm.
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Theo chuyên gia tại ViệtNam đột quỵ có nguy cơ cao trong cộng đồng, chiếm 20%, trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.Trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số người bị tàn phế nhẹ, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 tử vong.
Các lần đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.
Theo chuyên gia người bệnh đột quỵ nếu được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” thì cơ hội phục hồi trở lại chất lượng cuộc sống như trước rất cao. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.
Bản thân người bệnh hoặc người xung quanh cần nhận biết ngay các dấu hiệu khi đột quỵ xảy ra như bị méo miệng, nói ngọng hoặc không nói được, yếu tay chân một bên để đưa đi cấp cứu kịp thời.
Nếu người bệnh đột quỵ không được cấp cứu trong quãng “thời gian vàng” thì có thể liệt nửa người, hôn mê sâu, thậm chí tử vong.
Đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, ba nguyên nhân phổ biến nhất là tăng huyết áp làm thoái hoá tắc mạch hoặc làm nứt vỡ mạch máu não, bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não, rung nhĩ tạo cục máu đông trôi làm tắc mạch não.
Ngoài ba nguyên nhân chính trên, người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, mạch vành, xơ vữa động mạch chân, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, mọi người cần phải có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường vận động và tập thể dục thể thao, giảm ăn mặn, giảm mỡ béo, tăng cường rau xanh và trái cây.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch…để chữa trị kịp thời,
theo http://ebacsi.net