Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu ( viêm đường tiết niệu)

Dịch từ “How a Urinary Tract Infection Is Treated- Cathy Wong -November 23, 2021


Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary tract infection=UTIs) thường nhẹ và đôi khi có thể tự khỏi nếu bạn uống đủ nước. Đôi khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) nhẹ có thể giúp giảm khó chịu trong khi tình trạng nhiễm trùng đươc giải quyết. Đôi khi nhiễm trùng đường tiểu kéo dài hơn hai ngày cần được điều trị bằng một đợt thuốc kháng sinh.

Các biến chứng nghiêm trọng có thể phát triển nếu nhiễm trùng đường tiểu di chuyển từ bàng quang đến thận. Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp điều trị tại nhà và thuốc giảm đau không có khả năng giúp giảm đau và còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường tiểu, thế nhưng điều này  đã thay đổi trong những năm gần đây do tỷ lệ kháng kháng sinh của khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác ngày càng tăng. Ngày nay, một số bác sĩ đã áp dụng phương sách theo dõi và chờ đợi (watch- and- wait approach) nếu nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng và có những triệu chứng không đáng kể.

Chẳng hạn như  ở Châu Âu, các bác sĩ  thường cho phép  bệnh nhân hoãn sữ dụng thuốc trụ sinh đươc cung cấp trong vòng 48 tiếng tùy theo  ý muốn của bệnh nhân. Các phương pháp tương tự cũng đang được một số bác sĩ ở Hoa Kỳ áp dụng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc trì hoãn sử dụng thuốc kháng sinh như vậy có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn, và hầu hết các bác sĩ đã không còn áp dụng phương pháp này.

Để giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh nhắm đối phó với nhiễm trùng đường tiểu nh, có một số biện pháp đã được thử nghiệm và có hiệu quả:

Uống  nhiều nước: Chất lỏng có thể giúp cơ thể loại bỏ nhiều vi khuẩn đang lưu thông trong bàng quang. Bạn có thể cần đi tiểu thường xuyên hơn — hãy đảm bảo rằng bạn không nhịn tiểu trong nhiều giờ và  đi tiểu thường xuyên.

Uống nước ép nam việt quất (cranberry juice): Từ lâu nước ép nam việt quất đã được ca ngợi về khả năng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, do trong nước ép nảy có những hợp chất được cho là có thể  ngăn vi khuẩn bám vào thành đường tiết niệu. Trong khi một số nhà khoa học công khai nghi ngờ về điều này thì nghiên cứu từ Trường Đại học Y khoa Boston kết luận rằng uống hàng ngày một ly nước ép nam việt quất trong vòng 24 tuần làm giảm sự tái phát của nhiểm trùng đường tiểu gần 45% . Nam việt quất dưới dạng thuốc viên có thể giúp ích cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng đưởng tiểu xẩy ra

 Tăng lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể.

Vitamin C có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường tiểu nhẹ qua việc tăng đô acid của nước tiểu tạo nên môi trường không thích ứng cho vi khuẩn. Nếu cần bạn có thễ tăng lương vitamin C dung nạp qua thực phẩm hoặc thuốc bổ sung

Tránh bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào có thể kích ứng đường tiết niệu và / hoặc kích hoạt các triệu chứng.  Điều này bao gồm thức ăn cay, rượu và caffein.

Đặt một miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc gạc ấm lên bụng hoặc lưng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của nhiễm trùng bàng quang.

Liệu pháp đối phó với nhiễm trùng đường tiểu

Thuốc không cần kê toa (over- the- counter medicine)

Thuốc không cần kê toa chủ yếu được sử dụng để giảm bớt sự khó chịu và đau đớn của nhiễm trùng đường tiểu. Đứng đầu trong số này là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Advil (ibuprofen) hoặc thuốc giảm đau  như Tylenol (acetaminophen). Tuy vậy những loại thuốc như vậy không thể thay thế cho thuốc kháng sinh.

Một loại thuốc khác, được gọi là phenazopyridine, được sản xuất đặc biệt để điều trị đau nơi đường tiết niệu. Thuốc này được bán với liều lượng thấp mà không cần toa dưới các tên thương hiệu như Azo hoặc Uristat. Nước tiểu có màu cam khi sử dụng thuốc này.

Các công thức có liều lượng cao hơn được bán theo toa và thường được dùng để giảm đau cho đến khi bệnh bắt đầu khỏi. Bạn cần tránh uống rượu khi dùng phenazopyridine, vì sự kết hợp giữa hai chất này có thể gây độc cho gan. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm chóng mặt, tăng khát, đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Thuốc cần  kê toa

Khi cần thiết  bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh’ Loại thuốc này cần  được bác sĩ kê toa và đươc sử dụng đúng cách để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn gây ra và do đó cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc lựa chọn thuốc phần lớn phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng ở bàng quang (viêm bàng quang tức cystitis) hay ở thận (viêm thâc- bể thận tức pyelonephritis).


Điều trị viêm bàng quang

Các loại thuốc kháng sinh hàng đầu được sử dụng để điều trị viêm bàng quang không biến chứng bao gồm:

Trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX)

Nitrofurantoin monohydrat

Fosfomycin

Các triệu chứng của viêm bàng quang như đau bụng dưới và nước tiểu đục hoặc có máu thường sẽ hết trong vòng sáu ngày sau khi bắt đầu điều trị. Việc điều trị có thể mất nhiều thời gian hơn nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu tái phát hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng về đường tiết niệu. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ngứa và phát ban.

Nên tránh dùng nitrofurantoin và fosfomycin  nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng thận, bao gồm đau hạ sườn, sốt, buồn nôn, nôn mửa và ớn lạnh.

Điều trị viêm thận- bể thận

Khoảng 90% trường hợp nhiễm trùng thận cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống. Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

Fluoroquinolon (chẳng hạn như ciprofloxacin và levofloxacin)

Cephalosporin

Penicillin

Amoxicillin

Augmentin (amoxicillin-clavulanate kali)

Những người bị nhiễm trùng nhẹ hơn có thể chỉ cần điều trị từ năm đến bảy ngày. Ngược lại, phụ nữ mang thai có thể cần một đợt điều trị kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong khi những người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể cần đến 21 ngày điều trị. Những trường hợp nặng có thể cần kết hợp cả kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) và uống.

Nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa chỉ ra rằng fluoroquinolon không an toàn cho phụ nữ  mang thai, nhưng một số chuyên gia khuyến cáo rằng không nên sử dụng những loại thuốc này như là liệu pháp đầu tay

 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh được khuyến cáo về cơ bản giống như tác dụng phụ đối với bệnh viêm bàng quang. Tuy nhiên, một số loại thuốc (như penicillin) có thể gây ra dị ứng toàn thân, đe dọa tính mạng, được gọi là phản vệ( anaphylaxis).  Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến sốc, hôn mê, suy tim hoặc hô hấp và tử vong.

Thuốc bổ sung ( Complimentary medicine =CAM)

Một số cách tiếp cận thay thế đã được đề xuất để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiều nhưng có rất ít bằng chứng về tác dụng của chúng.

 Một số, chẳng hạn như men vi sinh (probiotics), đã không chứng minh là có lợi ích trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Những loại khác, như chất bổ sung kẽm (zinc) đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị UTI nhưng có bẳng chứng cho thấy chất này  làm tăng nguy cơ biến chứng

 Các biện pháp dân gian khác như tỏi (garlic), cải ngựa (horseradish), sen cạn(nasturtium), uva ursi và Salvia plebeia - được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) – được thấy có rất ít hoặc không có lợi ích trong việc điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng đưởng tiểu  

AZO D-Mannose Urinary Tract Health, Dietary Supplement, 120 Capsules

D-Mannose Chất bổ sung dinh dưỡng này đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây và là một loại đường đơn có nguồn gốc từ quả nam việt quất và các loại thực vật khác được gọi là D-mannose. Không giống như hầu hết các loại đường, D-mannose không dễ dàng đi vào máu và nhanh chóng được bài tiết khỏi cơ thể, không thay đổi, trong vòng từ 30 đến 60 phút.

Vì D-mannose vẫn chưa được chuyển hóa (unmetabolized)nên nó không làm tăng lượng đường trong máu giống như các loại đường khác. Thay vào đó, nó liên kết với niêm mạc ( lining) của đường ruột và ngăn vi khuẩn bám vào và lây nhiễm các tế bào biểu mô (epithelial cells)

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy D-mannose có thể điều trị nhiễm trùng đường tiểu, một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Thế giới về Tiết niệu cho thấy những phụ nữ dùng bột D-mannose hàng ngày có tỷ lệ tái phát UTI thấp hơn so với những người dùng giả dược.

Hơn nữa, việc sử dụng D-mannose hàng ngày dường như cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái phát nhiễm trùng đường tiểu giống như việc sử dụng hang ngày thuốc kháng sinh nitrofurantoin

Nên lưu ý chất bổ sung D-mannose có thể gây đầy hơi, phân lỏng và tiêu chảy. Khi dùng quá liều lượng, chất này cũng có  thể dẫn đến tổn thương thận.

Tóm lại bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi dùng thuốc này hoặc bất kỳ phương thuốc, chất bổ sung hoặc  thảo dược không kê đơn nào khác. Tốt hơn hết là bạn nên mang theo danh sách cập nhật các thuốc  sữ dụng đến văn phòng bác sĩ mỗi khi khám bệnh để cho bác sĩ  biết tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn đang dùng.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường là bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đưởng tiểu, và nước tiểu sẽ được phân tích để tìm vi khuẩn và bạch cầu.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với nhiễm trùng tiểu và các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi điều trị, các xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng để xác định khả năng có những vấn đề khác trong đường tiết niệu.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu?

Theo CDC, có một số mẹo để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, bao gồm đi tiểu sau khi quan hệ tình dục, uống nhiều chất lỏng, tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn , luôn lau từ trước ra sau (phụ nữ) sau khi đi đi cầu , và tránh thụt rửa hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc xịt hoặc bột nào gần bộ phận sinh dục.

NBNtintuccaonien