Thận khí của con người là có hạn, nó sẽ thuận theo tuổi tác mà ngày càng ít đi. Nhiều người bị suy thận ăn thực phẩm màu đen để bồi bổ thận, nhưng một nhà y học Trung Quốc ở New Zealand nói rằng việc chỉ bổ sung thực phẩm không đủ để nuôi dưỡng thận.
Nguyên nhân gốc rễ của suy thận
Thận là nền tảng bẩm sinh, được thừa hưởng từ cha mẹ, thận khí giống như bình khí, mỗi người sinh ra đều cố định. Khi chúng ta già đi, khí (thận khí) trong bình gas sẽ ngày càng ít đi, không ai có thể ngăn cản sự già đi của tuổi thọ, nếu thay bình gas sẽ là một cuộc đời mới.
Tại sao một số người sống lâu trong khi những người khác sống một cuộc đời ngắn ngủi? Một số người có vẻ ngoài trẻ con, nhưng một số người lại trông lão hoá sớm so với tuổi? Có những người khác có mái tóc đen, ngay cả khi họ già đi? Nó phụ thuộc vào cách bạn sử dụng "khí". Khí có thể sử dụng trong bao lâu và có đủ hay không phụ thuộc vào điều này.
Sức mạnh của thận quyết định tuổi thọ - Năm mẹo bổ thận trong y học Trung Quốc
Y học cổ truyền Trung Quốc dạy: thận trữ tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết, thận tốt hay xấu biểu hiện rõ rệt trong mái tóc đen óng và đôi tai hồng hào. Y học cổ truyền Trung Quốc cũng nói: Thận chi phối khả năng sinh sản, tăng trưởng và phát triển; thận trữ nước, thu nạp khí và lửa; thận quyết định đến sự bền chắc của xương...
Chức năng dự trữ tinh hoa của thận là cơ sở của nguồn sống, tích trữ được càng nhiều tinh khí thì càng sống lâu. Tinh khí dồi dào của thận có thể sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, dưỡng thận đúng cách chính là giữ gìn tinh khí!
1. Đừng "háo thắng"
Trong “Linh Lan Bĩ Điền Luận” của "Hoàng Đế Nội Kinh" có viết: "Thận là một cơ quan tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra". Thận tàng về “chí”, chí lập thì hay “tác cường” (sức làm mạnh). Bên trong đã tác cường thì kỹ xảo sẽ bộc lộ ra bên ngoài.
Háo thắng là cách tiêu hao thận khí nhanh nhất. “Dốc sức để đạt được bằng mọi giá” chính là mở “bình khí”! Một người ngày nào cũng muốn “liều mạng” đạt được điều gì đó thì rất khó, sống lâu cũng khó. Thực ra trên đời không phải cái gì cũng thắng được, tranh giành thì chỉ làm hại bản thân thôi. Vì vậy, đừng quá “háo thắng và truy cầu đạt được” mọi thứ.
Đào rỗng tâm trí vì một điều gì đó, cũng tức là đang làm trống rỗng trái tim và hút cạn tinh khí của thận. Mất ngủ và ác mộng cũng đến từ những thứ này.
2. Ham muốn cao độ - Hấp tấp nóng vội
Có một lần, Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ta nghe nói người xưa sống trăm năm, nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn; người ngày nay mới chừng năm mươi mà trông đã chậm chạp. Liệu có phải thời đại càng thay đổi, con người ngày càng yếu ớt?”
Có nghĩa là con người thời cổ đại dù sống đến hơn trăm tuổi mà vẫn như người trẻ tuổi, con người ngày nay mới ở độ tuổi năm mươi nhưng đã già yếu và đuối sức.
Kỳ Bá đáp: "Vào thời cổ đại, người sống theo lý Âm Dương, ăn uống điều độ, cuộc sống nhu hoà, không vồn vã vội vàng. Vì vậy, họ sống trọn tuổi Trời. Người ngày nay không như thế. Họ sống không kiềm chế, dùng rượu thay nước, say rồi thì động phòng, làm cạn kiệt tinh hoa, tiêu tan chân khí, sống không biết đủ. Hoàn toàn đi ngược lại với tự nhiên. Khó đi hết tuổi trời”.
Nói một cách dễ hiểu: ham mê dục vọng làm cạn kiệt năng lượng, tương đương với việc chỉ muốn hạnh phúc mà không chăm lo cuộc sống của mình. Qua đó có thể thấy, giữ lễ có thể tích phúc, nhưng thời hiện đại có mấy ai giữ được lễ?
3. Dưỡng sinh phù hợp với 4 mùa
Trong "Tứ Khí Điêu Thần Luận" của "Hoàng Đế Nội Kinh" nói: “Ba tháng mùa Đông gọi là bế Tàng. Nước thành băng, đất nứt nẻ, không nên làm phiền nhiễu Dương khí. Nằm sớm, dậy muộn, nên đợi lúc mặt trời mọc, khiến cho ‘chí’ như ẩn nấp, như giấu giếm, để cho khí của Tâm với Thận giao nhau, lánh nơi rét tới nơi ấm, đừng để bì phu bị loã lỗ tuyên tiết, làm động tới căn khí ở bên trong. Làm như vậy cho hợp với cái khí của mùa đông, tức là cái đạo giúp sự thâu tàng vậy. Nếu trái lại, sẽ thương đến Thận, không đủ khí giúp sự sinh trưởng của Can, tới mùa xuân, sinh ra bệnh”.
"Nếu phản đông khí, dương khí không ẩn, thiếu âm không thi triển được cái công năng thâu tàng, thận khí bị chìm lấp mà sinh bệnh. Vì vậy, thánh nhân dưỡng dương xuân hạ, dưỡng âm thu đông, tức bồi dưỡng ngay từ nơi gốc rễ. Nếu đi ngược lại gốc rễ của nó, họ sẽ cắt rễ và làm hỏng bản chất thực sự của nó".
Ý tưởng chính là giữ ấm vào mùa đông, che thân vào ban đêm và đóng cửa. Có người thích khỏa thân ngủ, có người lại mở cửa ra vào, nên “trần như nhộng, của cải lộ ra”, làm sao giấu được tinh khí của thận?
4. Ăn chín uống sôi
Thức ăn lạnh làm tổn thương dạ dày và thận, vì “Thận chi phối hỏa ở mệnh môn”, lửa sợ nước, lạnh thì nước khắc chế lửa. Vì vậy nên ăn chín uống sôi.
5. Phong thái ngay thẳng
“Đứng như thông, ngồi tựa đồng hồ”: Thân phải thẳng, vì sao? Năm cơ quan nội tạng của con người có mối liên hệ với nhau, ngũ tạng tương sinh với ngũ hành, chúng có mối quan hệ tương sinh, tương khắc. Phổi thuộc kim, thận thuộc thuỷ; kim sinh thuỷ và và phổi tạo ra nước cho thận. Cột sống thẳng có thể làm cho khí của phổi rơi xuống giúp thận tích nước. Người trẻ thì sống lưng thẳng, khí phổi tự nhiên sẽ giảm xuống để nuôi dưỡng thận, người lớn tuổi thì lưng gù, chảy nước dãi sau khi ăn và mau già.
“Ngủ như hình cánh cung”: Khi ngủ, hãy quay sang một bên (nên quay sang bên phải) và nằm cong như một cây cung, lưỡi áp vào hàm trên. Ở tư thế này, các chi được đặt ở một vị trí thoải mái, trong khi các cơ cũng được thư giãn, chúng tạo thành một chu kỳ tuần hoàn nhỏ, và năng lượng cơ thể lưu chuyển liên tục, đây là con đường giúp trường thọ.
Kết luận
Việc dựa vào thực phẩm hoặc thuốc để tăng cường sinh lực cho thận là rất khó và chậm chạp. Làm thế nào dễ dàng để bồi dưỡng cho nền tảng bẩm sinh của bạn bằng thức ăn thông thường? Bài viết này là tất cả về các nguyên tắc cơ bản.
Vậy một người nên làm gì nếu họ cảm thấy rằng họ đã già và đã tiêu hao quá nhiều thận khí trong cơ thể? Thực ra vẫn chưa quá muộn, họ có thể tìm đến khí công, một phương pháp tu luyện thực sự, rèn luyện đạo đức đồng thời bù đắp lại tinh khí, giúp cơ thể đảo ngược quá trình lão hoá và trở về với trạng thái nguyên sơ vốn có.
Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung