Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Mỡ máu cao thì phải làm gì?


Mỡ máu là gì?

Cholesterol được tạo ra chủ yếu từ gan, chiếm 70% đến 75%; còn lại 25% đến 30% đến từ thức ăn có mỡ động vật và thực vật mang vào cơ thể.
 
Cholesterol không mùi không vị, không nhìn được bằng mắt thường, không hòa tan được trong nước . Do đó cholesterol cần kết tụ với một chất protein thành dạng lipoprotein để có thể di chuyển được trong máu. Lipoprotein được chia ra nhiều loại:

(1) VLDL-C (very low density lipoprotein) có tỷ trọng rất thấp, vận chuyển chất béo (Triglycerides + Cholesterol) đến các tế bào trong cơ thể. Khi triglycerides được lấy đi, VLDL được biến thành IDL (Intermediate density lipoprotein) và tiếp theo thành LDL (low density lipoprotein).
(2) LDL-C (low density lipoprotein) có tỷ trọng thấp, hay còn gọi là MỠ XẤU. LDL mang chất mỡ từ gan đến khắp cơ thể và bám vào thành động mạch làm nó hẹp lại gây ra chứng tắc nghẽn động mạch
(3) HDL-C (High Density Lipoprotein), có tỷ trọng cao, còn gọi là MỠ TỐT. HDL có nhiệm vụ chuyên chở các chất mỡ dư thừa từ các tế bào mang trở lại gan và đào thải ra ngoài cơ thể. Nếu mức HDL quá thấp thì giống như sẽ bị một tai nạn sắp xảy đến
Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein và khi cả hai kết hợp chúng được gọi là lipoprotein. Lipoprotein có hai loại chính: LDL cholesterol và HDL cholesterol.
(4) Total cholesterol (TC) = mỡ toàn phần đo được do tổng số cholesterol HDL+LDL+VLDL+Triglycerides
(5) Triglycerides (TG) (triglycerides là chất béo trung tính cũng gây tắc nghẽn mạch máu nếu ở mức quá cao. Phần lớn chất béo trong cơ thể được dự trữ dưới dạng triglycerides để dùng tạo năng lượng.
Nếu cùng lúc triglycerides cao, LDL cao và HDL thấp thì kịch bản này rất xấu, nguy cơ mắc tim mạch rất cao.
(6) Chylomicrons được tạo ra ở ruột non sau khi các chất béo được tiêu thụ.

Vì sao có tình trạng mỡ máu cao?

Khi tiêu thụ quá nhiều chất béo, gan không thể chuyển hóa hết sẽ tạo ra nhiều VLDL và biến thành LDL (mỡ xấu). Nếu mức HDL không đủ để đào thải LDL. Dần dần, LDL sẽ bị ứ đọng trong các thành mạch, bị chai cứng và hẹp lại, gây ra chứng chai cứng động mạch và làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu, có thể gây ra nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Ngoài ra mỡ máu cao có thể do di truyền từ gia đình
Một số loại thuốc hoặc tình trạng bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng mỡ máu cao
  • Steroids, thuốc lợi tiểu, thuốc cao máu, thuốc ngừa thai, thuốc hormones.
  • Bệnh tiểu đường, tuyến giáp trạng, bệnh thận, bệnh porphyria, bệnh túi mật

Chẩn đoán mỡ máu cao

Kết quả xét nghiệm mỡ máu với các chỉ số bình thường là:
* Total cholesterol = TC < 200 mg/dl
* HDL cholesterol > 40 mg/dl ; HDL càng cao càng tốt; > 60 mg/dl rất tốt
* LDL cholesterol < 130 mg/dl; < 100 mg/dl nếu có bệnh tim mạch; < 70 mg/dl nếu có bệnh tim mạch và tiểu đường.
* Triglycerides < 150 mg/dl
Nếu kết quả xét nghiệm máu lần đầu tiên cho kết quả mỡ máu cao, bạn nên thử lại 6 tuần sau đến khi lượng mỡ trở lại bình thuờng. Và sau đó xét nghiệm lại từ 4 đến 6 tháng 1 lần, tùy thuộc vào cách chữa trị, bệnh mỡ cao nặng hay nhẹ.
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm mỡ máu cùng với bảng thẩm định 10 năm nguy cơ đưa đến bệnh tim mạch để điều chỉnh lại liều thuốc, tránh các biến chứng do mỡ máu cao gây ra trong lâu dài như tai biến mạch máu não, đau tim, hay chết đột ngột do bệnh nghẽn động mạch vành tim nặng…

Phân loại mỡ máu theo NCEPATP III năm 2004

LDL-cholesterol (mỡ xấu) (mg/dl)

< 70: Nếu mới bị cơn đau tim hoặc bệnh tim mạch đi đôi với bệnh tiểu đường hoặc cùng lúc hút thuốc lá hoặc bị hợp chứng biến dưỡng
< 100 (lý tưởng): bị bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
100-129: gần lý tưởng
130-159: gần cao
160-189: cao
> 190: quá cao

Cholesterol toàn phần (Total Cholesterol) (mg/dl)

< 200: tốt
200-239: gần cao
> 240: cao

HDL-cholesterol (mỡ tốt) (mg/dl)

< 40: thấp
> 60: rất tốt

Triglycerides (mg/dl)

< 150: trung bình
150-199: gần cao
200-499: cao
> 500: quá cao

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc mỡ máu cao

* Hút thuốc
* Tăng huyết áp > 140/90 mm Hg hoặc đang uống thuốc tăng huyết áp
* HDL-C thấp < 40 mg/dl
* Gia đình có tiền sử bị bệnh tim mạch lúc trẻ: nam giới dưới 55 tuổi; nữ giới dưới 65 tuổi.
* Lớn tuổi: nam giới trên 45 tuổi; nữ giới trên 55 tuổi.
* Lối sống ít vận động
* Béo phì.
* Ăn uống quá nhiều chất béo

Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Mỡ máu cao có nguy hiểm không? 1
Nếu xơ vữa động mạch xảy ra ở não sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não
Nếu mảng tắc nghẽn ở tim sẽ bị tức ngực, đau tim
Nếu mảng tắc nghẽn ở mạch máu cẳng chân có thể gây ra chứng tắc nghẽn động mạch ở chân
Nếu mảng tắc nghẽn ở bụng thì có thể gây ra phình trướng động mạch bụng có thể chết khi bị vỡ.

Hợp chứng biến dưỡng

Nếu có 3 trên tổng số 5 yếu tố xấu sẽ nguy hại cho sức khỏe.
(1) Béo bụng: nam > 102 cm, nữ > 35 88 cm.
(2) Chỉ số triglycerides cao >150 mg/dl.
(3) Mỡ tốt thấp (HDL thấp): nam < 40 mg/dl, nữ < 50 mg/dl. Lượng HDL thấp là nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch.
(4) Huyết áp tăng > 130 / 85 mm
(5) Lượng đường cao khi đói: >110 mg/dl, đối với bệnh tiểu đường là > 100 mg/dl.
Mỡ máu cao hay hợp chứng biến dưỡng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe, nên luôn cần được theo dõi và đề phòng.

Mỡ máu cao thì phải làm gì?

Điều chỉnh lối sống và cách ăn uống là những yếu tố rất quan trọng để chữa mỡ máu cao.
Tập thể dục từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sẽ giúp nâng cao mỡ tốt HDL, giảm mỡ xấu.
Giảm cân nếu đang thừa cân.
Ngừng hút thuốc vì thuốc lá giảm mỡ tốt HDL và làm hư thành mạch máu.
Ăn ít chất béo, nhiều rau và trái cây, nhiều loại cá giàu omega 3
Không ăn hoặc ăn rất ít chất béo bão hòa từ động vật: thịt đỏ, thịt bò, heo, tôm, cua, tôm hùm, sữa nguyên kem, hay các đặc sản làm ra từ sữa, bánh flan, biscuits, cheese.
Tránh ăn chất béo bão hòa từ thực vật như dầu dừa, dầu cọ hay dầu thốt nốt
Tránh ăn chất béo chuyển hóa thường dùng trong việc chế biến các loại bánh ngọt để giữ được lâu không hư, trong các thực phẩm thức ăn nhanh.
Nên chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như các loại dầu olive, dầu đậu nành, các loại hạt. Chất béo không bảo hòa làm giảm mỡ xấu LDL và tăng mỡ tốt HDL.
Chọn các thực phẩm chứa axit béo không bão hòa đa nối đôi từ các dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành, dầu bắp… có thể làm giảm mỡ xấu LDL và có thể cả mỡ tốt HDL.
Omega 3 là một loại chất béo có thể ngừa được các bệnh tim mạch thường có trong các loại cá hồi và các loại rau lá xanh…

Dùng thuốc điều trị mỡ máu cao

Nếu thay đổi nếp sống và kiêng các chất béo từ 3 đến 6 tháng mà vẫn giảm thì bạn cần dùng thuốc hạ mỡ máu, dù bệnh chưa gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng. Nếu không chữa trị sớm tình trạng mỡ cao sẽ gây ra xơ vữa động mạch.
Thuốc thường được sử dụng là statin. Nhược điểm của các loại thuốc này là có thể gây phản ứng phụ, bạn cần để ý và báo ngay cho bác sĩ nếu có các triệu chứng sau khi dùng thuốc, như mệt mỏi, đau bắp thịt, ngứa, nỗi mề đay, và nếu cần thử máu để biết chức năng của gan.
Ngòai ra còn có loại statin kết hợp với các thuốc khác như:
  • Statin & Aspirin
  • Pravastatin +Aspirin (generic của Pravigard PAC)
  • Statin & Cao máu
  • Atorvastatin + Amlodipine (generic của Caduet)
  • Statin & Cholesterol Absorption Inhibitor
  • Simvastatin + Ezetimibe (generic của Vytorin)
  • Statin & Niacin
  • Lovastatin + Niacin (generic của Advicor)
Đặc biệt đối với bệnh nhân bị hợp chứng biến dưỡng hay tiểu đường trước tiên phải uống Statins để giảm LDL < 100, còn nếu vừa bị tiểu đường và bệnh tim mạch thì LDL phải dưới 70.
Trường hợp Triglyceride cao
Nếu TG > 500 mg/dl thì nên uống Fibrates và Omacor
Nếu TG từ 150-500 thì uống Fibrates
Nếu TG < 150 cùng lúc HDL quá thấp < 40 mg/dl cho nam, < 50 cho nữ thì dùng Niacin
Theo thống kê của WHO (2008) thì bệnh tim mạch được coi là một trong 4 bệnh không lây nhiễm (bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và bệnh mạn tính đường hô hấp) có tốc độ gia tăng nhanh nhất hiện nay và ước tính trong 10 năm tới thì tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh tim mạch sẽ chiếm tới 17 % toàn thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước Châu Phi (khoảng 27%) và các nước Trung Đông (khoảng 25%), nguyên nhân là do sự gia tăng về số lượng người bị mỡ máu cao, hút thuốc lá, tăng huyết áp,tiểuđường, béo phì và stress. Những yếu tố nguy cơ này không tồn tại đơn độc mà phần lớn thường phối hợp với nhau, càng nhiều yếu tố nguy cơ trên cùng một bệnh nhân thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ gia tăng rõ rệt. Việc phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ như  mỡ máu cao tăng huyết áp, tiểu đường được coi là trọng tâm của chiến lược phòng ngừa các bệnh tim mạch.
(theo hanhphucgiadinh)