Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Công dụng của cây tía tô

Cây tía tô được biết đến như một vị rau thơm hàng ngày của chúng ta. Chúng có mùi vị rất đặc trưng thơm, cay và có tính ấm nhiệt. Tuy nhiên ít ai biết được tía tô rất nhiều chất dinh dưỡng và là một vị thuốc có thể chữa được rất nhiều các bệnh như gout, trị cảm, ho, giải độc và đau bụng do cảm lạnh….

Tía tô hạn chế việc sốt khi trẻ đi tiêm phòng

1. Giảm đau dạ dày – khó chịu dạ dày ruột

Theo như các kết quả nghiên cứu khoa học thì trong lá tía tô có chứa 2 thành phần quan trọng đó chính là tanin và glucosid. Chính nhờ hai thành phần quan trọng đó mà lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột.
Nghiên cứu cho thấy tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi, cảm giác đầy,.. giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt (ngăn ngừa và giảm co thắt) hiệu quả. Nếu bạn bị đau bụng bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất.

Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột.

2. Chống viêm – chống dị ứng

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn (bệnh mề đay), tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Khi bị dị ứng ngứa các bạn có thể vò nát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa. Đảm bảo sau vài lần sử dụng vùng viêm da, ngứa của bạn sẽ đỡ hơn rất nhiều.

3. Ngăn ngừa bệnh tim

Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng dầu tía tô thay cho dầu đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ hình thành huyết khối (ngăn ngừa đau tim và đột quỵ) hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạt tía tô giàu omega-3 và chất chống oxy hóa có tính năng làm giảm cholesterol LDL, thủ phạm chính gây ra chứng xơ vữa động mạch.

4. Tía tô chữa ho, tức thở

Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, có tác dụng làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm, lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho… rất tốt.
Cách làm: Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống. Uống liên tục 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hoặc dùng lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.

5. Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy

Khi có các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy các bạn có thể lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao.
Cách làm: Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

6. Chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cua cá

Tía tô có tác dụng chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cua cá. Hãy ghi nhớ điều này bởi trong số chúng ta có khá nhiều người khi ăn cua cá, đồ hải sản sẽ bị ngộ độc, dị ứng do cơ địa không đáp ứng. Vì vậy mỗi khi mình hay người thân bị ngộ độc do nguyên nhân trên hãy nghĩ ngay đến tía tô bạn nhé.
Cách làm: Lấy nắm lá tía tô tươi giã lấy nước cốt để uống, hoặc pha một ly bột tía tô rồi uống nóng. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.

7. Tía tô với bệnh gút (gout)

Tía tô cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích mạnh tuyến tuyến mồ hôi giúp đào thải lượng acid uric ra ngoài.
Tía tô cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích mạnh tuyến tuyến mồ hôi giúp đào thải lượng acid uric ra ngoài.
Trong tía tô cũng chứa nhiều tinh dầu perilla- andehyt, limonen, CL- pinen và dihydrocumin có mùi thơm đặc biệt, và các hoạt chất adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2 có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn một cách tự nhiên nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout.
Thêm vào đó, tía tô cũng có tác dụng lợi tiểu, kích thích mạnh tuyến tuyến mồ hôi giúp đào thải lượng acid uric trong máu từ đó có tác dụng điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả. Đối với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc bắc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.

8. Làm đẹp da

Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da.
Cách làm: Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần. Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 - 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.

9. Giải nọc độc khi bị ong đốt

Khi bị ong đốt, bạn hãy kiểm tra xem vết thương có ngòi cắm lại không? Nếu có thì phải rút ra. Sau đó làm làm sạch vết thương, rồi chỉ cần lấy một dúm lá tía tô tươi vò nát đến khi ra nước. Dùng dúm lá ướt đó bôi lên trên vết thương, sau vài phút vết thương sẽ hết buốt.

10. Giảm cân

Giảm cân bằng lá tía tô là phương pháp dân gian mà rất nhiều người áp dụng và đã có thành công.
Cách làm: Lá tía tô rửa sạch ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa lại thêm lần nữa bằng nước sạch.
Dùng 10-15g tía tô hãm đặc với 200-250ml nước sôi (100 độ C), để nóng vừa uống, khi uống cố gắng dùng cả xác (bã) sẽ rất hiệu quả. Uống tía tô theo cách này rất có nhiều công dụng kích thích tuyến mồ hôi đốt mỡ thừa, giảm cân. Hoặc bạn có thể uống một ly trà tía tô nóng sau mỗi bữa ăn có tác dụng ngăn ngừa hấp thu đạm vào cơ thể, duy trì uống trà bột tía tô kết hợp với thể dục thể thao 30ph mỗi ngày cùng chế độ ăn uống khoa học thì bạn sẽ sớm lấy lại được vóc dáng thon gọn.
Để tăng thêm hương vị bạn có thể cho thêm nước cốt chanh và đá lạnh, vừa giúp dễ uống vừa tăng độ ngon. còn một cách khác đó là xay lá tía tô ép lấy nước cốt uống cùng mật ong trước bữa ăn sáng 30 phút, tuy nhiên nhiều người sẽ không chịu được vị hăng của tía tô.

11. Giúp con đi tiêm phòng không bị sốt

Trước khi cho con đi tiêm phòng hai ngày các mẹ nên lấy lá tía tô ăn sống, mẹ nào kén ăn thì có thể ăn kèm với thịt đậu xốt cà chua.. Sau đó cho con bú càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đối với những trẻ không được ăn sữa mẹ hoặc được ăn ít sữa mẹ do yếu tố khách quan phải ăn sữa công thức thì các mẹ có thể áp dụng cách dưới đây:
Cách làm: Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt uống. Nếu con bạn khó uống có thể cho vào nồi đun sôi rồi cho con uống.
Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích các mẹ cho con uống trực tiếp như thế này. Bởi vì, có một số bé cơ địa không phù hợp có thể dị ứng với thành phần của lá tía tô.

12. Tía tô giúp giải cảm

Cây tía tô chứa 0,5% tinh dầu, chất màu xám được goi là este của Xyanin clorit. Tinh dầu tuyệt vời này có thể giúp bạn giải được các cơn cảm mạo.
Cách làm:
  • Cảm lạnh: lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng. Cháo giải cảm: lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.
  • Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy: dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
  • Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
  • Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ tươi, gừng tươi: 3 lát. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm một chén nước nóng.
  • Cảm cúm bốn mùa: tía tô, kinh giới: 20g, sắn dây, bạc hà: 10g, nghệ, gừng: 8g và sài hồ 15g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
  • Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy: dùng lá tía tô 15g, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
  • Cảm sốt khi mang thai: đang có mang thai mà cảm sốt, không nền dùng kháng sinh, tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén sắc còn 1 chén để nguội uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều                                                                                                                                                                                          (theo khoahoc.tv)