Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia, khoa học gia, triết gia, chính tri gia, nói chung là một nhà thông thái lừng danh nhất của nước Đức, và đồng thời cũng là một gương mặt khá tiêu biểu cho nền tư tưởng và văn hóa Tây Phương.
Ngày xuân đọc một bài thơ của ông đã khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến một vài bài thơ xuân khác trong nền văn hóa Đông Phương. Sự liên tưởng đó cho thấy vài nét khác biệt khá căn bản và "ngộ nghĩnh" trên phương diện xúc cảm và thi hứng giữa văn hóa Đông và Tây, thấm nhuần bởi các cội nguồn tư tưởng khác nhau.
Trước hết chúng ta sẽ đọc qua bài thơ "Lễ hội tháng năm" (Maifest) của Goethe, viết năm 1771 lúc ông còn là một thanh niên tràn đầy sức sống. Tháng năm là giữa mùa xuân tại Âu Châu, do đó "Lễ hội tháng năm" cũng có nghĩa là "Lễ hội mùa xuân". Sau đó chúng ta sẽ thưởng thức một bài thơ Đường thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt, mang tựa là "Sơn phòng xuân sự" (山房春事/Câu chuyện mùa xuân nơi gian phòng trong núi) của Sầm Tham (岑參, 715-770). Sau hết chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ xuân Việt Nam là bài "Cáo tật thị chúng" (告疾示眾/Cáo bệnh với mọi người) của Thiền sư Mãn Giác (滿覺,1052-1096).
Sau đây là bài thơ ngợi ca mùa xuân của thi hào J.W.von Goethe:
Bản gốc tiếng Đức Bản dịch tiếng Pháp Bản dịch tiếng Việt
Maifest Fête de mai Lễ hội tháng nămWie herrlich leuchtet Comme resplendit Rạng rỡ thay, trước mắt ta,
Mir die Natur ! A mes yeux la nature! Thiên nhiên bừng tỉnh!
Wie glänzt die Sonne ! Comme le soleil brille! Long lanh, kìa mặt trời rực sáng!
Wie lacht die Flur ! Comme rit la campagne! Nở nụ cười, kìa cánh đồng bát ngát.
Es dringen Blüten Les fleurs jaillissent Trong cành lá,
Aus jedem Zweig De chaque rameau. Muôn hoa nở rộ!
Und tausend Stimmen Et mille voix Từng khóm cây,
Aus dem Gesträuch Hors des buissons. Vang lừng tiếng hát.
Und Freud und Wonne Et joie et délices Bao hân hoan, thích thú,
Aus jeder Brust. De tous les cœurs. Muôn con tim tràn ngập.
O Erd’, o Sonne ! O terre, ô soleil, Kìa đất, trời,
O Glück, o Lust, O bonheur, ô plaisir, Trăm hạnh phúc, vạn niềm vui.
O Lieb’, o Liebe, O amour, amour, Ôi tình yêu, tình yêu ơi!So golden schön Splendeur dorée Óng ả một màu vàng,
Wie Morgenwolken Comme là-haut, sur ces collines Như áng mây buổi sáng,
Auf jenen Höhn, Les nuages au matin, Lan nhẹ đỉnh đồi cao.
Du segnest herrlich Tu bénis magnifique Tuyệt vời thay! Em ban phúc,
Das frische Feld - Le champ verdissant - Cho cánh đồng xanh mướt,
Im Blütendampfe Dans la brume de fleurs Cho thế giới, giữa muôn hoa,Die volle Welt! Le monde gonflé de sève! Thêm căng tràn sức sống!
O Mädchen, Mädchen, O jeune fille, jeune fille Ôi em gái, người em gái của ta ơi!
Wie lieb’ ich dich! Combien je t’aime! Ta yêu em biết mấy!Wie blinkt dein Auge, Comme ton regard luit Trông kìa, long lanh đôi mắt em!
Wie liebst du mich ! Comme tu m’aimes! Vô vàn em yêu ta!
So liebt die Lerche Comme l’alouette aime Ta cũng yêu em, như con chim sơn ca,
Gesang und Luft, L’air et les champs, Yêu không gian và cánh đồng bát ngát,
Und Morgenblumen Et les fleurs du matin Như muôn hoa yêu sương mai
Den Himmelsduft, La rosée du ciel, Từ bầu trời rót xuống.
Wie ich dich liebe Ainsi je t’aime Như thế đó ta yêu em,
Mit warmem Blut, D’un sang plein de vie, Bằng sức sống căng tràn mạch máu
Die du mir Jugend Toi qui me donnes Em cho ta tuổi trẻ,
Und Freud’ und Mut Jeunesse et joie, et le désir, Bao niềm vui, bao thèm khát!
Zu neuen Liedern De chants nouveaux Em cho ta trăm bài hát,
Und Tänzen gibst. Et de danses nouvelles Vạn vũ điệu mùa xuân.
Sei ewig glücklich, Eternellement soi heureuseXinmãimãitrongmuônhhạnhphúc .
Wie du mich liebst! Comme tu m’aimes. Vô vàn em yêu ta!
Qua bài thơ trên đây Goethe đã nhân cách hóa mùa xuân, biến mùa xuân thành một người con gái, một người tình. Người tình hát cho Goethe nghe những bài hát mới và cả hai cùng dìu nhau trong những điệu vũ mới, giữa một mùa xuân mới.
Đến đây chúng ta hãy ngược về một nơi khác, thật xa trong không gian và thời gian, mở ra cả một bầu xúc cảm khác hẳn, gợi lên bởi một bài thơ Đường của Trung Quốc vào thế kỷ thứ VIII, đó là bài "Sơn phòng xuân sự" của Sầm Tham:
山房春事其二 Sơn Phòng Xuân Sự (kỳ 2)
梁園日暮亂飛鴉 Lương viên nhật mộ loạn phi nha,
极目蕭條三兩家。 Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
极目蕭條三兩家。 Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
庭樹不知人去盡, Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
春來還 發舊時花 Xuân lai hoàn phát cựu thì hoa.
Dịch nghĩa:
Chuyện ngày xuân nơi gian phòng trong núi (bài 2)
Nơi Vườn Lương lúc hoàng hôn, quạ bay loạn,
Nhìn hút mắt chỉ thấy dăm mái nhà tiêu điều.
Trước sân cỏ cây nào hiểu được mọi người đã ra đi biền biệt.
Xuân về hoa lại nở như thuở xa xưa.
Trước sân cỏ cây nào hiểu được mọi người đã ra đi biền biệt.
Xuân về hoa lại nở như thuở xa xưa.
Vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, dưới triều đại nhà Tây Hán, có một vị vua chư hầu là Lương Hiếu Vương (梁孝王, -184-144) còn gọi là Lương Vương, tên là Lưu Vũ, lập một khu vườn thưởng ngoạn và nghỉ mát tại huyện Thương Khâu thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Khu vườn rộng hơn 300 dặm vuông, tọa lạc trong một khung cảnh thiên nhiên thật tuyệt vời, cây quý đủ loại. Khu vườn này cũng là nơi nghỉ chân của vua quan khi đi săn, và cũng là nơi chiêu tập hào kiệt, Tư Mã Tương Như (司馬相如; -179 - 117) danh sĩ và cũng là thi nhân nổi tiếng thời bấy giờ, từng được Lương Hiếu Vương mời đến nơi này. Khu vườn mang tên là Đông Uyển, người dân thường thì gọi là Thố Viên hay Trúc Viên. Theo dòng biến đổi của lịch sử, Đông Uyển lùi dần vào quá khứ và trở thành hoang phế. Người sau quên mất cái tên "Đông Uyển" rất thanh lịch của cả một thời oanh liệt và chỉ kháo nhau nơi này là "Lương viên", khu vườn của vua Lương Hiếu Vương ngày trước.
Thời gian chẳng bao giờ dừng lại và lịch sử vẫn lặng lẽ tiếp tục con đường của nó. Gần mười thế kỷ sau đó, dưới triều đại nhà Đường, vào mùa xuân năm 742, có một thi nhân tên là Sầm Tham tìm đến vùng di tích của "Lương viên" và đã trước tác bài thơ "Sơn phòng xuân sự":
Chuyện ngày xuân nơi gian nhà trong núi (bài 2)
Lương viên chiều xuống quạ bay đầy,
Tiêu điều xa tắp nhà dăm mái.
Cỏ cây nào biết người đi biệt,
Xuân đến hoa xưa lại nở đầy.
Tiêu điều xa tắp nhà dăm mái.
Cỏ cây nào biết người đi biệt,
Xuân đến hoa xưa lại nở đầy.
(Hoang Phong phỏng dịch)
Nếu muốn nắm bắt được xúc cảm của Sầm Tham trong bài thơ trên đây thì trước hết phải hiểu được sự tích của Lương viên là gì và "những người đi biệt" - nêu lên trong câu thơ thứ ba - là những ai. Sự tích của Lương viên đã được nói đến trên đây, riêng người đã "ra đi biền biệt" là Lương Hiếu Vương, người sáng lập khu vườn, là Tư Mã Tương Như, một người khách quý, là các quan lại của triều đình và các tao nhân thi sĩ thời bấy giờ, tất cả đều là những người từng quy tụ tại vườn Đông Uyển đã khoảng một ngàn mùa xuân trước. Tất cả đã đi vào lịch sử và sẽ chẳng bao giờ còn quay lại với khu vườn hoang phế đang hiện ra trước mắt Sầm Tham.
Ngoài ra trong tựa của bài thơ cũng có một chữ khá khó hiểu, đó là chữ "sơn phòng" (gian phòng trong núi), tại sao lại là một gian phòng? Tra tự điển thì thấy chữ "phòng" (房)cũng có nghĩa là nhà, thế nhưng nếu muốn hiểu được chữ này rõ ràng hơn thì có lẽ là phải tìm hiểu thêm bài thơ "thứ nhất". Thế nhưng bài thơ "Sơn phòng xuân sự thứ nhất" thì lại "hiếm hoi", khó truy lùng vì không có mấy người quan tâm đến bài này. Thật vậy, bài thơ "Sơn phòng xuân sự thứ nhất" khá đơn giản, từ bố cục đến nội dung, không nêu lên được một xúc cảm sâu sắc nào cả. Bài "thứ nhất" chỉ là phần mở đầu, đưa đến bài "thứ hai" bàng bạc các xúc cảm thật sâu sắc. Có thể đây là lý do khiến không mấy người chú ý và dịch bài thơ thứ nhất này. Thế nhưng điều đó là cả một sự thiếu sót, hai bài thơ phải đi đôi với nhau: bài "thứ nhất" mô tả "gian phòng" của Sầm Tham giữa khung cảnh Lương viên, bài "thứ hai" mô tả cảnh vật bên ngoài và niềm hoài cảm của thi nhân trước cảnh tiêu điều và hoang vắng của khu vườn này khi trời chiều buông xuống
山房春事其一 Sơn phòng xuân sự (bài 1)
風恬日煖蕩春光, Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang, 戲蝶遊蜂亂入房。 Hí điệp du phong loạn nhập phòng. 數枝門柳低衣桁, Sổ chi môn liễu đê y hành, 一片山花落筆床。 Nhất phiến sơn hoa lạc bút sàng.
Trong bài thơ này tác giả mô tả một "gian phòng" chan hòa nắng ấm, bướm bay loạn cả vào bên trong phòng; trước cửa vài nhành liễu rũ phất phơ tương tự như gió lay chiếc áo móc trên giá; gió đưa một đóa hoa rừng (山花/ sơn hoa/hoa núi) rơi trên giá gác bút. Bài thơ này cho thấy chữ "phòng" trong tựa của cả hai bài thơ đúng là một "gian phòng", là nơi tạm trú của Sầm Tham tại Lương viên. Về nội dung thì các chi tiết và hình ảnh nêu lên trong bài thơ thứ nhất này rất đơn giản: nắng ấm rọi vào phòng, bướm bay vào cả bên trong phòng, chiếc áo móc trên giá bay phất phơ như cành liễu ngoài hiên, gió đưa một cánh hoa rừng rơi trên giá bút. Các hình ảnh đó đơn giản và rất hiện thực, nói lên sự hòa nhập của thi nhân với thiên nhiên và cảnh vật chung quanh.
Khi trời chiều buông xuống, Sầm Tham bước ra sân, thì cả một vùng không gian hoang liêu và cô quạnh vụt hiện ra với mình: những đàn quạ bay loạn trên không trung, xa tít tận chân trời chỉ thấy dăm mái nhà tiêu điều. Bầu không gian hoang vắng đó đã làm bùng lên trong lòng Sầm Tham những niềm hoài cảm man mác, nuối tiếc cảnh vàng son và nhộn nhịp của một thời xa xưa nay không còn nữa. Niềm hoài cảm đó càng trở nên xót xa hơn khi Sầm Tham trông thấy hoa xuân nở rộ trên các cành cây, thản nhiên và vô tình, không hề hoài tưởng đến "những người đã ra đi biền biệt". Đó là nội dung của bài thơ "thứ hai". Dầu sao cả hai bài đều phải đi đôi và bổ khuyết cho nhau để nói lên sự tương phản giữa cảnh hoang tàn ngày nay và hình ảnh nhộn nhịp của khu vườn Đông Uyển một thời xa xưa . Nói chung thơ của Sầm Tham rất hiện thực, hình ảnh và sự kiện nêu lên trong thơ của ông đều được cân nhắc khéo léo, và phía sau luôn che dấu các xúc cảm kín đáo và sâu xa.
Bài thơ "Sơn phòng xuân sự thứ hai" có rất nhiều bản dịch sang tiếng Việt, không thể trích dẫn hết được trong bài viết ngắn này, trong khi đó thì bài "bài thứ nhất" dường như không có một bản Việt dịch nào cả. Với mục đích giúp độc giả so sánh và tìm hiểu sâu xa hơn về bài thơ thứ hai trên đây, một vài bản Việt dịch tiêu biểu sẽ được trích dẫn dưới đây:
Tản Đà: Ngô Tất Tố:
Trời tối vườn Lương quạ lượn lờ, Trời tối, vườn Lương quạ dập dìu,
Nhà đâu vút mắt, nóc lưa thưa. Nhà xa mấy nóc, cảnh đìu hiu.
Cây xuân chẳng biết người đi hết, Cây sân chẳng biết người đi hết,
Xuân đến hoa còn nở giống xưa. Xuân tới, hoa xưa vẫn nở đều.
Nhà đâu vút mắt, nóc lưa thưa. Nhà xa mấy nóc, cảnh đìu hiu.
Cây xuân chẳng biết người đi hết, Cây sân chẳng biết người đi hết,
Xuân đến hoa còn nở giống xưa. Xuân tới, hoa xưa vẫn nở đều.
Trần Trọng Kim: Thu Tứ - Nguyễn Đức Sơn:
Vườn Lương chiều tối quạ bay, Vườn hoang quạ náo trời chiều,
Nẻo xa trông thấy một vài nhà hoang. Xa trông lác đác đìu hiu mấy nhà. Cây sân nào biết tang thương, Cây vườn nào biết người xa,
Xuân về lại nở như thường hoa xưa. Xuân nay lại nở mùa hoa xuân nào.
Các chữ "lượn lờ", "dập dìu", "qua bay", "quạ náo" trong câu thứ nhất của các bản dịch trên đây không phù hợp với xúc cảm mà Sầm Tham muốn nêu lên trong bài thơ của ông, cũng không nói lên được quang cảnh hoang vắng với các đàn quạ bay loạn trên bầu trời. Quạ là một giống chim sống thành đàn ở những nơi hoang vắng xa làng mạc. Ngoài ra ba trong số bốn bản dịch trên đây gọi cây cối trước sân là "cây sân", cách gọi này không được đúng lắm trên phương diện ngữ pháp, do đó khá khó hiểu. Bản dịch thứ tư thì gọi là "cây vườn", thì cũng không được thích nghi lắm, bởi vì Lương viên không phải là một khu vườn trồng trọt mà là một khu thắng cảnh của vua chúa dưới triều đại Tây Hán, cách thời đại của Sầm Tham gần mười thế kỷ. Để tránh sự "gò ép" trong cách dịch trên đây, thiết nghĩ có thể bỏ bớt chữ "sân", vì chữ này không quan trọng lắm, do đó sẽ không phương hại đến ý nghĩa và xúc cảm của toàn bài thơ. Ngoài ra trong bản dịch thứ tư trên đây, "Lương viên" trở thành "Vườn hoang", cách dịch bất chấp điển tích này làm mất hết ý nghĩa của bài thơ. Thơ cổ của Trung Quốc, Việt Nam - chẳng hạn như Truyện Kiều - và cả trong nền thi ca Tây Phương, thường vay mượn các điển tích xưa để nói lên ý nghĩ của mình.
Đến đây chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu bài thơ thứ ba là bài "Cáo tật thị chúng" của Thiền sư Mãn Giác, thời Lý thế kỷ XI:
Bản gốc tiếng Hán: Dịch âm: Dịch nghĩa (Hoang Phong):
告疾示眾 Cáo tật thị chúng Cáo bệnh với mọi người
春到百花開。 Xuân đáo bách hoa khai. Xuân nay trăm hoa nở.事逐眼前過, Sự trục nhãn tiền quá, Trước mắt việc đời trôi,老從頭上來。 Lão tùng đầu thượng lai. Trên đầu già mất rồi.莫謂春殘花落盡, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,庭前昨夜一枝梅。 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Đêm qua sân trước một cành mai.
Vào tháng 11, cuối năm 1096, bất thần Thiền sư Mãn Giác tập họp các đệ tử cùng những người trong chùa, đọc lên bài thơ này. Sau đó thì Ngài ngồi xuống trong tư thế kiết già lắng sâu vào thiền định và viên tịch. Theo sử liệu là như thế và nếu đúng là như thế, thì nhất định bài thơ trên đây phải là những lời di huấn của Thiền sư Mãn Giác. Người ta thường gọi các bài thơ này là các bài thơ "thị tịch" (示寂): "thị" có nghĩa là nhắn bảo, báo trước, báo cho yên lòng; "tịch" có nghĩa là viên tịch. Dầu sao thì bài thơ này cũng không phải là một bài thơ để rung đùi và ngâm vịnh trong những lúc trà dư tửu hậu, như người ta thường hiểu lầm, chẳng qua vì đó là những lời "tâm huyết" cuối cùng của một nhà sư trước khi ra đi.
Khi đọc lên bài thơ này trước mọi người trong chùa thì Thiền sư Mãn Giác không cho biết tựa của bài thơ là gì. Vào thế kỷ XVIII, tức là bảy thế kỷ sau, dường như Lê Quý Đôn là người đầu tiên đặt tựa cho bài thơ này là "Cáo tật thị chúng" để đưa vào tập "Toàn Việt thi lục" của ông. Thiền sư Mãn Giác không hề "cáo bệnh" hay nói gì về sự viên tịch đột ngột của mình. Thật hết sức khó nắm bắt tư duy và sự quán thấy siêu việt của các nhà sư cao thâm, nhất là quyết tâm rời bỏ thế giới này của họ. Nhiều thiền sư Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và nhất là các nhà sư Tây Tạng kể cả ngày nay, từng viên tịch bằng cách ngồi kiết già và lắng thật sâu vào thiền định.
Khi xướng lên bài thơ trên đây thì Thiền sư Mãn Giác mới 45 tuổi, không phải là một người già, do đó câu thơ thứ tư: "Lão tùng đầu thượng lai"/"Trên đầu già đến nơi rồi" phải chăng có nghĩa là "kiếp nhân sinh này của mình đã cạn". Trong bản tiếng Hán chữ cuối cùng của câu thơ này là chữ "lai" (來), có nghĩa là đến, đến nơi, đã đến lúc... Nếu tra tự điển thì sẽ thấy rằng chữ "lai" có nhiều nghĩa tùy theo vị trí của nó trong câu, chẳng hạn nếu đặt chữ "lai" ở cuối câu thì chữ này sẽ trở thành một trợ từ và có nghĩa là một lời "kêu gọi" hay "thúc dục", thí dụ 歸去來兮/Quy khứ lai hề/Hãy về đi thôi! Điều này cho thấy sự viên tịch của Thiền sư Mãn Giác - dù Ngài không nói ra - là một quyết tâm, một ước nguyện của riêng Ngài. Ngài không nói thẳng ra điều đó mà chỉ khéo léo và kín đáo nêu lên là trên đầu mình mọi sự cho biết đã đến lúc phải ra đi.
Thế nhưng siêu phàm nhất là hai câu thứ năm và thứ sáu trong bài thơ. Câu thứ năm:"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết" cho biết là dù Ngài có ra đi thì đấy cũng không phải là một sự biến mất hoàn toàn và vĩnh viễn. Câu thứ sáu là một lời nhắn nhủ đầy thương cảm và từ bi: "Trông kìa, đêm qua sân trước một cành mai", câu này có nghĩa là Ngài sẽ quay lại với những người chung quanh đang lắng nghe Ngài lúc đó và cả chúng ta hôm nay. Mùa xuân năm ngoái hoa rụng hết, mùa xuân năm nay hoa lại nở. Bài thơ di huấn của Thiền sư Mãn Giác mang rất nhiều ẩn dụ ý nhị và kín đáo là như vậy.
Hai câu thơ đầu tiên là một "tiền đề": "Xuân rồi trăm hoa rụng, Xuân nay trăm hoa nở" nói lên một sự thật, đó là sự xoay vần của thế giới hiện tượng. Sự ra đi của Ngài cũng là một sự thật và cả sự trở về của Ngài trong cái thế giới hiện tượng này cũng vậy, cũng là một sự thật: "Trông kìa đêm qua sân trước một cành mai". Với câu thơ đó không những Ngài đã nói lên với những người chung quanh từ một ngàn mùa xuân trước mà cả với chúng ta hôm nay. Bài thơ "thị tịch" của Ngài đã được không biết bao nhiêu người phiên dịch, ngâm vịnh hay tìm hiểu. Chẳng phải mỗi người trong chúng ta đều được thừa hưởng sự trở về đó của Ngài hay sao?
Qua một góc nhìn khác "trần tục" hơn, thì bài thơ của Thiền sư Mãn Giác cũng đã mở ra cả một khu chợ thật ồn ào và náo nhiệt. Không biết bao nhiêu người tranh nhau "dịch" và "diễn giải" bài thơ di huấn trên của Ngài theo sự uyên bác và hiểu biết của cá nhân mình và mang ra bày bán, chúng ta không sao có thể so sánh, mua hết hay đọc hết được. Nói lên điều đó để hiểu rằng ngay cả bài phỏng dịch đề nghị trong bài viết này cũng chỉ là một sự vay mượn từ các bản dịch đã có từ trước, ngoại trừ hai chữ mới trong câu thứ nhất và thứ hai, là các chữ "rồi" và "nay" thay vì "đi" và "đến" trong hầu các bản dịch đã được tham khảo! Trong bản gốc tiếng Hán thì hai chữ này là "khứ" có nghĩa là đi nhưng cũng có nghĩa là đã qua, chẳng hạn như "khứ niên" là năm ngoái, "khứ nhật" là ngày hôm qua, và "đáo" thì cũng có nghĩa là đi hay đến nơi, chẳng hạn như "đáo gia" là về đến nhà:
Xuân rồi trăm hoa rụng,
Xuân nay trăm hoa nở.
Hai câu trên đây nói lên một cái gì đó đã "chấm dứt" và một cái gì mới sẽ "hiện ra", phản ảnh sự biến động và xoay vần của mọi hiện tượng trên dòng thời gian, trong đó kể cả sự sống. Nếu dịch các chữ "xuân khứ" và "xuân đáo" là "xuân đi" và "xuân đến" thì cũng khá ổn, nhưng cũng chỉ là cách nêu lên một sự kiện hiển nhiên, không cho thấy một sự mạch lạc và liên hệ chặt chẽ nào với câu kết cho biết mùa xuân lại trở về trong đêm. Tóm lại hai câu mở đầu của bài thơ là một sự "chuẩn bị" trước khi đưa đến kết luận. Nói một cách khác theo triết học và luận lý học, thì hai câu đầu tiên là "tiền đề" trong phép tam đoạn luận (trilogy), và câu cuối cùng là kết luận. Do đó cũng xin mạn phép diễn đạt ý nghĩa của bài thơ di huấn của Thiền sư Mãn Giác như sau:
Năm qua trăm cánh hoa đã rụng,Năm nay trăm cánh hoa mới lại nở ra.
Trước mắt bao chuyện đời trôi nhanh,
Giật mình kiếp nhân sinh đã cạn.
Thế nhưng chẳng có gì là chấm dứt mãi mãi cả,
"Đêm qua sân trước một cành mai".
Dưới đây chúng ta sẽ chọn vài bản dịch tiêu biểu với mục đích giúp độc giả tìm hiểu sâu sắc hơn về bài thơ của Thiền sư Mãn Giác:
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)
Xuân đi muôn vạn hoa tàn
Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa.
Việc đời thế sự đi qua
Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương
Chờ cho xuân hết hoa tàn
Đêm qua sân trước nở vàng cành mai.
Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương
Chờ cho xuân hết hoa tàn
Đêm qua sân trước nở vàng cành mai.
HT Thích Thanh Từ (1924-)
Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một cành mai.
HT Thích Tâm Châu (1921-2015)
Xuân đi lưu lại cánh hoa rơi,
Xuân tới trăm hoa nở nụ cười.
Vạn vật thoáng qua rồi mất biến,
Đầu xanh đã điểm nét sương rồi.
Có đâu xuân lụi hoa tàn mãi?
Đêm trước sân cười một nhánh mai.
Xuân tới trăm hoa nở nụ cười.
Vạn vật thoáng qua rồi mất biến,
Đầu xanh đã điểm nét sương rồi.
Có đâu xuân lụi hoa tàn mãi?
Đêm trước sân cười một nhánh mai.
HT Thích Quảng Độ (1928-)
Xuân đi hoa rụng rã rời,
Xuân về hoa nở nụ cười thắm tươi.
Thoáng qua trước mắt việc đời,
Trên đầu mái tóc bạc rồi không hay.
Xuân tàn, hoa hết? Lầm thay!
Đêm qua sân trước nhành mai nở bừng!
Các cách "mô tả" hoa xuân trong hai câu đầu trong các bản dịch trên đây, chẳng hạn như "muôn vạn hoa tàn", "ngập tràn những hoa", "trăm hoa cười", "hoa nở nụ cười", "hoa rụng rã rời", "hoa nở nụ cười thắm tươi"..., dường như không trung thực với bản gốc, cũng không phù hợp với ý nghĩa "nghiêm chỉnh" hơn của những lời "thị tịch" của Thiền sư Mãn Giác. Các sự thêm thắt và lệch lạc đó đã đánh lạc hướng chủ đích của bài thơ.
Các nhận xét trên đây cho thấy ngôn từ và các quy ước rập khuôn và công thức có thể đánh lừa tư duy và sự nhận thức của chúng ta. Nói chung các bản dịch thường thấy chưa phản ảnh được ý nghĩa sâu xa và kín đáo trong những lời "di huấn" của Thiền sư Mãn Giác. Sự phân tích, cách lập luận, sự phản biện và các giả thuyết phải liên tục đánh đổ nhau để mang lại sự hiểu biết và tiến bộ, đó là nguyên tắc chung trong việc khảo cứu, nhất là trong lãnh vực khoa học. Vì vậy, nếu độc giả không tán đồng bất cứ một quan điểm nào trong bài viết này thì hãy cứ xem quan điểm đó đơn giản là một giả thuyết, hầu tìm cách đưa ra các giả thuyết mới. Đối với bất cứ lãnh vực hiểu biết nào: dù là khoa học, văn hoá, chính trị và cả tín ngưỡng, nếu khăng khăng tự cho mình là đúng, thì nhất định sẽ khó tránh khỏi sự sa lầy, bế tắc và tình trạng nghèo nàn về mọi mặt.
Kết Luận
Trong bài thơ trên đây, Goethe nhân cách hóa mùa xuân, biến mùa xuân thành một người con gái, và "tưởng tượng" người con gái ấy là người tình của mình, yêu mình như chính mình yêu người tình ấy của mình. Thật rõ ràng đó là một sự bám víu phát sinh từ bản năng truyền giống. Goethe viết bài thơ này khi ông còn là một thanh niên 22 tuổi, tràn đầy sức sống.
Sầm Tham đứng trước một khung cảnh hoang liêu, tiếc thương cho một thời xa xưa vàng son và nhộn nhịp. Một niềm hoài cảm man mác dâng lên trong lòng mình. Xuân về, trước mặt mình muôn hoa nở rộ, thế nhưng người xưa đâu tá? Các xúc cảm sâu xa và ray rứt đó phát sinh thật kín đáo từ bản năng sợ chết. Sầm Tham viết bài thơ này khi ông còn là một "thư sinh" 27 tuổi chưa có nhiều danh vọng, hai năm sau đó ông mới thi đỗ tiến sĩ và ra làm quan. Bản năng sợ chết đôi khi phát sinh rất sớm.
Thiền sư Mãn Giác "không sợ chết", cũng không bị thúc dục bởi miếng ăn và bản năng truyền giống. Điều đó thật hết sức hiển nhiên, là người tu hành tất nhiên ông đã vượt lên trên tất cả các thứ bản năng. Phải chăng sau khi lưu lại vài vần thơ "thị tịch" tạm biệt những người chung quanh, thì người tu hành đó, vị Bồ-tát đó đã ngồi xuống để tiếp tục sứ mạng của mình xa hơn và to rộng hơn nữa trên Con Đường mà mình đã chọn? Thế nhưng tiếc thay, dường như không mấy người trong chúng ta hiểu được những lời di huấn đó của Ngài.
Ba bài thơ trên đây cho thấy ba cấp bậc xúc cảm khác nhau. Cấp bậc thứ nhất là bài thơ của Goethe, biểu trưng cho một nền tư tưởng và văn hóa thiết thực, trực tiếp và nhiều tham vọng của thế giới Tây phương.
Cấp bậc thứ hai, qua bài thơ của Sầm Tham, nêu lên các xúc cảm sâu xa và "thoát tục" hơn, ảnh hưởng bởi nền văn hóa mang nặng tư tưởng Khổng giáo và Lão giáo.
Cấp bậc thứ ba cao siêu hơn cả, biểu trưng bởi những lời "thị tịch" thật kín đáo, thanh thản và sáng suốt, phản ảnh một nghị lực vô song và một lòng từ bi vô biên của một nhà sư: "Dù ta ra đi, thế nhưng hãy trông kìa, đêm qua sân trước một cành mai".
Trong cả ba bài thơ, mùa xuân chỉ là hậu cảnh, một phương tiện chuyển tải các xung năng và ước nguyện phát lộ từ bên trong tâm thức của mỗi con người. Vậy chúng ta hãy thử nhìn vào bên trong chúng ta, ở nơi thật sâu kín của tâm thức và con tim mình, xem những ước nguyện nào và những nghị lực tinh khiết nào đang thúc đẩy chúng ta.
Bures-Sur-Yvette, 09.02.19
(Mùng 5 tháng Giêng - năm Kỷ Hợi)
Hoang Phong (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)