Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Cảnh báo lớn của cơ thể khi "hôi miệng"

Theo tổng kết nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nha khoa, hiện nay trên thế giới có 80 triệu người mắc chứng hôi miệng. Tình trạng này không chỉ gây mất tự tin khi giao tiếp mà còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo tổng kết nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nha khoa, có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc chứng hôi miệng mãn tính. Nó không chỉ làm mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp và tâm lý của người bệnh. Chứng hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng. 80% hiện tượng này xuất hiện là do các vấn đề về răng miệng, như sâu răng, bựa lưỡi, bệnh nha chu… Tuy nhiên, 15-20% là do các yếu tố khác như bệnh tiểu đường, táo bón lâu năm.
Do đó, thay vì tìm kiếm một phương thuốc hoặc dựa vào nước súc và xịt miệng để khắc phục tạm thời, tốt nhất bạn nên hiểu nguyên nhân, sau đó sẽ không cần vất vả đi áp dụng các loại phương pháp khắc phục mà không thấy hiệu quả. Theo tổng hợp của bác sỹ nha khoa, dưới đây là 6 cảnh báo của cơ thể khi bị hôi miệng và cách giải quyết.
6 cảnh báo của cơ thể khi miệng hôi và cách khắc phục
1. Miệng thi thoảng bị hôi
Nếu thi thoảng miệng bị hội do tối hôm trước ngủ không ngon hoặc chức năng tiêu hóa tạm thời có vấn đề ví dụ tiêu chảy, viêm dạ dày cấp tính, khó tiêu… thông thường chỉ cần ngủ đủ giấc, uống men tiêu hóa là có thể cải thiện tình hình. Ngoài ra, nếu tần suất mắc bệnh quá cao hãy cẩn thận bởi đó có thể là một cảnh báo từ cơ thể.
2. Do các vấn đề răng miệng
Khi phát hiện bị hôi miệng, trước tiên cần tới nha sĩ thăm khám xem có phải do mắc các bệnh lý liên quan hay không. Nếu không có, họ sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra chuyên sâu hơn. Thông thường các vấn đề thường gặp gây hôi miệng bao gồm sâu răng, bệnh nha chu, viêm nướu, vệ sinh không đúng cách… tất cả đều góp phần làm vi khuẩn phát triển và miệng có mùi. Nếu răng không khỏe, thường bị viêm, có thể trộn 3 giọt dầu trà, một giọt tinh dầu bạc hà vào 250cc nước lạnh súc miệng ba lần một ngày.
Ngoài ra, loét miệng cũng là một lý do, nguyên nhân gây loét chủ yếu là do thể chất hoặc thiếu dinh dưỡng. Nhóm người này nên dùng kem bôi miệng và bổ sung các loại vitamin nhóm B.
Khô miệng cũng có thể gây hôi, chẳng hạn như mất ngủ thời gian dài, người già tiết ít nước bọt, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đều có thể mắc. Nhóm người này nếu uống đủ nước và nhai kẹo cao su không đường mức độ vừa đủ có thể cải thiện. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể dùng các sản phẩm từ đậu nành để tăng hàm lượng isoflavone trong cơ thể.
 
80% nguyên nhân hôi miệng là vì vấn đề răng miệng, 20% còn lại là do các nhân tố khác như bệnh tiểu đường… (Ảnh: epochtimes.com)
3. Các bệnh về khí quản
Các vấn đề về khí quản như viêm phế quản mãn tính, có khối u ở phế quản… đều có thể làm miệng hôi. Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo, ngoài việc trị bệnh hằng ngày nên dùng thêm các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và vitamin C, E và beta carotene như cà rốt, mầm lúa mì để cải thiện triệu chứng.
4. Bệnh về đường tiêu hóa
Mất cân bằng chức năng đường tiêu hóa cũng có thể gây hôi miệng. Các tình trạng phổ biến bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, nhiễm trùng Helicobacter pylori, đầy hơi và táo bón. Ví dụ, đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, do trào ngược axit gây ra vị chua khó chịu trong miệng. Ngoài điều trị y tế, nên thay đổi thói quen ăn uống, giảm ăn các loại đồ ngọt và thực phẩm cay nóng.
Nguyên nhân chủ yếu lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori do chế độ ăn uống bất thường hoặc bị lây nhiễm từ người khác. Ngoài điều trị triệu chứng bệnh, nên điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tốt nhất nên phát triển thói quen không sử dụng chung đũa, thìa để giảm nguy cơ lây nhiễm lẫn nhau. Ngoài ra, đầy hơi sẽ gây ra ngáy và khi đó khí trong dạ dày sẽ truyền lên đến miệng và gây hôi. Những người dễ bị đầy hơi nên tránh ăn các thực phẩm dễ sinh khí như súp lơ, đậu, khoai lang. Nếu cần thiết, có thể kết hợp sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa để giảm chứng đầy hơi.
Táo bón thường xuyên cũng có thể làm hơi thở có mùi. Nguyên nhân chủ yếu là do chất độc không thể thải hết ra ngoài làm dẫn đến mùi hôi trong đường tiêu hóa. Cách điều trị cơ bản là thường xuyên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ và uống đủ nước để cải thiện vấn đề táo bón. Nếu nặng có thể dùng sản phẩm hỗ trợ thúc đẩy nhu động đường ruột.
5. Mắc bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu của nhóm người này cao hơn nhiều so với người bình thường, nên cũng dễ làm vi khuẩn phát triển từ đó gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng và bệnh nha chu, từ đó dẫn đến hôi. Để cải thiện tình trạng này cần bắt đầu từ việc kiểm soát lượng đường trong máu.
6. Các nguyên nhân khác
Suy gan, xơ gan, suy thận, khả năng thải độc của cơ thể kém, dù có dùng nước súc miệng, kẹo cao su hay trà xanh miệng đều tự nhiên bốc mùi khó chịu. Sau khi phát hiện các cảnh báo từ cơ thể khi miệng có mùi chúng ta có thể kịp thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
Do đó, bạn nên thường xuyên đi khám răng miệng để phát hiện kịp thời và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho cơ thể.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung Kiên Định biên dịch