Trong
cuộc sống, học một kỹ năng mới không chỉ có thể đề cao bản thân, mà
tương lai còn có thể khai phá khả năng của chính mình, tăng lòng tự tin
và tiến tới thành công.
Trên tạp chí Forbes, Travis Bradberry đã liệt kê 7 điều quan trọng trong cuộc sống mà một khi đã học rồi thì sẽ dùng được cả đời, đồng thời cũng có thể cải thiện thái độ và tinh thần học tập của bạn.
1. Học cách im lặng
Tuy
rằng nói ra những suy nghĩ trong lòng với người khác một cách cởi mở có
thể sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm, giống như bỏ xuống được tảng đá
trong lòng vậy, nhưng cảm giác này chỉ là tạm thời.
Trong
bất cứ cuộc xung đột nào, những cảm xúc không thể khống chế được sẽ
khiến bạn dễ trở nên cố chấp, đôi bên khó mà trao đổi, hòa hợp được, mối
quan hệ cũng có thể vì việc này mà bị tan vỡ. Còn khi bạn thử hiểu và
quản lý cảm xúc của mình, bạn sẽ có thể đối diện với xung đột một cách
lý tính và tập trung vào việc giải quyết vấn đề giữa đôi bên một cách
bình tĩnh. Vì thế, hãy học cách im lặng, suy nghĩ nhiều lần trước khi mở
miệng nói.
2. Tăng trí tuệ cảm xúc (EQ)
Chỉ
số trí tuệ cảm xúc ( Emotional intelligenc) cao hay thấp cho thấy chúng ta có khả năng hiểu và
quản lý cảm xúc của bản thân cũng như của người khác và dùng điều này
vào việc khống chế hành vi của bản thân và cân đối các mối quan hệ. Kết
quả của các cuộc nghiên cứu nhiều năm qua cho thấy, “chỉ số EQ” là sự
khác biệt quan trọng giữa người có biểu hiện xuất sắc với những người
khác, bởi vì họ có thể chuyên tâm cho một mục tiêu nào đó và có được
thành tựu đáng kinh ngạc.
TalentSmart
đã làm một cuộc thử nghiệm EQ và 33 kỹ năng làm việc quan trọng khác,
họ nhận ra rằng “EQ” có thể dự đoán được biểu hiện trong công việc của
các nhân viên tại sở làm, và 90% người biểu hiện xuất sắc có EQ khá cao.
Số
liệu thống kê cũng cho thấy rằng nhân viên có EQ cao mỗi năm kiếm được
nhiều hơn 29.000 USD so với những nhân viên có EQ thấp, và chỉ số EQ của
một người hễ tăng 1 điểm thì mức lương bình quân một năm sẽ tăng thêm
1.300 USD.
Tăng
chỉ số EQ không chỉ có thể khiến bạn có được thành tựu trong công việc
mà cũng có thể giúp bạn bảo trì niềm vui, không dễ dàng bị tác động bởi
những cảm xúc tiêu cực.
3. Quản lý thời gian
Chúng
ta thường hay dành rất nhiều thời gian và tinh lực cho những việc cấp
bách mà đôi khi bỏ qua những điều thật sự quan trọng.
Một
ngày trôi qua, cuối cùng sau khi bạn đánh dấu vào tất cả các nhiệm vụ
cần làm trên danh sách thì mới phát hiện cả ngày mình chỉ toàn làm những
việc gấp gáp và không quan trọng cho lắm, mà hoàn toàn không phân chia
công việc nặng nhẹ.
Vì
vậy, lên kế hoạch trước khi làm việc và sử dụng thời gian một cách hiệu
quả có thể giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu mỗi ngày và cũng có thể
dùng thời gian và sức lực vào những việc thật sự quan trọng, cố gắng làm
tốt hơn.
4. Lắng nghe
Khi
chúng ta lắng nghe người khác nói, thật ra đa phần đều đang tự suy nghĩ
xem bản thân mình nên nói gì tiếp theo mà không hề chú ý từng câu từng
chữ mà người kia nói. Nhưng lắng nghe thì nên chú trọng việc hiểu suy
nghĩ của đối phương chứ không phải cứ luôn phân tâm suy nghĩ nên trả lời
thế nào.
“Lắng
nghe” là kỹ năng đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao tiếp, chúng ta
cũng có thể rút ra được kinh nghiệm từ những lời người khác nói và nâng
cao bản thân. Và ngoài từng lời từng chữ nói ra, giọng điệu, cử chỉ và
ẩn ý trong lời nói cũng có thể bộc lộ một chút thông tin, vì thế luyện
tập khả năng quan sát cẩn thận và chú ý lắng nghe có lợi cho chúng ta
trong các mối quan hệ giao tiếp.
5. Biết khi nào nên nói “không”
Một
nghiên cứu của trường Đại học California phân hiệu San Francisco cho
thấy, khi bạn càng khó nói “không” với người khác thì bạn càng dễ phải
chịu áp lực, kiệt sức, thậm chí là u uất.
Dũng
cảm từ chối những nhiệm vụ mới mà cấp trên, người thân hoặc bạn bè nhờ
vả có nghĩa là bạn càng có thể tập trung vào công việc đang làm và cũng
làm tốt hơn.
Khi
bạn học được cách nói không và thoát ra khỏi những ràng buộc không cần
thiết, thì bạn có thể dành nhiều thời gian và sức lực hơn vào những việc
quan trọng hơn trong cuộc sống như ở bên người thân bạn bè, tham gia
những hoạt động giúp bạn thư giãn v.v…
6. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt
Chúng
ta đều biết rằng ngủ ngon có lợi ích cho não. Nghiên cứu của Đại học
Rochester đã chứng minh “chất lượng giấc ngủ” có tác dụng tốt đối với
tình trạng thể chất và tinh thần của cơ thể. Khi một người ngủ đủ và
ngon thì não của họ có thể loại bỏ protein độc hại một cách hiệu quả.
Nếu
chúng ta luôn thức đêm hay ngủ không ngon, lượng protein có hại sẽ tích
lại trong não và dần dần làm tổn thương đến khả năng xử lý thông tin và
giải quyết vấn đề của bạn, có thể giết chết tư duy sáng tạo, thậm chí
làm tăng phản ứng cảm xúc. Vì vậy, bồi dưỡng thói quen ngủ có quy luật
và đủ giấc sẽ rất hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
7. Duy trì sự lạc quan
Một
người bi quan luôn tưởng tượng ra những nguy cơ và nguy hiểm tiềm ẩn
với những suy nghĩ tiêu cực. Họ không dám làm gì và sợ thất bại.
Người
lạc quan xem thất bại như một cơ hội để học hỏi. Họ hiểu rằng không có
sự tiến bộ nào mà không cần phải nỗ lực. Họ chấp nhận những khó khăn bất
trắc và bỏ công sức tìm cách khắc phục cho những tính toán sai lầm hay
những thất bại đã qua.
Những
người lạc quan nhận thấy không phải điều gì cũng ở trong tầm kiểm soát,
nhưng họ tập trung tận lực để làm tốt một việc bất kể ở hoàn cảnh nào.
Đông Phương / trithucvn/anle20