1. Các vấn đề về thần kinh
Phần màu cam được tô đậm ở tay trong hình dưới đây dùng để biểu thị cảm giác tê cứng ở tay. Nếu tay chúng ta bị tê tập trung ở ngón áp út và ngón út thì bạn có thể thử lấy một tờ giấy sau đó thử dùng lần lượt 5 ngón tay để kẹp chặt tờ giấy đó, từ đó chúng ta có thể kiểm tra được lực ở 5 ngón tay; Hoặc là chúng ta cũng có thể dãn 5 ngón tay về phía ngoài để thử xem lực ở các ngón có đủ mạnh không.
2. Tê một bên tay, hãy cảnh giác bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nếu một bên cánh tay, ngón tay của chúng ta thường xuyên bị tê vậy thì có khả năng là do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên, thường thì loại tê này thuộc loại mãn tính, thường xuyên phát tác, đồng thời đi kèm với tê tay chúng ta sẽ có cảm giác đau nhức, tê cứng phần xương bả vai.
3. Tê tay, chân hãy cẩn thận với bệnh thoái hóa cột sống
Chứng tê chân tay mà bệnh thoái hóa cột sống gây nên chủ yếu là do các biến đổi bệnh lý của chứng thoái hóa cột sống khiến phần tay, chân xuất hiện cảm giác tê cứng. Tình trạng tứ chi tê không tập trung này là do khu vực thần kinh phải chịu kích thích, ví dụ như các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Phần đĩa đệm đè lên các dây thần kinh có thể khiến cho các hoạt động của con người trở nên khó khăn hơn, thậm chí là cơ thể không làm chủ được hành vi đại tiểu tiện,…
4. Các ngón tay tê cứng có thể là do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là thuật ngữ các nguyên nhân như cổ tay bị thương, gãy xương cổ tay, thoát vị, bong gân hoặc là lao động quá sức. Hội chứng này dẫn đến các dây chằng cổ tay ngang dày lên, các gân trong ống cổ tay bị sưng phù, các cơ quan bị tụ máu khiến cho các tổ chức trong ống tay bị biến tính hoặc là xương cổ tay thoái hóa tăng sản dẫn đến chu vi bên trong ống tay bị thu nhỏ lại, từ đó đè lên các dây thần kinh chính giữa dẫn đến các chứng bệnh với biểu hiện chủ yếu là ngón tay tê cứng, mất sức.
5. Tê ở một bên tay, chân thì có thể là các triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu não
Nếu như tay chân của một bên cơ thể bị tê nhưng nửa bên kia lại không có hiện tượng gì thì chúng ta nên cảnh giác bởi đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của chứng nhồi máu não. Loại tê chân tay do nhồi máu não gây nên thường là cấp tính, đồng thời triệu chứng này thường đi lèm với các biểu hiện như rối loạn ngôn ngữ, nửa chân, tay hoạt động khó khăn,… Do đó nếu gặp phải trường hợp này bạn cần tới bệnh viện khám chữa ngay lập tức.
6. Chứng tê đối xứng, nên cẩn thận với các biến chứng của bệnh tiểu đường
Các biến chứng thần kinh xung quang do bệnh tiểu đường gây nên thường kèm theo các cơn đua mang tính đối xứng và cảm giác bất thường, những triệu chứng thường gặp ở chân nhiều hơn ở tay. Các cảm giác bất thường ở đây có thể là tê, chân tay có cảm giác như kiến bò, nóng bức, có cảm giác như điện giật, thường thì các triệu chứng này sẽ đi từ ngón chân lên đầu gối, khiến người bệnh có cảm giác khác thường như cơ thể đang đi tất và đeo găng tay vậy.
7. Tê chân tay hãy cẩn thận với các khối u.
Nếu người già xuất hiện các cơn tê tay, chân mãn tính trong một khoảng thời gian dài mà không thuyên giảm thì nên cân nhắc tới việc các triệu chứng này là do khối u ác tính gây nên. Các khối u ở giai đoạn cuối do chịu ảnh hưởng của các bộ phận ở xa sẽ sản sinh ra các triệu chứng thần kinh tương ứng ví dụ như chân tay tê mỏi, mất sức, đi đứng không vững,…
Do đó, nếu đi khám mà không tra ra được các nguyên nhân thường gặp thì nhất định phải tiến hành kiểm tra toàn diện ví dụ như kiểm tra gan, dạ dày, máu,… Nữ giới phải đặc biệt chú ý kiểm tra buồng trứng và tuyến sữa để kịp thời phát hiện và chữa trị các khối u.
Tổng hợp