Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

10 nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, bệnh này gây ra triệu chứng ợ nóng, rát khó chịu. Cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, trong thời gian ngắn, không kèm theo triệu chứng khác và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày – thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên làm thực quản bị tổn thương.

Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày
1. Nằm ngay sau khi ăn: Khi bạn nằm xuống ngay sau bữa ăn, axit hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa có xu hướng tăng lên và có thể di chuyển ngược lại thực quản.
2. Béo phì: Có thể liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược axit dạ dày. Mỡ tích tụ quanh vùng bụng gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến việc axit bị đẩy ngược trở lại thực quản, gây ra cảm giác nóng bỏng.
3. Ăn đêm: Thông thường, axit được sản xuất trong dạ dày khi chúng ta tiêu hoá một bữa ăn. Khi chúng ta ăn thức ăn vào giờ đi ngủ. Như vậy ta sẽ đi ngủ với rất nhiều axit được sản xuất trong dạ dày. Các axit này có thể bị đẩy ngược lên thực quản (trào ngược axit).
4. Thức ăn cay: Các thức ăn cay dẫn đến sản xuất nhiều axit trong dạ dày và tạo áp lực lên cơ vòng thực quản. Điều này có thể trực tiếp dẫn đến trào ngược axit. Các thực phẩm khác có thể gây trào ngược axit là trái cây có múi (cam, chanh, bưởi), thực phẩm có chất béo, sôcôla (chứa methylxanthine có thể làm giãn cơ vòng thực quản), bạc hà, tỏi, hành, cà chua …
5. Đồ uống: Một số đồ uống như trà, cà phê, rượu, soda… có thể gây ra trào ngược axit. Lý do là những thức uống này có xu hướng làm yếu cơ dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Kết quả là cơ này không thể ngăn chặn dòng chảy của axit từ dạ dày đến thực quản và gây ra trào ngược axit.
Hình ảnh mô tả bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. (Ảnh: Gastosic)
6. Hút thuốc: Nicotine là một thành phần chính của thuốc lá, nó cũng nằm trong danh sách những thứ làm giãn cơ vòng thực quản và làm tăng nguy cơ đẩy ngược axit trong dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, thuốc lá có xu hướng làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt có một chất trung hòa axit quan trọng gọi là bicarbonate, giúp giảm trào ngược axit dạ dày. Khi người hút thuốc giảm tiết dịch này, họ dễ bị trào ngược axit hơn.
7. Một số loại thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp nhất định có xu hướng tạo ra nhiều axit hơn trong dạ dày. Đồng thời các loại thuốc này cũng làm giảm dung tích van phân cách đường ống thực quản và dạ dày, do đó trực tiếp dẫn đến trào ngược axit.
8. Có thoát vị hiatal: Các bệnh nhân thoát vị hiatal (thoát vị cơ hoành) có nguy cơ cao mắc căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
9. Mang thai: Khi mang thai làm tăng áp lực bụng đó là nguy cơ gây nên trào ngược dạ dày thực quản ở bệnh nhân nữ.
10. Mang vác nặng: Nâng vật nặng, một nguyên nhân gây áp lực bụng, đặc biệt sau khi ăn no sẽ không tốt vừa dễ đau dạ dày và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Vướng nghẹn: Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở vùng xương ức, đôi khi cảm giác này lan lên cổ họng. Triệu chứng hay gặp nhiều vào buổi sáng sau khi đánh răng.
  • Ho khan hoặc thở khò khè
  • Khàn giọng: Đau họng, viêm họng mãn tính, khàn tiếng, nhiều đờm, đặc biệt vào buổi sáng khi mới ngủ dậy… Những triệu chứng này đều có thể xuất hiện khi dịch trào ngược dâng xa lên tới tận phần họng, thanh quản.
  • Hôi miệng: Khỏi phải nói về sự bất tiện của triệu chứng này rồi. Đây cũng là một triệu chứng dai dẳng, khó điều trị trong bệnh trào ngược, tương tự như triệu chứng vướng nghẹn ở trên.
  •  
Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Sâu răng có thể là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. (Ảnh: Pixabay)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

  • Viêmthực quản: Do dịch axít trào ngược và kích thích làm thực quản bị kích ứng gây viêm
  • Xuất huyết thực quản, hoặc loét do viêm thực quản mãn tính
  • Sẹo thực quản, có thể khiến thực quản bị thu hẹp và nuốt khó hơn
  • Sâu răng
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Các vấn đề hô hấp, bao gồm ho, khàn giọng, thở khò khè, viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, và viêm phổi
  • Barrett thực quản là tình trạng tiền ung thư thực quản. Khoảng 10% những người bị barrett sẽ tiến triển thành ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả.
  • Ung thư thực quản: Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và có tỉ lệ tử vong cao. Các triệu chứng bao gồm: Khó nuốt, nuốt đau, ho khi nuốt, đau sau xương ức, đau lưng, ngực, buồn nôn, nôn ra máu, do khối u xâm lấn vào khí quản gây viêm phổi…
  •  
Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đối với những bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì không nhất thiết phải tới bác sĩ, bỏi lẽ các triệu chứng trên sẽ hết sau thời gian ngắn, nhưng các dấu hiệu bệnh ngày càng nặng lên thì nhất thiết phải đi khám bệnh có phương pháp kiểm tra cụ thể, các phương pháp bao gồm:
  • Nội soi dạ dày thực quản
  • Chụp X quang dạ dày, tá tràng
  • Đo áp lực thực quản
  • Đo độ pH của thực quản trong vòng 14 giờ
Biện pháp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản
– Không nên ăn quá no và làm viêc nặng sau khi ăn.
– Không nên ăn xong nằm ngay, và nên nằm đầu cao hơn so với chân khoảng 10cm.
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm chua, cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh ăn nhiều trái cây chua như cam, chanh, dưa muối…
– Vận động cơ thể thường xuyên tránh béo phì, vận động tùy theo thể lực để giảm nguy cơ gây nên các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch…
– Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc và thay đổi thuốc.
– Có lối sống lành mạnh, tư tưởng luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống. Tránh stress là điều hết sức quan trọng. Bởi lẽ khi tư tưởng luôn bị áp lực sẽ tạo ra bệnh tật.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trước tiên người bệnh cần thay đổi lối sống. Các bệnh nhân nên tránh thực phẩm ảnh hưởng đến áp lực cơ thắt thực quản dưới hoặc kích thích thực quản. Bao gồm các thức ăn cứng hoặc có nhiều mỡ, cà phê, các đồ uống có cồn, các sản phẩm cà chua, nước cam quýt, kẹo bạc hà, đồ uống cô la, sôcôla. Ăn quá no, nặng cân… Sau đó, nếu tình trạng không cải thiện, cần đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vẫn sử dụng thuốc hợp lý.
Bác sĩ sẽ theo dõi bệnh lý của người bệnh và có đơn thuốc cụ thể cho từng bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được tái khám theo lịch hẹn. Lối sống và các biện pháp phòng ngừa bênh tật vẫn là điều quan trọng nhất mà mỗi người cần thực hiện.
Thái Sơn/ dkn.tv