Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Thuốc Aspirin, Một Muỗng Muối, Và 10 Ngàn Bước Chân




1. Uống thuốc Aspirin không có lợi cho người cao tuổi
Nhiều triệu người trên thế giới đang uống thuốc Aspirin mỗi ngày để giảm nguy cơ bị 
bệnh tim mạch, bệnh ung thư các loại và cả khả năng tránh bị bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên
, có phải lúc nào cũng đúng như thế hay không?

Một nghiên cứu mới đây, với kết quả đăng trên tờ báo y khoa New England Journal of 
Medicine cho thấy uống thuốc Aspirin liều lượng thấp không có lợi ích thực tiển cho 
người cao tuổi, vốn đã mạnh khỏe, ít bệnh tật. Nghiên cứu nầy theo dõi trên 19,000 người
 trên 65 tuổi ở hai nước Mỹ và Úc.

Tuy có nhiều bằng chứng cho thấy, uống thuốc Aspirin mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tái 
phát cho những người đã từng bị đột quỵ tim hoặc bị tai biến não do bị nghẽn mạch 
máu não, nhưng thuốc không tăng tuổi thọ cho người trên 70 tuổi.

Sau 5 năm theo dõi, những người tham gia cuộc nghiên cứu này, cho dù uống thuốc 
Aspirin mỗi ngày, vẫn không giảm nguy cơ bị đột quỵ tim hay bị tai biến não, hoặc sống
 lâu hơn mà không bị mất trí nhớ. Cho những người cao tuổi, tương đối mạnh khỏe, nguy
 hiểm của việc uống thuốc có thể xảy ra, cụ thể là việc chảy máu đường ruột. Riêng 
với những người trên 73 tuổi, thuốc Aspirin còn tăng nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư ruột 
già, một tí tị so với người không uống thuốc: 5.9% so với 5.2%.
Điều nầy có nghĩa là, hàng triệu người cao tuổi, trên 65, trên toàn thế giới đã và đang
 uống thuốc Aspirin mà không có lợi ích gì cả.


Bài học rút tỉa ở đây là, trên 70 tuổi, thất thập cổ lai hy, thì nên tránh sử dụng nhiều 
thuốc men không cần thiết. Trong các bệnh “ba cao một thấp,” có lẽ thuốc quan trọng 
nhất phải uống thường xuyên là thuốc trị cao huyết áp. Phần còn lại, tăng cường vận 
động có thể giảm thiểu tối đa bệnh tật. Vận động tốt nhất cho người cao tuổi là đi bộ.

Uống thuốc Aspirin không có lợi cho người cao tuổi. (Hình minh họa: Getty Images)


2. Đi bộ bao nhiêu thì đủ?
Cách đây 10 năm tôi tình cờ đọc một bài báo trong khi đi máy bay qua Hồng Kông. Nội 
dung bài báo nói về chuyện đi bộ 10 ngàn bước mỗi ngày của các cụ người Nhật và những 
kết quả tốt về sức khỏe thu lượm được. Thế là từ ấy, tôi quyết tâm đạt cho được chỉ tiêu
10 ngàn bước mỗi ngày.


Trong những năm gần đây, “luật” đi bộ 10 ngàn bước mỗi ngày đã hằn sâu vào nếp sống
 vui sống khỏe trên toàn thế giới. Hàng triệu người mang FitBit hay các dụng cụ tương tự 
để đếm bước chân khi đi bộ.

Con số 10 ngàn bước thật ra không dựa trên một bằng chứng khoa học nào cả, mà xuất
 phát từ một quảng cáo khoảng thập niên 1960 bên Nhật. Lợi dụng thời điểm Thế Vận 
Hội Tokyo năm 1964, hãng Yamasa ra đời thiết bị đếm bước hân, tiền thân của Fitbit ngày
 nay, tên gọi là “manpo-kei,” dịch nghĩa là “thước đo 10 ngàn bước chân.”
Một thời gian sau đó, một nghiên cứu của trường đại học Kyushu University of 
Health and Welfare, cho thấy trung bình một người Nhật đi bộ khoảng 3,500 đến 5,000 
bước chân mỗi ngày và nếu con số này tăng lên đến 10,000 thì nguy cơ bị bệnh tim mạch có thể giảm đi. Thế là tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, cũng như Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Bộ
 Y Tế Hoa Kỳ đề xuất ra chỉ tiêu 10 ngàn bước chân mỗi ngày.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy con số bước chân nỗi ngày để đủ giảm nguy cơ bệnh 
tật về tim mạch, tiểu đường, ung thư, nằm trong khoảng từ 6,000 đến 8,000 bước chân. 
Nếu đi bộ trong vòng 30 phút mỗi ngày sẽ đi khoảng 7,500 bước chân.

Một khuyết điểm khác của luật 10 ngàn bước chân mỗi ngày còn tùy thuộc vào tốc độ đi 
nhanh hay chậm. Đi nhanh một tí, tăng nhịp tim trên mức bình thường có thể quan trọng
 hơn là tổng số bước chân. Nhanh bao nhiêu thì đủ? Theo ước tính, tốc độ lý tưởng tối 
thiểu là 100 bước mỗi phút.

Nói chung, đi bộ càng nhiều càng giảm cân và giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Những
 người đi bộ dưới 5,000 ngàn bước mỗi ngày dễ bị tăng cân, dễ bị bệnh xốp xương, yếu 
bắp thịt, và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chưa quen đi bộ thì cũng nên cẩn thận không
 nên làm quá sức mình để đạt cho được 10,000 bước mỗi ngày.

3. Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày thì vừa đủ?
Trong nhiều thập niên qua, lời khuyên cử muối có thể không đúng, dựa trên các nghiên 
cứu gần đây. Khi theo dõi trên 95,000 người, cho thấy, mỗi ngày có thể ăn khoảng 2 
muỗng rưỡi muối vẫn không có ảnh hưởng đến áp suất máu.
Trong khi đó lời khuyên hiện nay là dưới một muỗng muối, tức là 5 gram muối mỗi ngày. 
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO còn khuyên nên giới hạn xuống nửa muỗng muối mỗi ngày 
để tránh bệnh cao huyết áp và tai biến não.

Trên thực tế, 90% dân số thế giới ăn khoảng dưới một muỗng muối mỗi ngày, chỉ trừ có 
dân Châu Á, vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Người Việt Nam có thể 
nói là một trong những dân tộc ăn mặn nhất thế giới vì sống gần biển và có một bờ biển 
khá dài so với mật độ dân số.

Cho dù nghiên cứu nầy cho thấy ăn mặn gấp đôi tiêu chuẩn cũng không hề hấn gì, nhưng 
đối với người Việt Nam thì nên trừ hao, vì chỉ trong khoảng năm giọt nước mắm đã c
ó tương đương khoảng ¼ muỗng muối, và tỉ lệ phần trăm người Việt bị bệnh cao huyết áp
 rất cao, cũng vì ăn mặn.

BS Hồ Ngọc Minh/ nguoiphuongnam