Có thật sự an toàn cho sức khỏe chúng ta khi ăn thức ăn vừa bị rơi xuống đất chưa tới 5 giây? Chương trình How to Stay Well của kênh truyền hình Anh Channel 4 vừa tiến hành những thử nghiệm về vấn đề sức khỏe gây nhiều tranh luận này.
Chương trình đã cùng Tiến sĩ Javid Abdelmoneim mang một cái bánh kem mua
ở tiệm đến nhà người bạn của ông là bà Anna để tiến hành cuộc thử
nghiệm nhằm tìm ra đáp án cho câu hỏi ăn thực phẩm rơi xuống đất có thực
sự an toàn cho sức khỏe của chúng ta hay không
Ông
Abdelmoneim thả vài miếng bánh trên sàn nhà bếp và trên vỉa hè bên
ngoài ngôi nhà của bà Anna để tìm hiểu xem vị trí làm rơi thức ăn ảnh
hưởng đến số lượng vi khuẩn bám vào thực phẩm như thế nào.
Lần
đầu, ông Abdelmoneim để những miếng bánh trên sàn và trên vỉa hè trong 5
giây. Sau đó, ông lại để rơi những miếng khác và để chúng lại trên sàn
và vỉa hè trong 30 giây để xem liệu thời gian rơi có ảnh hưởng đến mức
độ nhiễm bẩn của thực phẩm.
Từng
miếng bánh được nhặt lên và đặt vào đĩa để kiểm tra. Giáo sư Laura
Bowater đến từ Đại học East Anglia là người thực hiện các xét nghiệm.
Trước hết, Giáo sư Bowater nói rằng những cuộc nghiên cứu đã được thực
hiện cho thấy những loại thực phẩm ẩm có khả năng bám vi khuẩn nhiều hơn
là thực phẩm khô.
Sau
đó, họ quan sát hình ảnh hiển thị vi khuẩn bám trên những miếng bánh đã
được để rơi trên đất 5 giây và 30 giây. Cả hai đều có cùng một lượng vi
khuẩn. Giáo sư Bowater giải thích: “Điều này là do vi khuẩn bám vào
thực phẩm gần như ngay lập tức khi nó vừa chạm vào”.
Tuy
nhiên, vị trí mà miếng bánh rơi lại có tác động lớn. Miếng bánh rơi
trên vỉa hè bị bám nhiều vi khuẩn hơn hẳn so với miếng bánh rơi trên sàn
nhà bếp của bà Anna.
Về
vi khuẩn bám vào miếng bánh rơi trên sàn nhà bếp, Giáo sư Bowater nhận
định: “Trong số những vi khuẩn bám vào miếng bánh, không có loại nào có
thể gây bệnh cho một người trưởng thành hay một đứa trẻ khỏe mạnh. Tôi
không lo lắng về thảm hay sàn nhà. Thế nhưng khi xem xét hình ảnh vi khuẩn trên miếng bánh rơi bên ngoài nhà, tôi có lẽ sẽ lo lắng khi ăn thức ăn rơi trên vỉa hè”.
Tiếp
xúc với càng nhiều vi khuẩn hữu ích sẽ giúp hệ thống miễn dịch của con
người hoạt động hiệu quả hơn. Không phơi nhiễm có nghĩa là hệ thống miễn
dịch sẽ phản ứng với những thứ nó chưa tiếp xúc như phấn hoa, tác nhân
gây dị ứng. Chúng ta không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ.
Tiến
sĩ Abdelmoneim nói rõ hơn: “Ăn thức ăn rơi trên sàn nhà có thể giúp
chúng ta tiếp xúc với vi khuẩn thân thiện, nhưng đồng thời cũng khiến
chúng ta đưa vào cơ thể những vi khuẩn không thân thiện”.
Như
vậy, vi khuẩn có khắp mọi nơi, ngay cả khi chúng ta vừa lau nhà xong.
Khoa học cũng chứng minh rằng chẳng có “quy tắc 5 giây nào” cả, bởi thức
ăn chạm vào nền nhà chỉ 1 nano giây thì nó đã bị bẩn rồi.
Tuy
nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều có hại. Thực tế thì chúng ta đang
sống trong “biển vi khuẩn”. Vi khuẩn ở xung quanh chúng ta mọi lúc mọi
nơi. Chúng không chỉ bám vào chúng ta từ môi trường sống và sinh hoạt
của chúng ta, mà còn thông qua không khí chúng ta hít thở để thâm nhập
vào cơ thể chúng ta. Điều đó cho thấy hầu hết các loại vi sinh vật, vi
khuẩn trong môi trường sống của chúng ta đều vô hại, nếu không chúng ta
không thể sống và sinh hoạt bình thường được.
Thế
nên bạn vẫn có thể ăn thực phẩm bị đánh rơi, miễn là nó rơi ở môi
trường khá an toàn. Tuy nhiên, nếu nhà có người bệnh, hay ở những nơi mà
chất lượng an toàn vệ sinh kém, thì sẽ chẳng khôn ngoan chút nào nếu
vẫn “xơi” thực phẩm bị rơi xuống đất do tiếc của hay vì niềm tin vào
“quy tắc 5 giây” huyền thoại.
Hoàng Anh- motthegioi.vn
.