Nước tiểu không chỉ là đồ bỏ đi mà thông qua đó các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn, các khối u tiềm ẩn, vàng da hay nhiễm trùng tiết niệu… Hãy để ý màu nước tiểu vào sáng sớm và xem chúng có ý nghĩa gì nhé.
Nước tiểu có khoảng 95 phần trăm nước, còn lại là urê, clorua, natri, kali, creatinin và các ion hòa tan khác, cộng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Màu sắc bình thường là màu vàng, do sự hiện diện của urobilin, là sản phẩm tạo ra từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu đã tạo màu cho nước tiểu.
Nếu màu sắc nước tiểu bất thường, bạn hay chú ý đến những vấn đề cơ thể gặp phải:
1. Nước tiểu màu trong suốt: Chủ yếu do uống nước quá nhiều. Cũng có thể là tình trạng hydrat hóa quá mức, nó không nguy hiểm như mất nước, nhưng có thể pha loãng muối, tạo ra một sự mất cân bằng hóa học trong máu.
2. Màu vàng đậm, màu hổ phách hay mật ong: Bình thường, nhưng có thể có tình trạng mất nước nhẹ.
3. Màu cam nhẹ: Có thể do mất nước, nhưng cũng có thể do vấn đề gan hoặc ống mật, ăn các chất màu thực phẩm hoặc sự bài tiết vitamin B dư thừa từ máu.
4. Cam: Một số loại thuốc, chẳng hạn như rifampin hoặc phenazopyridine, có thể gây ra màu sắc này. Hãy hỏi bác sĩ của bạn.
5. Cam đậm hoặc nâu: Có thể là triệu chứng của bệnh vàng da, tiêu cơ vân hoặc hội chứng Gilbert, hoặc do mất nước nghiêm trọng.
6. Hồng: Ăn củ cải, quả việt quất hoặc đại hoàng sẽ khiến nước tiểu có màu hồng. Đôi khi có máu trong nước tiểu thì cũng thấy màu hồng, nước tiểu có máu là biểu hiện của tình trạng đáng nghiêm trọng.
7. Đỏ: Màu này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại của nhiều vấn đề. Tiểu máu, có thể là lành tính, không rõ nguyên nhân hoặc một dấu hiệu của sỏi thận, nhiễm trùng hoặc khối u ở đường tiết niệu. Nó có thể báo hiệu một vấn đề của tuyến tiền liệt. Hoặc có thể ngộ độc chì hay thủy ngân. Hoặc một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là porphyrias. Nếu nước tiểu màu đỏ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
8. Xanh lá cây: Một số người ăn măng tây có thể bị nước tiểu xanh. Một số loại thuốc và màu thực phẩm cũng sinh ra nước tiểu màu xanh thì không đáng lo, nhưng nó cũng có thể báo hiệu bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
9. Xanh da trời: Thường không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Chủ yếu do một số loại thuốc và màu thực phẩm bị bài tiết ra nước tiểu. Một bệnh hiếm gặp: chứng tăng calci huyết gia đình hay “hội chứng tã xanh” cũng khiến nước tiểu có màu xanh da trời.
10. Màu nâu đậm hoặc đen: Nguyên nhân lành tính do ăn phải một lượng lớn đại hoàng, đậu dâu tằm hoặc lô hội. Đáng lo ngại hơn, có thể do ngộ độc đồng hoặc phenol hoặc khối u ác tính. Cần đi khám bác sĩ nếu có nước tiểu đen.
11. Trắng hoặc trắng đục: Điều này có thể được gây ra bởi sự thừa khoáng nhất định, chẳng hạn như canxi và phosphate, một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc protein quá mức. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Theo helth.ucsd-Tân Hạ