Nam giới thường có một số thói quen không tốt cho sức khỏe đã được hình thành trong thời gian dài, nhưng nhiều người nghĩ rằng những thói quen này không có vấn đề gì. Có thực sự như thế? Những thói quen xấu này gây hại cho cơ thể chúng ta ra sao?
1. Không có thói quen uống nước
Chất thải trong quá trình trao đổi chất của cơ thể chủ yếu là do gan và thận xử lý, thận chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể nhưng cứ mỗi phút có đến 1 đến 2 lít máu qua thận, lớn gấp 20 lần so với các cơ quan khác, do đó lượng chất gây hại mà thận tiếp nhận vượt xa những cơ quan nội tạng khác.
Chức năng quan trọng nhất của thận là điều chỉnh cân đối giữa chất điện giải và nước trong cơ thể, xử lý chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động sinh lý và thải ra nước tiểu, nhưng khi thực hiện các chức năng này thận cần đủ nước để hỗ trợ.
2. Nghiện bia rượu
Nếu đã bị bệnh thận lại uống bia thỏa thích sẽ gây tích tụ acid uric, dẫn đến tắc nghẽn các ống thận và làm suy thận.
3. Dùng thức uống thay cho nước trắng
Nhiều người không thích uống nước trắng (đun sôi) vì nhạt nhẽo, cho nên thay thế bằng đồ uống có ga như nước ngọt và cola hoặc cà phê….
Tuy nhiên, chất caffeine chứa trong các loại đồ uống này có xu hướng làm cho huyết áp tăng lên, và huyết áp cao là một trong những yếu tố quan trọng làm tổn thương thận.
4. Ăn trái cây và rau quả không đúng cách
Ăn nhiều trái cây và rau quả tốt cho sức khỏe, đây là quan niệm đối với những người không có vấn đề gì về sức khỏe. Còn đối với những người bị rối loạn chức năng thận mãn tính, các loại trái cây và các loại rau thông thường được xem là thực phẩm tự nhiên có chứa hàm lượng kali cao giúp hạ huyết áp, dùng quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến làm hại chức năng thận.
5. Ăn quá nhiều thịt
Hiệp hội Lương thực Mỹ từng chỉ ra, lượng protein cho mỗi kilogam trọng lượng cơ thể nên ở mức 0,8 gram mỗi ngày, có nghĩa là một người nặng 50 kilogam thì mỗi ngày chỉ nên hấp thu 40 gram protein, vì vậy trong một ngày không nên ăn hơn 300 gram thịt để tránh tạo gánh nặng quá mức cho thận.
6. Ăn quá mặn
Muối là thủ phạm chính làm tăng gánh nặng lên thận. Vì 95% lượng muối trong chế độ ăn uống của chúng ta được chuyển hóa qua thận, nếu hấp thu quá nhiều muối thì gánh nặng đối với thận hiển nhiên phải tăng lên. Ngoài ra, natri trong muối sẽ làm cho nước của cơ thể khó được thải ra, sẽ tiếp tục làm tăng thêm gánh nặng cho thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
7. Lạm dụng thuốc giảm đau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng kéo dài các loại thuốc giảm đau hỗn hợp sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể, do đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận.
8. Áp lực lớn gây huyết áp cao
Huyết áp cao đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của người hiện đại, phần lớn là do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra, điều này ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động bình thường của thận.
9. Dùng thuốc không rõ nguồn gốc
Trong thực tế, nhiều loại thảo dược Trung Quốc chứa các thành phần độc hại như axit aristolochic, không chỉ gây tổn thương lớn cho thận mà còn có thể gây hại cho toàn bộ cơ thể.
Thanh Xuân-trithucvn 17/7/2018