Uống nước là việc mà chúng ta đã thực hiện hàng ngày, nhưng uống sao cho đúng mà không hại thận thì không phải ai cũng biết. 4 lưu ý này giúp bạn "cứu" thận, không để sinh bệnh.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về bệnh thận, gặp nhiều
bệnh nhân mắc bệnh thận, phải chạy thận suốt đời, thậm chí mất thận, nhưng
những cảnh báo về bệnh thận lại rất dễ dàng bị bỏ qua.
Sức khỏe của thận liên quan khá nhiều đến vẻ đẹp bề ngoài
của bạn. Khi thận không khỏe, nó sẽ gây khô tóc, quầng thâm ở mắt, bàn tay và
bàn chân lạnh, nếu thận có vấn đề thì vẻ bề ngoài của bạn sẽ ảnh hưởng rất
nhiều.
Nhiều người hy vọng sẽ bảo vệ thận thông qua các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, vì thế đã tạo cơ hội cho các sản
phẩm này phát triển ngày càng nở rộ. Nhưng trên thực tế, tất cả các thói quen
xấu trong cuộc sống mới là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng hỏng thận, thận
suy yếu.
Uống nước sai cách chính là
nguyên nhân gây hỏng thận nặng nề
Bài viết này của chuyên gia về bệnh thận, bác sĩ Mao Vĩ, Trưởng khoa Thận, Bệnh viện Trung y Quảng Đông,
Trung Quốc sẽ chỉ ra cho bạn biết những cách uống nước và các loại đồ
uống khác sai lầm khiến cho thận của bạn hoạt động quá tải, sớm sinh bệnh.
1. Có cần thiết phải uống 8 cốc
nước mỗi ngày không?
Theo bác sĩ Vĩ, ông không biết từ bao giờ bỗng xuất
hiện khái niệm mỗi ngày phải uống đủ 8 cốc nước, uống nhiều nước có thể thải
độc, có thể rửa ruột già… Thực ra, uống nước như vậy cũng là cách gây tổn
thương thận, nghiêm trọng hơn có thể làm thận hư, không kiểm soát được nước
tiểu.
BS Vĩ phân tích, có sự khác biệt về lượng nước
uống dựa vào thể trạng riêng của mỗi người, và không thể áp đặt mỗi người bắt
buộc phải áp dụng công thức "8 cốc nước mỗi ngày".
Những người bình thường khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng
bạn không có cảm giác khát, sau khi uống nước không có cảm giác bị no
căng hay đầy trướng bụng được xem là đã uống đủ nước. Đây chính
là nguyên tắc tự nhận biết nhu cầu nước mà cơ thể cần. Nếu bạn muốn uống nước,
mà vẫn có thể uống được, không bị "chối" thì bạn cứ nên tiếp tục
uống.
Đối với những người có chức năng nội tạng dạ dày, gan,
thận, tim không tốt thì cách uống nước đúng nhất chính là xem khả năng bài
tiết mồ hôi và nước tiểu của bản thân để quyết định việc uống nước.
Bởi vì nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị trữ nước,
gây sưng phù nề, thậm chí còn có thể bị ngộ độc nước. Đối với những người chức
năng thận kém, có xuất hiện phù nề, nếu đang điều trị tiêu sưng, thì lượng nước
thải ra có thể tương đương với lượng nước uống vào.
Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu
bình thường nên nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước, để phát huy tác dụng dùng
nước để tẩy rửa vi khuẩn gây nhiễm trùng, tránh việc tạo môi trường cho vi
khuẩn sinh sôi.
Những người có bệnh sỏi thận cũng
nên uống nước nhiều hơn những người bình thường, duy trì việc làm tăng nhanh
quá trình bài tiết và đào thải nước tiểu, thúc đẩy toàn bộ những chất cặn bã,
canxi tích tụ trong thận được nhanh chóng bài tiết ra khỏi cơ thể, không để
chúng hình thành sỏi.
2. Thói quen không thích uống
nước
Quá trình trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã
thừa ra ngoài cơ thể chủ yếu dựa vào 2 cơ quan nội tạng quan trọng là gan và
thận xử lý.
Trong đó, thận chủ yếu phụ trách điều tiết nước trong
cơ thể và cân bằng điện giải, đồng thời trao đổi chất và các hoạt động sinh lý
sẽ sản sinh ra những chất thải vào trong nước tiểu. Khi thực hiện các chức năng
này, cần phải có đủ nguồn nước để vận hành xử lý.
Nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài,
lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu
sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên
quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
3. Thói quen dùng các loại đồ
uống khác để thay thế nước lọc
Nhiều người có khẩu vị đậm, họ cảm thấy uống nước lọc
bình thường có vẻ vô vị nhạt nhẽo, vì thế họ thường so sánh cảm giác uống nước
lọc với các loại đồ uống khác và từ đó bỏ qua thói quen uống nước lọc. Thay vào
đó, họ uống nước ngọt có ga,
các loại đồ uống khác hoặc cà phê để
thay thế.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, chất caffeine
chứa trong các loại đồ uống này có xu hướng làm cho huyết áp tăng lên, và huyết
áp cao là một trong những yếu tố quan trọng làm tổn thương thận.
Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần
dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho
cơ thể.
4. Uống trà đặc sau khi uống
rượu
Một số người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu có
thể giúp giải rượu, bớt nôn nao. Nhưng thực tế, điều này không chỉ không hợp
lý, mà còn làm tổn thương thận.
Các chuyên gia cho rằng, chất kiềm có trong lá trà có
thể nhanh chóng ảnh hưởng đến thận, có tác dụng lợi tiểu, vào đúng thời điểm
thận vẫn chưa kịp phân hủy và bài tiết hết lượng rượu vừa uống, chúng được kích
thích một số lượng lớn ethanol vào thận, dẫn đến hậu quả là chức năng thận bị
tổn thương do làm việc quá tải.
Theo Health/Sina--Vân Hồng | 26/7/2018