Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology vào cuối tháng năm
vừa qua đã gây ngỡ ngàng cho các nhà ủng hộ sức khỏe thiên nhiên(natural health
advocate) vì đã khẳng định như sau “ Nói chung , các dữ liệu về các chất bổ
sung phổ biến (multivitamins, vitamin D,calcium và vitamin C) cho thấy là các
sản phẩm này không có lợi ích nhất quán trong việc phòng chống bênh tim mạch
(cardiovascular disease-CVD), nhồi máu cơ tim (myocardial infarction-MI) hoặc
đột quỵ cũng như không có giúp gì trong việc ngăn chặn tử vong vì mọi nguyên
nhân mà người ta trông chờ khi sử dung chúng đều đặn”
Các bác sĩ cũng góp ý vào vấn đề, một số gọi các vitamin
là những “placebo’ làm cho người ta có cảm giác khỏe khoắn hơn, trong khi các
chuyên gia về sức khỏe thiên nhiên và một số chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở rằng
một chế độ ăn uống lành mạnh tốt hơn các chất bổ sung (supplements) nhiều. Theo chuyên gia
dinh dưỡngTobi Page tại Oregon, Portland thì “ dường như ngay từ lúc đầu đã có hiểu lầm: các
vitamin không có lợi gì cho một số bệnh
nhất định và chính sư thiếu hụt vitamin gây ra những vấn để”
Sư độc hại gây ra những vấn đề. Một số vitamin nhất đinh
có thể rất hữu ích cho một số bệnh nhất đinh. Những bệnh tật khác không có dính
dáng gì với một vitamin riêng biệt nào cả. Bạn
hãy ăn nhiều hơn những thực phẩm còn nguyên ven (whole food) và bớt ăn các thực
phẩm chế biến. Bạn hãy vân động nhiều
hơn. Bạn hãy làm sao ngủ cho ngon giấc. Bạn hãy tập thư dãn. Đó là những thông
điệp mà tôi nghĩ chúng ta cần tuân theo
Theo Forbes thì
folatevà các B vitamins khác là
ngoại lệ. Có những bằng chứng tương đối tin cậy cho thấy folate hoặc folic acid (B-9) giảm rủi ro bị bệnh tim.Cũng có một số bằng chứng khác
cho biết chất folate và các vitamin B khác giảm rủi ro bị đôt quỵ
Với ít nhất 50 phần trăm người dân Mỹ tiêu dùng một loại
chất bổ sung nào đó và thị trường vitamin lên tới cả tỉ đô-la mỗi năm, điều quan trọng là chúng ta cần phải xác định
khi nào và tại sao lại cần phải uống thêm các chất bổ sung. Theo như
nghiên cứu của Hiệp hội American
College of Cardiology thì
tiêu thụ thêm những thực phâm giầu
vitamin hiêu nghiệm hơn nhiều so với dùng các chất bổ sung
Báo cáo “Health Harvard Edu” của Đại học Harvard về
vitamin và khoáng chất chỉ ra rằng “ Một chế độ ăn uống cân bằng -- gồm nhiều
trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt -- cung cấp một kết hợp các vitamin, khoáng
chất (minerals) và những dưỡng chất (nutrients) khác cùng nhau đáp ứng các nhu
cầu của cơ thể. Có thể các tương tác hợp
lực (synergistic interactions) giữa các dưỡng chất mới đáng kể---điều này cũng
có thể giải thích tại sao các thử nghiệm với một dưỡng chất đơn độc thường ra không mang lại kết quả.