Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bưởi tốt cho sức khỏe nhưng có những trường hợp không nên ăn

Hầu như mỗi dịp mùa thu về, đặc biệt là trung thu, loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng nhất là bưởi. Không chỉ giàu vitamin, axit hữu cơ và khoáng chất, bưởi còn vị vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, giúp giảm cân nên rất được lòng chị em phụ nữ.

Bưởi rất dễ ăn lại tốt cho sức khỏe nên rất được yêu thích.
Thậm chí, họ còn sản xuất ra tinh dầu bưởi giúp làm đẹp tóc, đẹp da. 
Bưởi hữu ích là thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại quả này.


Ví như trường hợp này chẳng hạn. Một thanh niên trẻ bỗng nhiên thấy cánh tay bà ngoại thâm tím cả mảng lớn. Gặng hỏi mới biết thời gian gần đây bà thường xuyên ăn bưởi. Vội vàng đến gặp bác sĩ, họ nói một câu khiến cả nhà chết lặng.

Trước đó, bà ngoại từng bị đột quỵ nên phải dùng thuốc chống đông máu mỗi ngày. Khi gặp bưởi sẽ khiến nồng độ thuốc trong cơ thể tăng lên, khiến nồng độ máu cao dễ gây ra các triệu chứng chảy máu, thậm chí là tử vong
Do đó, hãy để ý đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi ăn loại quả này.


Tương tác của bưởi và thuốc như thế nào?

Với thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.

Với thuốc an thần, thuốc ngủ: Dùng chung với bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

Với thuốc làm giảm cholesterol: Dùng chung với bưởi sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc tồn đọng trong cơ thể, không phát huy được tác dụng dẫn đến tổn thương gan, suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.

Với thuốc tránh thai: Bưởi ảnh hưởng tới thuốc tránh thai rõ rệt nhất, nó làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào cơ thể khiến cho việc uống thuốc không có tác dụng.


7 “Không” với bưởi mà ai cũng cần phải biết



 Bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.


Thông thường bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, vitamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.


Thường xuyên ăn bưởi, có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.


Bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe.


– Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi. Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng tuyệt đối không nên ăn bưởi. Bởi lẽ, thuốc tránh thai rất kỵ với bưởi. Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, bưởi trực tiếp ảnh hưởng đến thuốc tránh thai rõ rệt, nó sẽ làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào trong cơ thể.

– Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá

Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi. Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc là và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường đặc biệt là chất nicotin và ethanol.

– Không ăn khi bị tiêu chảy

Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào bênh sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng… Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng năng.

– Không ăn bưởi cùng với cua

Bưởi không được ăn cùng cua. Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…

– Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột

Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

– Không ăn bưởi cùng gan lợn

Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.

– Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng

Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.

 

Theo: Tokhoe/Thể thao và xã hội (bài do bạn Mậu Trần giới thiêu)