Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Phải chăng sẽ có cách chữa khỏi ung thư?



  copyright Thinkstock

Đó là một ca bệnh làm cho tất cả những người có liên quan đều cảm thấy khó hiểu. Một cụ bà 74 tuổi bị nổi mẩn ngứa mãi mà không hết. Các xét nghiệm sau đó cho thấy bà bị một chứng ung thư da có tên gọi là carcinoma.
Tương lai thật là ảm đạm. Do khối u đã lan rộng nên cách xạ trị sẽ không có hiệu quả. Các bác sỹ cũng không thể nào phẫu thuật lấy khối u ra. Cắt bỏ phần chân bị ung thư có lẽ là cách tốt nhất, theo bác sỹ Alan Irvine, người chữa trị cho bệnh nhân tại bệnh viện St James, Dublin.
Tuy nhiên, ở tuổi đã cao, cụ bà sẽ khó mà thích nghi với chân giả. Sau một thời gian thảo luận thẳng thắn, các bác sỹ quyết định chờ đợi trong lúc họ cân nhắc các khả năng.

‘Điều kỳ diệu’

Sau đó ‘điều kỳ diệu’ đã xảy ra. Mặc dù không được chữa trị gì hết, khối u của bệnh nhân bỗng dưng thu nhỏ lại trước mắt họ. “Chúng tôi theo dõi trong khoảng một vài tháng và khối u bỗng dưng biến mất,” Irvine nói.


BBC World Service
Sau 20 tuần, bệnh nhân hoàn toàn khỏi ung thư. “Không có nghi ngờ gì về kết quả chẩn đoán,” bác sỹ Irvine quả quyết, “Nhưng giờ đây khi sinh thiết thì không còn tế bào ung thư nữa.”
Bằng một cách nào đó, bà cụ đã tự khỏi một căn bệnh có thể nói là đáng sợ nhất của nhân loại – bệnh ung thư.
“Tất cả mọi người đều hồi hộp và cảm thấy khó hiểu,” Irvine nói, “Điều này cho thấy cơ thể con người có thể hết ung thư mặc dù khả năng này là cực kỳ hiếm.”
Vấn đề là: làm sao có thể khỏi được? Bệnh nhân thì tin đó là phép màu của Thượng Đế còn các nhà khoa học thì tìm hiểu về cơ chế của cái gọi là ‘tự thoái lui’ để tìm ra các dấu hiệu giúp cho những ca tự chữa lành như thế này xảy ra nhiều hơn.
“Nếu chúng ta có thể tập cho cơ thể làm được việc này ở mức độ lớn hơn thì kết quả sẽ là một điều gì đó được áp dụng rộng rãi,” Irvine nói.


  BBC World Service
Về mặt lý thuyết, hệ miễn dịch của chúng ta có thể tìm ra và tiêu diệt các tế bào đột biến trước khi chúng phát triển. Đôi khi, những tế bào này có thể thoát khỏi ‘tầm phủ sóng của radar’ và sinh sôi cho đến khi chúng trở thành một khối u.
Đến lúc bệnh nhân đi bác sỹ thì không có khả năng họ hồi phục mà không cần điều trị. Nhìn chung chỉ có một trong số 100.000 bệnh nhân ung thư được cho là đã khỏi bệnh mà không cần chữa trị.

Có những câu chuyện hoàn toàn khó tin.

Chẳng hạn như một bệnh viện ở Anh mới đây cho biết một phụ nữ vô sinh đã lâu đã phát hiện rằng cô có một khối u nằm giữa ruột và tử cung. Nhưng trước khi các bác sỹ tiến hành phẫu thuật thì cô đã thụ thai. Mọi việc diễn ra suôn sẻ và một đứa trẻ khỏe mạnh chào đời. Sau đó các bác sỹ phát hiện rằng khối u của cô đã biến mất một cách bí hiểm trong quá trình mang thai. Chín năm sau đó, khối u của cô vẫn không tái phát.


  BBC World Service
Những trường hợp khỏi bệnh tương tự cũng đã được ghi nhận ở nhiều chứng ung thư khác, trong đó có bệnh máu trắng vốn do tế bào bạch cầu phát triển bất thường. “Nếu không chữa trị, bệnh nhân sẽ chết trong vòng vài tuần nếu không muốn nói là vài ngày,” ông Armin Rashidi tại Đại học Washington ở St Louis cho biết. Tuy nhiên ông đã phát hiện 46 ca ung thư máu mà bệnh tự thoái triển mặc dù chỉ có tám trong số đó là không tái phát.

Lấy độc trị độc?

Bác sỹ Garrett Brodeur tại Bệnh viện Nhi Philadephia, Hoa Kỳ, muốn tìm hiểu cơ chế đằng sau sự biến mất kỳ lại của các bệnh ung thư. “Chúng tôi muốn tạo ra những nhân tố có thể kích hoạt sự thoái triển của tế bào ung thư. Điều đó sẽ khiến chúng tôi không cần phải đặt mọi thứ vào tay tự nhiên hay vào ý của ‘Chúa Trời’,” ông nói.
Đã có một số đầu mối về việc ung thư tự khỏi từ công trình tiên phong của một bác sỹ người Mỹ ít người biết đến hơn 100 năm trước đây.
Vào cuối thế kỷ 19, bác sỹ William Bradley Coley đang tìm cách cứu một bệnh nhân có một khối u lớn trong cổ.


  BBC World Service
Ông đã tiến hành năm cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u. Sau đó bệnh nhân bị một chứng nhiễm trùng da cùng với sốt cao. Đến khi bệnh nhân hồi phục thì khối u cũng biết mất.
Kiểm tra trên một số bệnh nhân khác, bác sỹ Coley nhận thấy rằng nếu cố ý làm cho bệnh nhân ung thư bị nhiễm khuẩn hoặc dùng độc tố của các vi khuẩn để chữa trị cho họ có thể giúp làm tiêu hủy các khối u.
Phân tích các bằng chứng gần đây cũng chứng tỏ giả thiết này có cơ sở.
Công trình nghiên cứu của giáo sư Armin Rashidi cho thấy 90% các bệnh nhân hồi phục từ bệnh máu trắng đã bị mắc một chứng bệnh khác, chẳng hạn như viêm phổi, không lâu trước khi họ khỏi ung thư. Những căn bệnh không giết chết bạn có thể lại có ích cho bạn trong những tình huống này.
Bệnh nhân lành ung thư không phải là nhờ vi khuẩn mà có lẽ sự nhiễm trùng được cho là đã kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch và phản ứng này gây hại cho khối u.

BBC World Service

Nhiệt của cơn sốt bản thân nó cũng làm cho các tế bào ung thư dễ bị tổn thương hơn và khiến cho chúng tự hủy diệt. Hoặc là khi cơ thể chúng ta chiến đấu với vi khuẩn hay virus, trong máu chúng ta đầy những phân tử viêm nhiễm vốn là nguyên nhân kích động hệ miễn dịch trong cơ thể đứng lên ‘cầm vũ khí’ – tức là khiến cho các tế bào miễn dịch biến thành các chiến binh bao vây và tiêu diệt các vi khuẩn và có lẽ là cả các tế bào ung thư.
“Tôi nghĩ là sự nhiễm trùng đã khiến thay đổi các tế bào miễn dịch gốc từ chỗ giúp đỡ cho khối u quay ra tiêu diệt chúng,” ông Henrik Schmidt tại Bệnh viện Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho biết. Điều này cũng kích thích các phần khác của hệ miễn dịch biết cách nhận diện các tế bào ung thư để lần sau nếu chúng quay trở lại thì chúng sẽ bị tấn công.

‘Lập trình’ tế bào miễn dịch

Các bác sỹ đã thử chữa trị bằng cách tiêm vào một số bệnh nhân ung thư một loại ‘cytokine’, tức protein chiết xuất từ các tế bào của hệ thống miễn dịch, để khởi động hệ miễn dịch. Tác dụng phụ – sốt cao và các triệu chứng giống như sốt – được các bác sỹ kê toa bằng paracetamol để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.


BBC World Service
Nhưng vì bản thân sốt có thể kích hoạt sự thoái triển của ung thư, Schmidt nghi ngờ rằng chính paracetamol đã khiến cho cách chữa trị này mất đi hiệu quả. Ông ấy đã tìm thấy rằng số bệnh nhân sống sót qua hai năm sau đó nhiều hơn gấp đôi số còn lại nếu họ được để tự mình chống chọi với cơn sốt.

Những phát hiện này có thể dẫn đến những cách chữa trị ung thư đơn giản nhưng mạnh mẽ hơn. Một bệnh nhân đã chứng kiến sự thoái triển ung thư sau khi được tiêm vaccine bạch hầu và uốn ván có lẽ bởi vì vaccine này cũng là sự kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Một số nhà khoa học đang nghĩ đến cách tấn công tế bào ung thư một cách cực đoan hơn. Chẳng hạn như họ sẽ cố tình làm cho bệnh nhân ung thư bị nhiễm một căn bệnh nhiệt đới nào đó.


BBC World Service
Cách làm này, do công ty Mỹ PrimeVax phát minh ra, bao gồm hai công đoạn. Bắt đầu là lấy mẫu ung thư và chiết xuất một số tế bào miễn dịch trong máu của bệnh nhân. Những tế bào này sẽ giúp điều phối phản ứng của hệ miễn dịch với các mối đe dọa và bằng cách cho chúng tiếp xúc với tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm thì chúng đã được lập trình để nhận ra các tế bào ung thư.
Cùng lúc, bệnh nhân được tiêm một liều sốt xuất huyết trước khi họ được tiêm vào loại tế bào miễn dịch đã được huấn luyện trong phòng thí nghiệm.
Dưới sự theo dõi của các bác sỹ, bệnh nhân có thể sốt đến 40,5 độ cộng với sự xuất hiện rộng rãi của các phân tử viêm nhiễm – điều này khiến cho hệ miễn dịch cảnh giác cao độ. Các khối u một thời từng giấu mình khỏi tầm phủ sóng của hệ miễn dịch giờ đây trở thành mục tiêu bị tấn công hàng đầu dưới sự dẫn dắt của các tế bào mới vừa được lập trình trong phòng thí nghiệm.
Làm cho bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết nghe có vẻ điên rồ nhưng bệnh này thì khả năng gây chết cho người trưởng thành còn thấp hơn là cảm mạo thông thường. Điều quan trọng là một khi bệnh nhân hết sốt thì các tế bào miễn dịch đã được lập trình sẽ tiếp tục cảnh giác các tế bào ung thư một khi chúng quay trở l

theo BBC News (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)