Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong các chế độ ăn uống.
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều trái cây, rau xanh sẽ cung cấp một lượng lớn vitamin C.Tuy nhiên, khi ăn trái cây, chúng ta thường gặp các lỗi cơ bản sau khiến loại thực phẩm này mất hết chất bổ dưỡng:
Ăn như một món tráng miệng sau bữa chính
Sử dụng trái cây để tráng miệng sau bữa cơm là điều rất bình thường phải không? Thực tế thì theo nhiều nghiên cứu, ăn trái cây vào lúc đói mới tốt nhất.
Nguyên do là bởi trái cây thường tiêu hóa nhanh hơn thức ăn.
Thay vì đi thẳng vào đường ruột, trái cây sẽ bị cơm, mì, bánh mì… "chặn đứng".
Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit, khiến bạn có cảm giác đau hoặc xót bụng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trongtrái cây có chứa nhiều carbonhydrate cùng lượng tinh bột cao, là những chất làm chậm quá trình tiêu hóa.
Việc ăn ngay sau bữa cơm sẽ khiến trái cây bị tích tụ gây tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy dẫn đến chướng khí, táo bón…
Hơn thế nữa, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ rất cao, gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe, nhất là với những người bị tiểu đường.
Chúng ta nên ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất.
Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng trái cây trước bữa ăn.
Bạn không cần quá lo lắng về các loại trái cây chua như cam, bưởi… bởi thực tế những loại trái cây này khi đi vào cơ thể đều chuyển hóa thành kiềm.
Bạn chỉ cần nhớ không bỏ đói cơ thể sau khi ăn trái cây là được!
Để quá lâu sau khi gọt vỏ
Trái cây đã gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ hay nước quả ép để càng lâu sẽ càng mất đi nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.
Vì vậy trái cây sau khi chế biến cần được ăn ngay để đảm bảo sự thơm ngon cũng như dưỡng chất.
Nếu buộc phải bổ trái cây từ rất lâu trước khi dùng, thì nên ngâm chúng vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin C có trong trái cây.
Chỉ dùng nước ép trái cây
Nhiều người có thói quen ép nước trái cây để uống với suy nghĩ tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây.
Thực chất thì nước ép đã mất đi một lượng chất xơ dồi dào – yếu tố chính giúp đường tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Do đó, thay vì chỉ dùng nước ép, bạn hãy ưu tiên việc ăn trái cây tươi .
Nếu uống nước ép, hãy uống từng ngụm nhỏ và từ từ để nước bọt hòa với nước ép, giúp quá trình hấp thu dưỡng chất thuận lợi và hiệu quả hơn.
Chế biến trái cây
Trái cây khi bị nấu chín, đun nóng hoặc sấy khô đều mất gần hết chất bổ và chỉ còn lại hương vị. Các loại chè, xôi… sử dụng trái cây đều không có nhiều dưỡng chất.
Bạn cũng không nên hâm nóng hay nấu trái cây thành món ăn nếu không muốn thực phẩm kì diệu này chỉ còn là… bã.
Nếu muốn kết hợp trái cây với bữa ăn, bản chỉ nên trộn trái cây và rau củ tươi thành một bát salad thơm ngon, lưu ý là sử dụng ít các loại sốt và dầu dấm thôi nhé!
Minh hiền | 27/07/2016
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều trái cây, rau xanh sẽ cung cấp một lượng lớn vitamin C.Tuy nhiên, khi ăn trái cây, chúng ta thường gặp các lỗi cơ bản sau khiến loại thực phẩm này mất hết chất bổ dưỡng:
Ăn như một món tráng miệng sau bữa chính
Sử dụng trái cây để tráng miệng sau bữa cơm là điều rất bình thường phải không? Thực tế thì theo nhiều nghiên cứu, ăn trái cây vào lúc đói mới tốt nhất.
Nguyên do là bởi trái cây thường tiêu hóa nhanh hơn thức ăn.
Thay vì đi thẳng vào đường ruột, trái cây sẽ bị cơm, mì, bánh mì… "chặn đứng".
Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit, khiến bạn có cảm giác đau hoặc xót bụng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trongtrái cây có chứa nhiều carbonhydrate cùng lượng tinh bột cao, là những chất làm chậm quá trình tiêu hóa.
Việc ăn ngay sau bữa cơm sẽ khiến trái cây bị tích tụ gây tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy dẫn đến chướng khí, táo bón…
Hơn thế nữa, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ rất cao, gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe, nhất là với những người bị tiểu đường.
Chúng ta nên ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất.
Bạn không cần quá lo lắng về các loại trái cây chua như cam, bưởi… bởi thực tế những loại trái cây này khi đi vào cơ thể đều chuyển hóa thành kiềm.
Bạn chỉ cần nhớ không bỏ đói cơ thể sau khi ăn trái cây là được!
Để quá lâu sau khi gọt vỏ
Trái cây đã gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ hay nước quả ép để càng lâu sẽ càng mất đi nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.
Vì vậy trái cây sau khi chế biến cần được ăn ngay để đảm bảo sự thơm ngon cũng như dưỡng chất.
Nếu buộc phải bổ trái cây từ rất lâu trước khi dùng, thì nên ngâm chúng vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin C có trong trái cây.
Chỉ dùng nước ép trái cây
Nhiều người có thói quen ép nước trái cây để uống với suy nghĩ tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây.
Thực chất thì nước ép đã mất đi một lượng chất xơ dồi dào – yếu tố chính giúp đường tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Do đó, thay vì chỉ dùng nước ép, bạn hãy ưu tiên việc ăn trái cây tươi .
Nếu uống nước ép, hãy uống từng ngụm nhỏ và từ từ để nước bọt hòa với nước ép, giúp quá trình hấp thu dưỡng chất thuận lợi và hiệu quả hơn.
Chế biến trái cây
Trái cây khi bị nấu chín, đun nóng hoặc sấy khô đều mất gần hết chất bổ và chỉ còn lại hương vị. Các loại chè, xôi… sử dụng trái cây đều không có nhiều dưỡng chất.
Bạn cũng không nên hâm nóng hay nấu trái cây thành món ăn nếu không muốn thực phẩm kì diệu này chỉ còn là… bã.
Nếu muốn kết hợp trái cây với bữa ăn, bản chỉ nên trộn trái cây và rau củ tươi thành một bát salad thơm ngon, lưu ý là sử dụng ít các loại sốt và dầu dấm thôi nhé!
Minh hiền | 27/07/2016