Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Những điều cơ bản nên biết vể đột quỵ



Đột quỵ (stroke) hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu nuôi não gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc do vỡ mạch máu não gây đột quỵ do xuất huyết 


Lúc này, não bộ không được cung cấp đủ oxy  nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và khiến cho các cơ quan khác trong cơ thể không hoạt động được. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hoặc liệt chân tay, rối loạn ngôn ngữ. mất ý thức và thậm chí hôn mê... và nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có thể bị tử vong.

Rất may là theo bác sĩ Mary Ann Bauman, chủ tịch Ủy ban Tư vấn của American Stroke Association, thì " đột quỵ phần lớn có thể ngăn ngừa và điều trị được. Cách tốt nhất để đánh bại đột quỵ là không bao giờ để nó xẩy ra--khoảng 80 phần trăm các ca đột quỵ có thể ngăn ngừa được. Cách tốt nhất thứ hai để đánh bại đột quỵ là nhận ra tức thời khi đột quỵ xẩy ra và gọi cấp cứu 911"

Nhân dịp tháng năm là tháng dành cho đột quỵ tại Hoa kỳ, Hiệp hội American Stroke Association với sự hổ trợ của Medtronic, đã đưa ra danh sách năm điều sau đây mà mọi người cần biết về đột quỵ:

1- Bất cứ ai cũng đều có thể bị đột quỵ. Một số bệnh nhận đột quỵ có vẻ như không nẳm trong qui luật này và họ có thể không có một yếu tố rủi ro truyền thống nào như cao huyết áp. Thông thường nhất đột quỵ hay xẩy ra cho những người già, thế nhưng các thanh niện, thiếu niện, trẻ em và thậm chí các trẻ sơ sinh cũng có thể là nạn nhân của đột quy

2. Cao huyết áp là kẻ thù công cộng số 1 gây đột quỵ.Khoảng 80 triệu người dân Mỹ bị cao huyết áp (high blood pressure) , trong số này khoảng phân nửa có bệnh nhưng không kiểm soát được. Cứ ba trong bốn người bị đột quỵ lần đầu tiên đều cho biết là huyết áp của họ ỡ trên mức 140/90 mm Hg, làm cho huyết áp (blood pressure) trở thành yếu tố rủi ro gây đột quỵ quan trọng nhất có thể kiểm soát được

3- Đột quỵ nhắm mục tiêu vào người da màu. Tuy đột quỵ là nguyên nhân tủ vong hàng đầu của dân Mỹ nói chung, nhưng người Mỹ gốc Phi châu có rủi ro cao nhất. Người da đen có rủi ro bị đột quỵ gần gấp đôi so với người da trằng và có nhiều khả năng bị đột quỵ  khi còn trẻ


 stent retriever


4. Đột quỵ phần lớn có thể chữa được. Nhờ các thuốc phá tan cục đông máu (clot- busting /thrombolytic drugs) và những thiết bị y khoa như ống lưới bẫy cục đông máu (stent retriever) nên phần lớn các ca đột quỵ có thể chữa trị được , thế nhưng các bệnh nhân cần phải được nhập viện trong vòng 3 tới 4.5 tiếng kể từ khi triệu chứng đột quỵ đầu tiên xuất hiện. Khi đột quỵ xẩy ra sẽ có khoảng gần 2 triệu tế bào não bị chết mỗi phút , vỉ vậy không được chẫm trễ và phải gọi ngay cấp cứu 911

5. Thường ra bệnh nhân đột quỵ đươc cứu bởi ban bè. Chắc bạn đã nghe thấy nói về những " người bạn mau mắn" và nếu chẳng may bạn bị đột quỵ thì chính các người bạn này là những người bạn cần có bên cạnh. Cứ trong ba trưởng hợp đột quỵ lại có hai trường họp người bị đột quỵ được người đứng gần lúc đó giúp đỡ bẳng cách gọi 911 hoăc tỉm sư trợ giúp y tế. 
Nên nhớ là các chỉ dấu cảnh báo thông thường nhất của đột quỵ và các hành động cấp cứu cẩn phải làm lúc đó đươc thu gọn trong từ viết tắt F.A.S.T.  Nếu bạn thấy mặt bệnh nhân rủ xuống (F-face drooping), cánh tay xụi xuống (A-Arm weakness), hoặc nói khó khăn (S-Speech difficulty) thì đó là lúc bạn phải gọi cấp cứu 911 (T-Time to call 911)


Tưởng nên biết là Hiệp hội American Stroke Association-- một bộ phận của American Heart Associaion-- đã phát động Chiến dịch "Cùng nhau chấm dứt đột quỵ" vào năm 2013 để phổ biến rộng rãi thông điệp là trong đa số trưởng hợp đột quỵ  có thể ngăn ngừa, chữa trị và đánh bại được. Song song với hai Hiệp hội trên, công ty Medtronic cũng tham gia tích cực vào việc cải thiện đời  sống của các bệnh nhân đột quỵ và nhiệt tình đóng góp vào chiến dịch trên đây

Five fast things you should know about stroke-MedicalPress-April 29, 2016

     Tham khảo các bài viết khác vễ dột quy
                      http://medicalxpress.com/tags/stroke/