Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Mười tuyệt sắc giai nhân của Kim Dung



Trong sự nghiệp, nhà văn Kim Dung ( Jin Yong)chỉ sáng tác 14 bộ tiểu thuyết và một bộ truyện ngắn tên là Việt nữ kiếm. Ông đã từng dùng 14 bộ tiểu thuyết này để viết nên đôi câu đối: Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
Tạm dịch ra là: Tuyết bay đầy trời bắn hươu trắng, Cười sách thần hiệp dựa uyên xanh

14 bộ tiểu thuyết của ông bao gồm:
1. Thư Kiếm Ân Cừu Lục: (1955)
2. Bích Huyết Kiếm: (1956):
3. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện (Anh Hùng Xạ Điêu) (Xạ Điêu Tam Bộ Khúc I): (1957):
4. Thần Điêu Hiệp Lữ (Thần Điêu Đại Hiệp) (Xạ Điêu Tam Bộ Khúc II): (1959):
5. Tuyết Sơn Phi Hồ: (1959):
6. Phi Hồ Ngoại Truyện (Lãnh Nguyệt Bảo Đao) (Tiền Tuyết Sơn Phi Hồ): (1960):
7. Bạch Mã Khiếu Tây Phong: (1961):
8. Uyên Ương Đao: (1961):
9. Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Cô Gái Đồ Long) (Xạ Điêu Tam Bộ Khúc III): (1961):
10. Liên Thành Quyết (1963):
11. Thiên Long Bát Bộ (Lục Mạch Thần Kiếm): (1963): 12. Hiệp Khách Hành: (1965):
13. Tiếu Ngạo Giang Hồ: (1967):
14. Lộc Đỉnh Ký: (1967-1972):
15. Việt Nữ Kiếm (Truyện ngắn): (1970):
Ngoài việc tạo ra hàng loạt anh hùng võ nghệ cao cường, tiểu thuyết Kim Dung còn xây dựng một dàn mỹ nhân với tài và sắc khiến người đọc mê mẩn. 
               http://khohai.com/nhung-tuyet-sac-giai-nhan-trong-phim-kiem-hiep-cua-kim-dung

                  https://www.youtube.com/watch?v=Z2LdXTK3OPo

Người đọc đã đưa ra bình chọn để tìm ra mỹ nhân tài sắc vẹn toàn nhất trong truyện Kim Dung. 
Căn cứ vào cơ sở nào để Kim Dung dựng nên những tuyệt sắc giai nhân trong kiếm hiệp của ông ta, trước nhất là ông dựa vào vài nhân vật đã có thật trong lịch sử Tàu như Kha Tư Lệ, Trần Viên Viên, Kiến Ninh công chúa, dựa vào con gái rượu và những người đàn bà từng đi qua đời ông như Đỗ Dã Phân, Chu Mai, Lâm Nhạc Di và Hạ Mộng.
Giang Hồ độc giã đã sắp hạng thứ tự từ 1 đến 10 như sau: Nhậm Doanh Doanh, Vương Ngữ Yến, Tiểu Long Nữ, Hoàng Dung, Hương Hương công chúa Kha Ty Lệ, A Châu, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Quách Phù, Trình Anh.
Còn Kim Dung đã sắp hạng thứ tự từ 1 đến 10 như sau: Nhậm Doanh Doanh, Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yến, Triệu Mẫn, Hoàng Dung, Quách Tương, Hương Hương Công Chúa, Chu Chỉ Nhược, Lý Mạc Sầu, Trình Anh.

1/ TRÌNH ANH: thuở nhỏ được Hoàng Dược Sư cứu thoát khỏi tay Lý Mạc Sầu rồi được ông thu nhận làm đệ tử. Trình Anh đã cứu thoát Dương Quá ra khỏi Loạn thạch trận khi chàng cùng mẹ con Hoàng Dung đang bị Kim Luân pháp vương vây khốn. Trình Anh thầm yêu Dương Quá nhưng không được đáp lại. Ở Tuyệt tình cốc, nàng cùng với Dương QuáLục Vô Song ba người kết làm anh em. Sau này nàng cùng với Lục Vô Song (chị em họ) và cô Ngốc ẩn cư ở vùng Gia Hưng. Trình Anh cũng cùng với sư phụ tham gia trận Nhị thập bát tú bảo vệ thành Tương Dương.

2/ LÝ MẠC SẦU: (Li Mochou李莫愁, có bản dịch là Lý Mạc Thu), ngoại hiệu là Xích Luyện Tiên Tử và là đồ đệ của phái Cổ Mộ. Bà là người có võ công khá cao, diện mạo thuộc vào hàng mỹ nhân nhưng trong lòng lại chứa đựng đầy rẫy những căm hận về tình yêu, sinh ra tàn ác, giết hại rất nhiều người. Về sau Lý Mạc Sầu bị chết ở Tuyệt tình cốc sau khi tự vẫn nhảy vào biển lửa, vẫn với câu hát “Hỡi thế gian, tình là chi…” cho đến lúc chết. Nổi tiếng giang hồ với công phu: Ngũ Độc Thần Chưởng và Băng Phách Ngân Châm. Khi còn trẻ, Lý Mạc Sầu từng yêu say đắm Lục Triển Nguyên nhưng sau đó Lục Triển Nguyên bội ước, lấy Hà Nguyên Quân làm vợ. Cuộc tình tan vỡ trong quá khứ đã khiến Lý Mạc Sầu trở thành một con người tàn nhẫn và độc ác. Người có thể yêu nồng nàn, say đắm như Lý Mạc Sầu vốn đã hiếm, nhưng khi hận thì có thể hận đến tột cùng, điên dại như thế lại càng hiếm hơn. Lý Mạc Sầu đã yêu và hận theo cái cách mà chưa ai dám làm từ trước tới nay. Vì tình yêu, nàng phá bỏ lời thề của phái Cổ Mộ, mang tiếng phản đồ. Vì tình yêu, nàng vứt bỏ cả trinh bạch, lễ tiết của người theo đạo. Để rồi vì tình yêu nàng phải ôm mối hận trong lòng đến trọn kiếp người.
3/ CHU CHỈ NHƯỢC (Ỷ thiên đồ long ký): Là một nhân vật giả tưởng trong truyện Ỷ thiên đồ long ký. Chu Chỉ Nhược là một cô gái rất xinh đẹp. Trong một lần chở Thường Ngộ Xuân qua sông trước sự truy sát của quan quân triều đình cha cô đã bị giết chết. Lúc này Trương Tam PhongTrương Vô Kỵ đang đi tìm thầy chữa chứng âm hàn do trúng Huyền minh thần chưởng của Huyền Minh nhị lão cũng vừa đến nơi bèn ra tay giúp đỡ đánh đuổi quan quân triều đình. Lúc này Trương Vô Kỵ đang bị Huyền minh thần chưởng hành hạ. Chu Chỉ Nhược mặc dù chỉ là cô bé khoảng mười tuổi nhưng đã tỏ ra dịu dàng ân cần chăm sóc cho Trương Vô Kỵ. Thường Ngộ Xuân cùng Trương Vô Kỵ đến Hồ Điệp Cốc để nhờ Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu chữa trị. Lúc chia tay bên bờ sông Hán Thủy, Chu Chỉ Nhược đã lấy khăn tay lau nước mắt cho Trương Vô Kỵ và tặng luôn chiếc khăn thêu này cho cậu. Sau đó Chu Chỉ Nhược được Trương Tam Phong đưa về núi Võ Đang nhưng phái Võ Đang không thu nhận nữ đệ tử nên sau đó ông dẫn lên Nga Mi và được Diệt Tuyệt Sư Thái đồng ý thu nhận làm đệ tử và truyền dạy võ công. Chu Chỉ Nhược hiền lành dễ bảo nên được Diệt Tuyệt Sư Thái yêu mến. Có lẽ nhiều người không thích Chu Chỉ Nhược, nhưng khi đọc những dòng miêu tả của Kim Dung, hoặc xem cô trên màn ảnh, người ta không thể dửng dưng với vẻ đẹp trí tuệ của vị chưởng môn nhân đời thứ tư của phái Nga Mi này.
4/ HƯƠNG HƯƠNG CÔNG CHÚA: đó là cô gái người Hồi Kha Tư Lệ (còn gọi là Hương Hương công chúa). Nàng như tiên nữ hạ phàm. Lần đầu tiên gặp nàng, Trần Gia Lạc nhìn nàng trân trân không nói được lời nào. Triệu Tuệ dẫn quân đánh người Hồi nhưng khi quân lính thấy nàng đều ngỡ ngàng không muốn chiến đấu, từ quân đến tướng đều ngó nàng không chớp mắt, ngay cả hoàng đế Càn Long quyền lực đầy trời cũng xiêu lòng trước vẻ đẹp của nàng. Không chỉ đẹp, toàn thân của Kha Tư Lệ còn toát ra một mùi hương đặc biệt do thói quen thích ăn hoa của nàng (vì thế mới có tên gọi Hương Hương công chúa) khiến ai ngửi thấy cũng làm cho tâm hồn thoải mái, quên hết mọi sự đời. Bên cạnh vẻ đẹp bề ngoài, Kha Tư Lệ còn có tâm hồn trong sáng thánh thiện. Nàng luôn cười với mọi người, quan tâm đến mọi người, nàng nhìn cuộc đời đâu đâu cũng là điều tốt đẹp. Nàng yêu quý động vật, nhân từ với chính kẻ đã hại mình. Chính nụ cười ấy, ánh mắt ấy, tâm hồn ấy đã hớp hồn nhiều người, trong đó có tổng đà chủ Hồng Hoa Hội Trần Gia Lạc, bên cạnh nàng, Trần Gia Lạc cảm thấy vui vẻ tự nhiên, tất cả áp lực nào là dẫn dắt anh em, nào là khôi phục nhà Hán, đánh đuổi Mãn Châu đều bị chàng ta quẳng sang 1 bên. Bên cạnh nàng, Trần Gia Lạc thấy mình tự tin hơn hẳn, sẳn sàng đối đầu với mọi thử thách trên đời. Từ bao giờ, Trần Gia Lạc đã yêu Kha Tư Lệ rồi và chính Kha Tư Lệ cũng yêu say đắm Trần Gia Lạc vì sự anh hùng can đảm, nhất là chi tiết Trần Gia Lạc bất chấp nguy hiểm hái bông hoa tuyết liên, đã làm cho nàng cảm động rơi nước mắt. Nàng yêu Trần Gia Lạc, luôn tin tưởng chàng ta, luôn xem chàng là người giỏi nhất. Vì thế, khi Trần Gia Lạc đối đầu với nguy hiểm, tất thảy mọi người đều lo lắng, chỉ riêng Kha Tư Lệ là không. Nhưng thật xui xẻo cho nàng khi Càn Long đã để ý và dùng mọi thủ đoạn ép nàng làm phi. Kha Tư Lệ không chấp nhận điều đó vì trong trái tim nàng chỉ có hình bóng Trần Gia Lạc, tuy nhiên nàng lại sẳn sàng hi sinh tình yêu, sẵn sàng chiều theo Càn Long chỉ vì đó là ý của Trần Gia Lạc. Khi biết quần hùng bị trúng kế, nàng đã hi sinh thân mình để cảnh báo cho mọi người. Đó là quyết định khiến nàng rất trăn trở, vì đức tin không cho phép con người ta tự sát. Nhưng trong sâu thẳm tâm trí nàng, tình yêu là đức tin mạnh mẽ nhất. Giây phút Kha Tư Lệ đâm dao vào ngực mình cũng là giây phút người đọc cảm thấy nhói lòng. Đau lòng thay, thương thay cho người con gái hồng nhan bạc phận. Kha Tư Lệ, phải chăng nàng là tiên nữ giáng trần? Đó không chỉ là câu hỏi của Trần Gia Lạc mà con là câu hỏi của toàn thể người đọc. Trong số những mỹ nhân của mình, nhà văn Kim Dung có vẻ ưu ái Hương Hương công chúa khi dành tất cả những câu chữ mỹ miều nhất để miêu tả nàng. Trong tác phẩm Thư kiếm ân cừu lục, Trần Gia Lạc yêu Hương Hương công chúa không chỉ là con người nàng, mà còn vì vẻ đẹp huyền ảo như trăng in đáy nước, hoa nở trong gương. Và rất nhiều khán giả nam đã xem hình ảnh Hương Hương công chúa như “người tình trong mộng”.
5/ QUÁCH TƯƠNG (Thần Điêu Hiệp Lữ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký): (trong bản dịch trước năm 1975, nàng có tên là Quách Tường) là nhân vật trong tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung. Nàng cũng xuất hiện trong phần đầu của bộ truyện tiếp theo Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Quách Tương là tiểu nữ tử của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung nhưng nàng kém chị mình, Quách Phù tới gần mười tám tuổi. Quách Tương còn có một người em trai song sinh là Quách Phá Lỗ. Cái tên Tương là do mẹ nàng, Hoàng Dung đặt cho theo tên tòa thành họ đang trấn giữ, Tương Dương. Khác với người chị mình, Quách Tương có rất nhiều điểm giống mẹ, thông minh, khôn ngoan, lanh lợi, bướng bỉnh và cũng rất si tình. Quách Tương ra đời vào giữa lúc quân Mông Cổ đang tấn công thành Tương Dương, cha mẹ nàng đang trong tình thế rất nguy hiểm. Nàng được cặp tình nhân trẻ tuổi Dương Quá, Tiểu Long Nữ cứu sống, bao bọc, bảo vệ, được bú sữa báo để lớn lên. Trải qua nhiều lần sóng gió trong tay Lý Mạc Sầu, trong tòa Cổ Mộ, nàng mới chính thức quay về trong vòng tay của mẹ. Mười sáu năm sau, nàng gặp Dương Quá, khi này đã trở thành Thần điêu đại hiệp nổi tiếng. Quách Tương nhanh chóng say mê chàng.Tuy nàng theo Dương Quá đi bắt Cửu Vĩ Hồ Ly, được Dương Quá chu đáo tổ chức sinh nhật, tặng ba món quà lớn, được chàng cứu khi bị Kim Luân Pháp Vương bắt, và nàng cũng là người khuyên chàng đừng tự vận; nhưng Dương Quá chỉ một lòng yêu Tiểu Long Nữ. Quách Tương tuy buồn vì mối tình đơn phương nhưng khác với tình yêu ích kỷ ngu xuẩn của chị mình, Quách Phù dành cho Dương Quá, trong lòng nàng thật tâm mong Dương Quá và Tiểu Long Nữ có thể trùng phùng sống hạnh phúc bên nhau. Quách Tương tuy là 1 người ngây thơ xen lẫn cổ quái nhưng can đảm, rất hiểu chuyện. Trong 1 lần bị bắt, giặc đã cột nàng trên cao và ép Quách Tĩnh phải chọn lựa giữa nàng và thành. Quách Tĩnh tuy đau lòng nhưng trong lòng vẫn đặt dân lên hàng đầu mà quyết định chọn thành. Quách Tương nghe cha nói không những không oán trách mà còn gật đầu chấp nhận hy sinh để có thể cứu những người dân khác. Sau cùng may mắn nàng đã được Dương Quá và Tiểu Long Nữ kịp thời đến cứu giúp nên thoát nạn. Quách Tương chỉ xuất hiện trong những hồi đầu tiên của truyện. Lúc này là khoảng thời gian tiếp ngay sau sự kiện trong Thần Điêu Hiệp Lữ. Nàng một mình đi tìm vợ chồng Dương Quá, Tiểu Long Nữ nhưng không gặp. Nhờ cơ duyên, nàng học được một phần Cửu Dương Chân Kinh do đại sư giác viễn của thiếu lâm đọc lúc lâm chung , nàng cũng là bạn thâm niên của người sáng lập ra phái Võ đangTrương Tam Phong. Sau khi đi khắp thiên hạ mà không tìm được tung tích của vợ chồng Dương Quá, cuối cùng nàng bỏ đi tu trên núi Nga My, trở thành tổ sư của phái Nga My. Nàng cũng là chủ sở hữu đầu tiên của ỷ thiên kiếm
6/ HOÀNG DUNG (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữỶ Thiên Đồ Long ký): Tiểu Đông tà Hoàng Dung là nhân vật có sức hút mãnh liệt. Nàng không chỉ là một thiếu nữ xinh đẹp mà còn rất thông minh, nhiều mưu trí, thiện ác phân minh, có chút kiêu ngạo. Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của Kim Dung. Hoàng Dung cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ (phần thứ hai của Xạ điêu tam bộ khúc bao gồm: Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ và Ỷ Thiên Đồ Long ký). Hoàng Dung là con gái duy nhất của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược SưPhùng Hằng. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ. Nàng còn là bang chủ đời thứ 18 của Cái Bang, nữ đồ đệ duy nhất của Bắc Cái Hồng Thất Công. Thê tử kết tóc của Bắc Hiệp Quách Tĩnh. Trong Anh hùng xạ điêu, Hoàng Dung được miêu tả là 1 tiểu cô nương khoảng 15 tuổi, thân hình nhỏ nhắn đáng yêu, khuôn mặt như đoá hoa sen Tây Hồ, giọng nói tựa ngọc khua. Có thể nói Hoàng Dung là nữ nhân vật được khắc hoạ rõ nét nhất của Kim Dung do cuộc đời nàng được miêu tả khá đầy đủ từ lúc còn là 1 tiểu cô nương 15 tuổi đến khi trở thành thiếu phụ. Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhanh trí, nhiều mưu kế (được xem là nữ nhân vật thông minh nhất của Kim Dung) nhưng cũng rất đanh đá, cổ quái, thường làm việc theo ý mình. Cũng vì vậy mà võ công nàng học được từ cha rất nhiều nhưng đều không đến nơi. Vẻ đẹp cùng tính cách hoạt bát và trí tuệ hơn người của đã khiến nàng chiếm được cảm tình của nhiều người trong lần đầu gặp mặt cũng như phần nào giúp nàng thoát chết trước kẻ địch do họ “không nỡ hạ sát thủ” với nàng. Tuy thông minh, cổ quái nhưng Hoàng Dung cũng rất ngây thơ, đơn thuần đặc biệt là trong chuyện tình cảm với Quách Tĩnh. Đối với nàng, tình yêu đơn giản là cảm giác hạnh phúc và sự quyến luyến không nỡ rời xa đối với Quách Tĩnh. Quá ngây thơ trong vấn đề tình ái nam nữ nên vài lần nàng đã vô tình khiến Hồng Thất Công và Nhất đăng đại sư lúng túng….Tuy tính tình cổ quái, bướng bỉnh nhưng Hoàng Dung luôn hết lòng bảo vệ người mình yêu quý và cả nguời thân của họ. Điển hình là lúc Quách Tĩnh muốn hạ thủ với người cái bang khi cả 2 bị bao vây bởi kiên bích trận thì bị nàng phản đối chỉ vì họ là huynh đệ của sư phụ và cảm thấy bọn họ là người tốt. Dù không thích Dương Quá và lo sợ Dương Quá sẽ giống như Dương Khang nhưng nàng vẫn luôn mong muốn Dương Quá có thể trở thành người tốt, không rơi vào thảm cảnh vạn kiếp bất phục như Dương Khang (đó cũng là 1 trong những lí do khiến nàng chia rẽ Dương Quá và Tiểu Long Nữ). Nội tâm Hoàng Dung rất sâu sắc, phần lớn do ảnh hưởng từ cái chết trẻ của mẹ, tình yêu của cha dành cho mẹ và bản thân đối với Quách Tĩnh nên nàng đã sớm nhận ra nỗi khổ của đời người, và theo nàng thì “những thứ càng có linh tính càng dễ dàng mất đi”, nàng luôn lo sợ mình sẽ giống như mẹ (ý nói người xinh đẹp, tài năng thường không có kết thúc tốt). Kết cục của gia đình nàng về sau phần nào đã đúng….
7/ TRIU MN (Ỷ Thiên Đồ Long Ký): (chữ Hán: 赵敏; phiên âm: zhào mĭn) là một nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung, người Mông Cổ, con gái của Nhữ Dương Vương Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ thời nhà Nguyên, em gái của Khố Khố Đặc Mục Nhĩ (hay còn gọi là Vương Bảo Bảo). Trong bản in lần thứ nhất của Ỷ thiên đồ long ký, Triệu Mẫn có tên là Triệu Minh, tên thật là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, phong hiệu là Triệu Minh quận chúa. Trong bản in lần thứ hai, Triệu Minh đổi tên là Triệu Mẫn, tên thật là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, phong hiệu là Triệu Mẫn quận chúa. Triệu Minh hay Triệu Mẫn đều là tên Hán do cô tự đặt cho mình. Triệu Mẫn là cành vàng lá ngọc trong phủ Nhữ Dương Vương. Nàng sinh ra trong nhung lụa, không thiếu thốn một thứ gì, có đầy đủ tình thương từ cha mẹ, anh trai. Trong Vương phủ, vô số người hầu kẻ hạ, liệu ai dám trái ý nàng, đến ngay cả cha nàng, anh nàng cũng phải chịu thua khi nàng dọa tự tử. Triệu Mẫn là người thông minh, mưu trí: hạ độc các cao thủ của Minh Giáo, lừa Trương Vô Kỵ ngã xuống hầm tối, minh oan cho Trương Vô kỵ không giết Mạc Thanh Cốc, bắt giữ Tạ Tốn để chiếm đao Đồ Long, phá đám cưới của Chu Chỉ Nhược. Triệu Mẫn từ nhỏ muốn gì được nấy nên nàng công khai chuyện tình cảm, sẵn sàng giũ bỏ tất cả để theo Trương Vô Kỵ. Triệu Mẫn xứng đáng trong tình yêu vì nàng dám vứt bỏ tất cả gia đình, danh vọng, quyền lực để theo Trương Vô Kỵ. Ở nàng không chỉ có nhan sắc mà còn hội đủ nhiều điểm hấp dẫn như trí tuệ, dũng khí và đặc biệt là “rất phụ nữ”. Chính nhà văn Kim Dung thừa nhận, Triệu Mẫn là nhân vật “phụ nữ nhất trong số những phụ nữ” mà ông sáng tạo ra. Triệu Mẫn cũng cho thấy sự khôn ngoan của mình khi lừa được các nhân sĩ võ lâm các phái phô bày các chiêu thức của họ. Mặc dù là kẻ thù của Trương Vô Kỵ, nhưng cô lại phải lòng chàng và yêu cầu cho mình được đi theo trong các chuyến đi, như là một trong ba điều kiện cô bắt Vô Kỵ phải hứa nếu muốn cô thả các nhân sĩ võ lâm ra. Ở Linh Xà đảo, cô tỏ tình với người mình yêu cũng rất mạnh mẽ nhưng không kém phần chân thành, giản dị, đáng yêu, không e dè khép nép như những cô gái Trung Hoa. Cuối cùng, Trương Vô Kỵ nhận ra rằng Triệu Mẫn mới chính là tình yêu đích thực của đời mình. Cả hai quyết định rửa tay gác kiếm, rút khỏi giang hồ sau khi Vô Kỵ tưởng rằng thuộc cấp của chàng định âm mưu giết chàng để tranh giành quyền lực. Chàng đã nhường lại chức giáo chủ Minh giáo cho Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, lui về ẩn cư tại Băng Hỏa đảo, sống một cuộc sống mới giản dị và hạnh phúc bên Triệu Mẫn đến suốt đời. Trong tập cuối, Triệu Mẫn yêu cầu Vô Kỵ thực hiện điều kiện thứ ba là mỗi ngày, đều giúp cô kẻ chân mày.
8/ VƯƠNG NGỮ YẾN (Thiên Long Bát bộ): (phồn thể: 王語嫣; Trung văn giản thể: 王语嫣; Bính âm Quan Thoại: Wáng Yǔyān; Việt bính: Wong4 Jyu5-jin1) là một nhân vật hư cấu trong bộ truyện Thiên Long Bát bộ của nhà văn Kim Dung. Trong các bản dịch tiếng Việt đầu tiên của nhà văn Hàn Giang Nhạn, nhân vật này có tên là Vương Ngọc Yến. Là hoàng hậu của nước Đại Lý, vợ chính thức của hoàng đế Đoàn Dự theo như nguyên tác. So với những nhân vật nữ khác trong tiểu thuyết Kim Dung, Vương Ngữ Yến trong Thiên long bát bộ không để lại nhiều ấn tượng sâu sắc vì hình ảnh của cô quá hoàn hảo – hoàn hảo đến “phẳng lỳ”. Xét về nhan sắc, có thể nhiều người cho rằng Vương Ngữ Yến đẹp nhất, song cuộc đời của nàng chỉ “một màu” nên kém hấp dẫn hơn Tiểu Long Nữ. Vương Ngữ Yên là cô gái có nhan sắc thông minh, được trời phú cho một trí tuệ mẫn tiệp hơn người, thuộc làu mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ. Vì sắc đẹp ấy, Đoàn Dự đã yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, khiến chàng nhớ đến vẻ đẹp của “Thần tiên tỉ tỉ”, tượng một người dì của Vương Ngữ Yên mà chàng tình cờ tìm thấy. Vương Ngữ Yên được trời phú cho một trí tuệ mẫn tiệp hơn người, cô thuộc làu hầu như mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ (ngoại trừ Lục mạch thần kiếm do Đoàn Dự là người duy nhất luyện thành công), đến nỗi ai đánh một chiêu một thức cô đều gọi đúng tên chiêu thức đó, đồng thời biết luôn cả cách phá giải. Vô tình cô trở thành quyển từ điển sống võ học, và do cô không hề biết võ công, nên nhiều thế lực thèm khát bắt cóc được cô để làm áp lực với họ Mộ Dung và để cô dạy cho mình những đòn thế võ công thất truyền. Cô được mô tả lai lịch là con gái của Đoàn Chính Thuần và Vương Phu nhân. Đoàn Dự yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên do cô có cùng vẻ đẹp với “Thần tiên tỉ tỉ”, tượng bà ngoại của Ngữ Yên mà anh tình cờ tìm thấy. Anh bắt đầu đi theo cô ở khắp mọi nơi cô đi, dẫn đến sự khó chịu của Mộ Dung Phục. Mặc dù lúc đầu không để ý đến Đoàn Dự, cô từ từ chú ý đến với anh sau khi anh nhiều lần cứu cô. Sau khi nhận ra sự ám ảnh của Mộ Dung Phục về việc phục quốc trong việc cầu hôn với công chúa Tây Hạ, cô cố gắng tự tử nhưng được cứu sống. Đoàn Dự đối mặt với Mộ Dung Phục và nói rằng anh cũng sẽ cầu hôn công chúa Tây Hạ trong một nỗ lực để buộc Mộ Dung để quay trở lại Ngữ Yên. Mộ Dung giận dữ và đẩy Đoàn Dự vào giếng sâu. Vương Ngữ Yên do đó mới nhận ra rằng Mộ Dung Phục chưa bao giờ yêu mình và cô ném mình vào giếng để tự sát cùng Đoàn Dự. Mộ Dung Phục không ra tay ngăn cản. Cả Đoàn Dự và Ngữ Yên đều sóng sót, tiết lộ tình yêu của họ dành cho nhau, và cuối cùng rời khỏi giếng một cách an toàn. Vương Ngữ Yên sau đó trở nên đau khổ khi phát hiện ra rằng mình là con gái của Đoàn Chính Thuần và do đó là em gái của Đoàn Dự. Đoàn Dự sau đó nói với cô rằng họ vẫn có thể được ở bên nhau, vì cha đẻ của Đoàn Dự là Đoàn Diên Khánh thay vì Đoàn Chính Thuần. Trong cuộc phiêu lưu của mình, Đoàn Dự gặp được một số thiếu nữ trẻ đẹp và phải lòng họ. Tuy nhiên, từng người một, các thiếu nữ này được tiết lộ là chị em của Đoàn Dự do mối quan hệ của cha anh với nhiều người phụ nữ. Trong số những thiếu nữ này, anh bị ám ảnh với Vương Ngữ Yên do cô có cùng một vẻ ngoài với một bức tượng của một người phụ nữ đẹp như tiên mà anh tình cờ gặp phải. Anh cố gắng giành được trái tim của Ngữ Yên trong khi cô lại phải lòng người anh em họ Mộ Dung Phục. Vương Ngữ Yên cuối cùng nhận ra rằng anh là người thực sự yêu cô và họ đã kết hôn. Đoàn Dự sau khi trở thành Hoàng đế nước Đại Lý đã lập nàng làm Hoàng hậu. (Trong phiên bản mới nhất, mối quan hệ lãng mạn của Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên bị hoen ố bởi một loạt các sự cố, khiến cho cặp đôi này bị chia
9/ TIỂU LONG NỮ: Tiểu Long Nữ là một tuyệt sắc giai, đứng đầu danh sách những mỹ nhân của nhà văn võ hiệp này. Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn sư thái đời thứ 2 của phái Cổ Mộ nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Năm 14 tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất cổ mộ đã qua đời. Bà để lại cho nàng chức chưởng môn và toàn bộ mật thất cổ mộ. Năm 18 tuổi, Tiểu Long Nữ đã là một thiếu nữ quốc sắc thiên hương, chỉ cần nhìn qua là mê là đắm nhưng vì chưa bao giờ ra ngoài nên nàng giống như Tiên nữ chưa vướng bụi trần, “trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc”. Tiểu Long Nữ là tên một nhân vật nữ được sáng tạo bởi Kim Dung. Cùng với Dương Quá, nàng là nhân vật chính của bộ tiểu thuyết kiếm hiệp “Thần điêu hiệp lữ“. “Bạch y thiếu nữ tú mỹ này chính là Tiểu Long Nữ, chủ nhân của Hoạt Tử Nhân Mộ này. Nàng đã mười tám tuổi, có điều sống lâu trong hầm mộ, không có ánh nắng, nội công tu luyện lại theo đường khắc chế tâm ý nên trông trẻ hơn các thiếu nữ cùng trang lứa tới mấy tuổi.” Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được dạy dỗ nghiêm khắc bởi sư phụ nên rất ngây thơ nhưng lạnh lùng, ít nói, suy nghĩ lại chất phác, đơn thuần, thường thể hiện ra ngoài vẻ thờ ơ, có chút vô tình. Bản tính nàng trầm mặc lạnh lùng nhưng đối với Dương Quá lại hết mực dịu dàng, nồng ấm, chu đáo. Tên “Tiểu Long Nữ” là do sư phụ nàng đặt và nàng được yêu quý như thánh nữ. Năm nàng 14 tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất cổ mộ đã qua đời. Bà để lại cho nàng chức chưởng môn và toàn bộ Mật thất Cổ Mộ. Lý Mạc Sầu muốn có được “Ngọc Nữ Tâm Kinh”, bộ tâm pháp do Tổ sư Lâm Triều Anh để lại, lan truyền khắp nơi rằng sư muội là Tiểu Long Nữ đang mở hội tỉ võ chiêu thân. Người được chọn làm lang quân của nàng sẽ được thừa hưởng tất cả những võ công tuyệt diệu của phái Cổ Mộ tại núi Chung Nam. Hay tin đó, không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt trong thiên hạ lẫn hàng vương tôn công tử như Hoắc Đô cũng đến cầu hôn, gây bao nhiêu rắc rối cho đám đạo sĩ của phái Toàn Chân ở gần đó. Cũng chính vào năm này, Quách Tĩnh đưa Dương Quá tới cung Trùng Dương học nghệ. Vì bị sư phụ cùng các sư huynh ăn hiếp, do đánh lại sư huynh, Dương Quá chạy trốn khỏi Toàn Chân Giáo. Chàng tình cờ lạc vào Mật thất Cổ mộ và gặp Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ ban đầu không đồng ý cho Dương Quá ở lại, bắt buộc Tôn bà bà phải đưa Dương Quá rời đi. Đến Cung Trùng Dương thì Hách Đại Thông lỡ tay đả trọng thương Tôn bà bà. Tiểu Long Nữ đến đưa bà và đem Dương Quá về Hoạt Tử Nhân Mộ. Trước lúc chết, Tôn bà bà có xin Tiểu Long Nữ lo cho Dương Quá cả đời. Tiểu Long Nữ đồng ý và bắt đầu truyền dạy võ công phái Cổ Mộ và cách thức chỉ huy đàn ong mật đánh trận cho Dương Quá. Bốn năm sau, tình cờ Âu Dương Phong xuất hiện ở núi Chung Nam. Do bị tẩu hỏa nhập ma, Âu Dương Phong nhận nhầm Dương QuáDương Khang, nghĩa tử của y, và muốn truyền dạy võ công cho Dương Quá. Tiểu Long Nữ bị Âu Dương Phong phong tỏa huyệt đạo để đề phòng nàng đi theo, và dẫn Dương Quá đi nơi khác luyện công. Chính vì thế, Tiểu Long nữ đã bị Doãn Chí Bình dễ dàng làm nhục. Tiểu Long Nữ vì bị vải che mắt, cứ ngỡ là Dương Quá làm chuyện này. Nhưng khi bị nàng hỏi, ngỏ ý muốn trở thành một đôi vợ chồng thì Dương Quá lại chẳng hay biết gì, vô tình nói những lời khiến nàng đau khổ đến nỗi nàng phải bỏ đi. Dương Quá sau đó rất hối hận và nhận ra tình cảm của mình với Tiểu Long Nữ. Chàng liền đi khắp nơi tìm Tiểu Long Nữ để mong nàng tha thứ và chàng luôn xem Tiểu Long Nữ là vợ mình. Trải qua nhiều biến cố, mối tình sâu đậm giữa hai người tuy đi ngược lại quan niệm, đạo lý của xã hội Trung Hoa cổ nhưng vẫn có kết cục viên mãn nhờ sức mạnh tình yêu, sự thủy chung vượt lên mọi rào cản. Tiểu Long nữ và Dương Quá quy ẩn giang hồ, sống một cuộc sống tự do tự tại.
10/ NHẬM DOANH DOANH (Tiếu ngạo giang hồ): (任盈盈 – Ren Ying Ying), là tên một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ, là nữ giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo, con gái duy nhất của Nhậm Ngã Hành và vợ Tuyết Tâm. Là một trong những nhân vật nữ được yêu thích nhất trong các tác phẩm của Kim Dung, Nhậm Doanh Doanh mang nhiều hình ảnh của một cô gái hiện đại, yêu và sẵn sàng hy sinh cho tình yêu, mong manh nhưng không yếu đuối. Chính những điều ấy đã tôn thêm vẻ đẹp của cô trong Tiếu ngạo giang hồ. Kết truyện, Nhậm Doanh Doanh trở thành vợ của Lệnh Hồ Xung, được người trong giáo phái này kính trọng gọi là Thánh cô. Nhậm Ngã Hành vì mải mê luyện hấp tinh đại pháp nên bị Đông phương bất bại lén ám toán, giam giữ dưới hắc lao dưới Tây Hồ, khi đó cô còn nhỏ nên đã không biết rõ câu chuyện. Để che mắt giáo chúng, Đông phương Bất Bại đã phong cho Doanh Doanh chức vụ cao của Nhật Nguyệt thần giáo và chăm sóc cô tử tế. Vì Doanh Doanh đối xử rất tốt với giáo chúng bên dưới, luôn cứu giúp họ (đặc biệt trong việc cầu xin Đông phương Bất bại cấp cho họ thuốc giải Tam thi não thần đan nên được các kì nhân dị sĩ Ma giáo đặc biệt kính trọng, gọi Doanh Doanh là Thánh cô. Khi Nhậm Doanh Doanh cùng với Lục trúc ông trú ẩn ở Lạc Dương, cô đã vô tình quen với Lệnh Hồ Xung nhờ tài nghệ âm nhạc và được chàng tặng khúc phổ Tiếu ngạo giang hồ. Vì Lục trúc ông gọi Doanh Doanh là cô cô (sau này cô giải thích là do cha cô là Nhậm Ngã Hành là sư thúc của cha Lục trúc ông) nên khiến cho Lệnh Hồ Xung nhầm tưởng cô là một bà lão. Khi hiểu cảnh ngộ và tâm sự trong lòng Lệnh Hồ Xung, cô đã thầm yêu chàng và ra lệnh cho toàn bộ thuộc hạ của mình tìm cách cứu giúp và bảo vệ chàng. Cũng qua Doanh Doanh, các kỳ nhân dị sĩ Ma giáo đã kết bạn với Lệnh Hồ Xung và cực kỳ hâm mộ chàng. Khi gặp nhau ở Lạc Dương, Doanh Doanh đã dùng đàn cầm chơi bản Thanh tâm phổ thiện chú giúp cho Lệnh Hồ Xung trị nội thương, sau đó dạy cho Lệnh Hồ Xung chơi đàn khi chàng thỉnh cầu (thực ra là do Lục Trúc Ông mách nước). Trong thời gian học đàn này, Lệnh Hồ Xung vô tình thổ lộ tâm sự thầm kín về tình yêu với sư muội Nhạc Linh San và những bi kịch vừa xảy ra với chàng. Doanh Doanh nảy sinh tình cảm với Lệnh Hồ Xung từ đó và thầm ước mong cùng chàng cầm tiêu hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. Sau đó Lệnh Hồ Xung lang thang giang hồ với tấm thân bệnh tật không ai có thể cứu được kể cả danh y lúc ấy là Bình Nhất Chỉ. Doanh Doanh đã âm thầm theo dõi để giúp đỡ, cô có quyết định kỳ quặc khi ra lệnh giết người yêu để giữ Lệnh Hồ Xung bên mình. Cô tình nguyện chịu tội trên Thiếu lâm tự 10 năm để đánh đổi việc Thiếu lâm tự đem Dịch cân kinh cứu Lệnh Hồ Xung (trước đó, Doanh Doanh đã giết chết một số nhân vật Thiếu lâm tự). Việc này đã khiến Lệnh Hồ Xung thành “minh chủ” dẫn một đám ô hợp lên Thiếu Lâm tự cứu Doanh Doanh (nhờ Mạc Đại tiên sinh cho chàng biết sự thật). Và sau đó, cả hai đã đến với nhau. Doanh Doanh đã hết lòng giúp Lệnh Hồ Xung xây dựng vị trí ở Ngũ nhạc kiếm phái, và bảo vệ chàng trước sức ép của Nhậm Ngã Hành. Đoạn kết câu chuyện, Nhậm Ngã Hành chết đột ngột do bị những luồng chân khí xung đột lẫn nhau, Doanh Doanh lên làm giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo đã hóa giải toàn bộ ân oán của giáo phái này với giang hồ, nàng lên Hằng Sơn xin lỗi các phái Thiếu Lâm, Võ Đang, sau đó cùng Lệnh Hồ Xung kết hôn, bỏ mọi danh lợi, hào quang lấp lánh trên đời và đi ngao du, cùng nhau hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. Nhậm Doanh Doanh là Thánh Cô của Nhật Nguyệt Thần Giáo, lại là con gái của Nhậm Ngã Hành nên nàng là người đầy quyền uy, dưới một người mà trên cả vạn người, lần nàng xuất hiện trên Gò Ngũ Bá đã khiến cho quần hào phải bỏ ra Nam Hải, nàng giết người cũng không gớm tay. Tuy nhiên, Doanh Doanh thực ra là mẫu người phụ nữ hết sức e thẹn trong chuyện tình cảm, nhưng hết lòng hi sinh vì người mình yêu. Vì người yêu, nàng cũng sẵn sàng làm bạn và rất bao dung với Nhạc Linh San, tình địch của mình, người từng khiến cho Lệnh Hồ Xung thất điên bát đảo.
Mỹ nhân thiên hạ nhiều vô kể
Thử hỏi tri âm được mấy người
Duyên tương ngộ, tình tương tri, tâm tương thích. Doanh Doanh đối với Lệnh Hồ Xung, không chỉ là tình yêu nam nữ, mà còn là người tri kỷ, người thấu hiểu Lệnh Hồ Xung hơn ai hết, hiểu từ những cử chỉ, những nét mặt, những hành động, những lời nói.
NHỮNG NGƯỜI ĐẸP KHÁC
A Kha và Trần Viên Viên (Lộc đỉnh ký): Thừa hưởng nhan sắc của mẹ là Trần Viên Viên nên dưới ngòi bút Kim Dung, A Kha cũng là một mỹ nhân “khuynh quốc khuynh thành” trong Lộc đỉnh ký. Tuy vậy, sức hấp dẫn của cô không thể bằng Song Nhi và khi viết về A Kha, Kim Dung cũng không thật ưu ái, vì thế mà nhân vật này không phải ai cũng yêu thích. A Kha là nhân vật trong Lộc đỉnh ký, cô vợ xinh đẹp nhất của Vi Tiểu Bảo. Nhan sắc của A Kha khiến chàng thái giám dỏm phải lặng người vì “ngọc trắng đính cườm cũng không bì được với vẻ đẹp lộng lẫy của nàng, hoa hồng chớm nở cũng không sánh lại được với vẻ đẹp thanh tú, diễm lệ của nàng”. Thế nhưng khi so với mẹ – Trần Viên Viên, sắc đẹp của A Kha phải đứng cách xa hàng trăm dặm. Chính Vi Tiểu Bảo vẫn xiêu lòng trước tài sắc của người phụ nữ gấp đôi tuổi mình. Trần Viên Viên là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa, từng được xưng tụng là một trong “Tần Hoài bát diễm” (Tám người đẹp của Tần Hoài) và cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên.
Hoắc Thanh Đồng (Thư kiếm ân cừu lục): Đại diện cho vẻ đẹp của dân tộc Hồi Cương, Hoắc Thanh Đồng là nhân vật nữ chính trong tác phẩm Thư kiếm ân cừu lục, được Kim Dung miêu tả như một viên ngọc không tỳ vết, kiên cường, thông minh, võ công cao cường.
Kiến Ninh công chúa (Lộc đỉnh ký): Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử, Kiến Ninh là muội muội của hoàng đế Thuận Trị, cô ruột của Khang Hy, tuy nhiên, trong Lộc đỉnh ký, Kiến Ninh lại trở thành em gái Khang Hy. Không giống với những nàng công chúa khác, Kiến Ninh công chúa có tính cách ngang ngạnh, tinh nghịch, thẳng thắn, quyết đoán, vì Vi Tiểu Bảo mà từ bỏ vinh hoa phú quý. Cô trở thành một trong 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo.
Tô Thuyên (Lộc đỉnh ký): Ngoài võ nghệ cao cường, bản lĩnh, người đẹp Tô Thuyên còn sở hữu vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân. Trong số 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo, xét về nhan sắc thì Tô Thuyên chỉ dưới A Kha. Ngoài ra, nàng còn có nhiều cái nhất so với 6 người đẹp còn lại: Nhiều tuổi nhất, bản lĩnh nhất, võ công cao cường nhất. Do đó, khi về với Vi gia, Tô Thuyên nghiễm nhiên trở thành dâu cả, là người lãnh đạo trong số 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo.
Lục Vô Song (Thần điêu hiệp lữ): Là thiên kim tiểu thư của Lục gia trang, sau vụ tàn sát gia đình, Lục Vô Song may mắn sống sót, cô được Lý Mạc Sầu nhận làm đệ tử. Lục Vô Song biến thành một con người tàn ác, trong lòng chất chứa nhiều hận thù. Cô có tình cảm với Dương Quá nhưng chỉ kết tình huynh muội. Lục Vô Song được gọi là mỹ nữ áo trắng, tuy nhiên, so với Tiểu Long Nữ – một mỹ nhân nổi tiếng với y phục trắng, cô có phần kém sắc hơn.
A Bích (Thiên long bát bộ): A Bích là một trong hai hầu gái của Mộ Dung Phục, sống ở Cầm Vận Tiểu Trúc, kế nghiệp Cầm Tiên Kha Quảng Lăng. Nàng có giọng nói mềm mại, tướng mạo diễm lệ, thích mặc màu xanh và giỏi đàn hát. Cô rất trung thành với Mộ Dung Phục và tiếp tục phục vụ anh ta ngay cả sau khi anh ta hóa điên.

Chung Linh (Thiên long bát bộ): Ban đầu, Chung Linh xuất hiện với tư cách là con gái của cốc chủ Vạn Kiếp cốc Chung Vạn Cừu và Tiết Dạ Xoa Cam Bảo Bảo. Tuy nhiên, khi tấm màn sự thật hé mở, nàng lại là con gái của Trấn Nam Vương nước Đại Lý Đoàn Chính Thuần, và là cháu ruột của đương kim hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế. Trong Thiên long bát bộ, ở tuổi 16, Chung Linh là một cô gái rất xinh xắn, nhí nhảnh, hồn nhiên, với mái tóc hai bím rất dễ thương. Cô còn gây thiện cảm bởi tính cách hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thích giúp đỡ kẻ yếu, ghét những kẻ ngông cuồng, cậy mạnh bắt nạt yếu.

Ân Ly (Ỷ thiên đồ long ký): Ở tuổi 12, Ân Ly đã là một cô bé có khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt long lanh như mặt nước hồ mùa thu. Khi lớn lên, vì luyện môn võ công âm độc Thiên Thù Vạn Độc Thủ mà dung mạo của cô bị hủy hoại, khuôn mặt sưng vù, cực kỳ xấu xí. Có người đánh giá Ân Ly là nhân vật có tính cách khá điên khùng. Người ta có thể nhìn thấy ở cô một sự cứng rắn pha chút manh động khi dám giết chết mẹ kế chỉ bởi vì bà ta được cha cô sủng ái, rồi cũng chỉ bởi vì anh chàng Tăng A Ngưu mà cô hạ sát Chu Cửu Chân. Thế nhưng bên ngoài vẻ tà giáo manh động ấy của cô, người ta còn thấy một tâm hồn trong sáng, một trái tim tình si, một tình cảm chân thành và bất diệt mà cô dành cho Trương Vô Kỵ.

Tiểu Chiêu (Ỷ thiên đồ long ký): Là cô gái mang trong mình hai huyết thống Hán tộc và Ba Tư, Tiểu Chiêu được thừa hưởng những nét đẹp của cả cha và mẹ, ở tuổi 15, Tiểu Chiêu đã như một bông hoa đẹp rực rỡ. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiểu Chiêu là cô gái xinh đẹp nhất và cũng là người có số phận đau khổ nhất. Cô cũng là người con gái thông minh, kiến thức võ học uyên thâm và rất có bản lĩnh. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tiểu Chiêu là cô gái xinh đẹp nhất và cũng là người có số phận đau khổ nhất. Là con gái của Hàn Thiên Diệp và Thánh nữ Minh giáo Ba Tư, Tiểu Chiêu mang trong mình nét đẹp và tinh túy của cả 2 dân tộc. Cô gái nhỏ này đến Trung Nguyên qua Con đường tơ lụa để hoàn thành sứ mệnh mà mẹ cô còn dang dở – đánh cắp bộ Càn Khôn đại nã di tâm pháp. Mang ơn Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu chăm sóc, phục vụ anh tận tình với tư cách “con hầu”. Nhưng “con hầu” ấy chính là người đã có công bảo vệ Minh giáo trước cuộc tấn công của quân Nguyên. Tiểu Chiêu rất đẹp, cái đẹp được kết tinh từ 2 dòng máu Hán tộc và Ba Tư. Cô cũng là người con gái thông minh, kiến thức võ học uyên thâm và rất có bản lĩnh. Nhưng quan trọng hơn tất cả, Tiểu Chiêu có một tấm lòng nhân hậu thật đáng quý. Để cứu mẹ – Kim Hoa bà bà – và đám người Trương Vô Kỵ, Tiểu Chiêu đã buộc phải tiết lộ thân phận thực sự của mình. Cô đã cắn răng hy sinh tình yêu đầu đời với Trương Vô Kỵ, tình yêu mà cô chôn chặt trong lòng bấy lâu, để trở về Ba Tư làm Thánh nữ.
Thủy Sinh (Liên thành quyết): Lạc lõng giữa dàn mỹ nhân của Thiên long bát bộ, Ỷ thiên đồ long ký, Thần điêu hiệp lữ… là Thủy Sinh – mỹ nhân của Liên thành quyết. Qua ngòi bút Kim Dung, Thủy Sinh được miêu tả là một mỹ nhân tuổi đôi mươi, dung mạo xinh đẹp, mặc y phục trắng với dải lụa đỏ cài trên đầu.
Song Nhi (Lộc đỉnh ký): Vừa là người hầu, vừa là bạn, Song Nhi đi theo Vi Tiểu Bảo như cái bóng, liều mình bảo vệ anh chàng họ Vi mỗi khi gặp nguy hiểm. Chính vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Song Nhi đã tô điểm cho cô gái nhỏ này trở thành mỹ nhân số 1 của Lộc đỉnh ký. Cô gái nhỏ này võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và có tấm lòng trung thành vô hạn đối với chủ. Khi trở thành một trong bảy người vợ của Vi Tiểu Bảo, cô vẫn giữ được phẩm giá chân chính của một người phụ nữ: Không hề cạnh tranh, so bì, tỵ nạnh. Vẻ đẹp của Song Nhi không phải là tầm thường. Ở bên trong cô gái bé nhỏ ấy là cả một nghị lực, sự nhẫn nại và lòng dũng cảm phi thường. Cô đi theo Vi Tiểu Bảo như cái bóng, liều mình bảo vệ anh chàng họ Vimỗi khi gặp nguy hiểm. Cô chăm sóc con của A Kha, Kiến Ninh, Tô Thuyên với tất cả sự dịu dàng, tận tâm.Vi Tiểu Bảo vốn coi phụ nữ như món đồ chơi nhưng chưa bao giờ, hắn dám có suy nghĩ coi thường Song Nhi. Chính vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Song Nhi đã trở thành một món trang sức vô giá, tô điểm cho cô gái nhỏ này trở thành mỹ nhân số 1 của Lộc Đỉnh Ký.Song Nhi vượt lên trên một Trần A Kha có dung mạo như hoa nhưng rỗng tuếch, chỉ biết mê đắm đến ngu muội tên tiểu nhân Trịnh Khắc Sảng. Cô không chỉ được Vi Tiểu Bảo trân trọng mà còn nhận được sự yêu mến của đông đảo những ai từng thưởng thức Lộc Đỉnh Ký.
Mộc Uyển Thanh (Thiên long bát bộ): Được đánh giá là một trong những nhân vật nữ có cá tính mạnh trong truyện Kim Dung, ngang bướng, cố chấp nhưng chung tình, khi yêu cũng rất mạnh mẽ, Mộc Uyển Thanh xuất hiện khá ấn tượng trong Thiên long bát bộ. Chính tính cách đặc biệt đó đã khiến cho nhân vật trở nên hấp dẫn hơn. Mộc Uyển Thanh là người có võ công không tầm thường và một quá khứ khá đặc biệt. Cô có gương mặt trái xoan xinh đẹp, nước da trắng ngần, hai mắt to tròn và sáng. Khi hành tẩu giang hồ, Mộc Uyển Thanh thường mặc y phục màu đen và quấn khăn bịt mặt, cưỡi con ngựa mang tên Hắc Mai Khôi (hoa hồng đen). Mộc Uyển Thanh có một mối tình khá ngang trái với Đoàn Dự nhưng sau này cũng được Kim Dung cho kết thúc một cách êm đẹp. Là một cô gái có tính cách bên ngoài vô cùng mạnh mẽ, có thể nói là cương cường nhất trong những nữ nhân đương thời trong Thiên Long Bát Bộ. Một Mộc Uyển Thanh xinh đẹp. Mộc Uyển Thanh có một trái tim chung thủy, và tình yêu của nàng cũng mạnh mẽ y như tính cách của nàng. Nàng là một trong số những cô gái trái tim chỉ thuộc về duy nhất 1 người của Kim Dung. Vì bị “sư phụ” nhồi nhét những định kiến rất xấu về đàn ông trong thiên hạ nên những hành động của nàng đối với. Đoàn Dự nhiều lúc rất cổ quái và nực cười khiến người đọc cảm thấy rất thú vị và yêu quý nàng.
Lam Phượng Hoàng (Tiếu ngạo giang hồ): là một “nữ bác sĩ” được xây dựng trong Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Cô vốn là người thuộc dân tộc vùng Miêu Cương, vùng Vân Nam lãnh thổ Trung Quốc, giáo chủ của Ngũ độc giáo. Nghe tiếng chàng trai Lệnh Hồ Xung đã trở thành tình nhân của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, Lam Phượng Hoàng dẫn một bọn nữ đệ tử, vượt dòng Hoàng Hà tìm Lệnh Hồ Xung. Gặp nhau trên Hoàng Hà, Lam Phượng Hoàng chẩn bệnh cho Hồ Xung ngay và biết chàng này mất rất nhiều máu, lại bị mất hết công lực do bị nội thương trầm trọng. Viên “nữ bác sĩ” hoang dã này đã thực hiện phép truyền máu cho Lệnh Hồ Xung: kêu bọn nữ đệ tử đến, vén váy đặt đỉa vào cho đỉa hút máu rồi lấy dụng cụ gắp từng con đỉa ấy vào tĩnh mạch Lệnh Hồ Xung, thoa một chút thuốc vàng vàng vào thân đỉa để đỉa nhả máu ra. Quả nhiên sau khi được tiếp máu, sắc mặt Lệnh Hồ Xung hồng hào hẳn lên. Tác giả Kim Dung đã mô tả hình dạng viên “nữ bác sĩ” này khá đẹp, mặc chiếc áo màu lam có in hoa hồng trắng sắc sỡ, nụ cười quyến rũ và tiếng nói thanh thót khiến ai nghe qua cũng phải rung động. Cô gọi Lệnh Hồ Xung mà những nam đệ tử khác của phái Hoa Sơn cứ ngỡ cô gọi mình; tim họ đập thình thịch trong lồng ngực! Cho đến khi nhìn thấy mắy cặp đùi trắng đẹp của bầy tiên nữ Ngũ độc giáo thì cả bọn hả họng, líu lưỡi. Tác giả cũng nhấn mạnh người Miêu Cương không như Trung Nguyên, muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, không phải e dè, che dấu. Sau khi truyền máu, Lam Phượng Hoàng mời Lệnh Hồ Xung uống rượu Ngũ tiên đại bổ. Ngũ tiên là năm loài trùng độc. Tất cả đều tự tay Lam Phượng Hoàng ngâm rượu, lại ướp bỏ vào đấy nhiều loại dược thảo nên rượu khá thơm tho. Lam Phượng Hoàng đem Ngũ tiên đại bổ mời Lệnh Hồ Xung uống trong khi cả phái Hoa Sơn đều từ chối. Và do vậy, dưới con mắt của Lam Phượng Hoàng, chỉ có chàng trai Lệnh Hồ Xung mới đáng là nam tử hán, là người bạn tốt. Tuy không nói rõ ý định, nhưng tự thâm tâm, Lam Phượng Hoàng chỉ mong Lệnh Hồ Xung gọi mình là “hảo muội tử”. Lệnh Hồ Xung đã đọc trong đôi mắt cô niềm ao ước đó. Anh cất tiếng gọi cô là “hảo muội tử” làm cô sướng mê đi bởi với người Trung Nguyên, “hảo muội tử” chỉ là em gái, nhưng đối với người Miêu Cương thì đó là tiếng gọi tình nhân! Lam Phượng Hoàng ra đi, cả phái Hoa Sơn nôn mửa thốc tháo, trừ chàng Lệnh Hồ Xung. Lênh Hồ Xung đã uống Ngũ tiên đại bổ của cô, không trúng độc, còn những người không uống thì bị trúng độc. Chẳng hiểu cô đã phóng độc trong trường hợp nào. Thật chẳng hổ danh Ngũ độc giáo! Sau này khi lên gò Ngũ Bá Cương bắt mạch cho Lệnh Hồ Xung, đại phu Bình Nhứt Chỉ khám phá ra trong người của chàng lại dư khí âm hàn do được truyền máu và uống rượu của Ngũ độc giáo. Bình Nhứt Chỉ đã mạt sát Lam Phượng Hoàng, gọi Lam Phượng Hoàng là lang băm và cho rằng trên đời này, người ta chết vì lang băm nhiều hơn là chết vì bệng tật. Quan điểm của Bình Nhứt Chỉ thật ra cũng chính là quan điểm của tác giả Kim Dung. Ông quan niệm y học, y thuật và y đạo là những cái mà không phi ai cũng làm được Những người coi thường tính mạng con người chữa bệnh theo kiểu thầy bói mù sờ voi thì chỉ có thể là những kẻ hại người, không thể khoác tấm áo cao quý của người thầy thuốc chân chính. Lời cảnh giác đó rất cần thiết cho mọi xã hội, mọi thời đại, kể cả xã hội và thời đại chúng ta đang sống. “Nữ bác sĩ” Lam Phượng Hoàng thật ra chỉ chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung theo phương pháp ngẫu hứng. Trong lòng cô mong được giáp mặt chàng trai đa tình ấy, được chàng gọi ba tiếng “hảo muội tử”, được hôn chàng một lần trước mặt Nhạc Bất Quần và bọn đệ tử phái Hoa Sơn trên con thuyền giữa Hoàng Hà đã đủ để nổi tiếng với đời. Cô vốn là cô gái Miêu Cương tò mò. Thế thôi. Cô biết Lệnh Hồ Xung đâu đến được với cô, bởi chàng là người tình của Doanh Doanh, mà Doanh Doanh lại là Thánh cô của cô. Trong cách dùng thuốc của Lam Phượng Hoàng lấp lánh một chút tình yêu đầu đời lãng mạn. Tiếp theo, rượu bổ chỉ là cái cớ. Cái chính là được gặp, được nhìn, được nói chuyện, được hôn Lệnh Hồ Xung. Ai nói thầy thuốc trên đời này không biết yêu và không biết vượt qua ngàn trùng đến hội ngộ với người mình thầm yêu trộm nhớ? Lam Phượng Hoàng là một “nữ bác sĩ” sống rất tình người, rất chân thật, xứng đáng là một thầy thuốc có được hai trái tim(?)
Nhạc Linh San (Tiếu ngạo giang hồ): (岳靈珊 – Yue Lingshan) là con gái của Nhạc Bất Quần, chưởng môn nhân phái Hoa SơnNinh Trung Tắc, sau này là vợ của Lâm Bình Chi. Nhạc Linh San là nhân vật tiêu biểu cho một phụ nữ bất hạnh cùng cực, bị chính cha ruột của mình dùng làm mồi nhử trong âm mưu tranh đoạt Tịch tà kiếm pháp của nhà họ Lâm. Chồng nàng lại xem nàng như tấm kim bài hộ thân, uy hiếp ngược trở lại Nhạc Bất Quần. Nhạc Linh San là con gái cưng duy nhất của vợ chồng Nhạc Bất Quần, Ninh Trung Tắc, nàng lớn lên và được xem như công chúa của Hoa Sơn, thường được mọi người gọi là Tiểu sư muội. Từ nhỏ, nàng thân thiết với Lệnh Hồ Xung, người hết mực thương yêu và chiều chuộng nàng. Cả hai dù chưa ngỏ lời và ước hẹn nhưng đã như ngầm hiểu tình cảm trong lòng nhau, thậm chí còn cùng nhau luyện riêng một thứ kiếm pháp rất đẹp nhưng cũng dễ tan vỡ tên là Xung Linh kiếm pháp. Tình yêu của hai người từng khiến tiểu ni cô Nghi Lâm bất chợt nổi cơn ghen khi nghe Lệnh Hồ Xung thao thao bất tuyệt kể về “tiểu sư muội” khả ái của mình. Nhạc Linh San là hình mẫu của một thiên kim tiểu thư con nhà võ, được chiều chuộng, kiến thức không rộng, linh tính không sâu quá nửa, có tính kiêu ngạo tùy tiện, ưa cảm giác mới lạ và rất hiếu thắng. Khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng gần chết bởi Đào cốc lục tiên, Nhạc Linh San đã lấy trộm bí kíp Tử hà bí lục của Nhạc Bất Quần đem cho Lệnh Hồ Xung luyện (và dẫn đến việc Lục Đại Hữu bị giết chết một cách mờ ám). Tuy nhiên, tình cảm của Nhạc Linh San với Lệnh Hồ Xung đã chính thức thay đổi khi Lâm Bình Chi gia nhập phái Hoa Sơn. Sở dĩ Nhạc Linh San dù ban đầu yêu Lệnh Hồ Xung nhưng sau đó nhanh chóng yêu Lâm Bình Chi là do Lâm Bình Chi sau khi trải qua thảm kịch gia đình tan nát, tính cách thay đổi hẳn, trở nên hướng nội, thâm trầm, già trước tuổi, khác hẳn với một Lệnh Hồ Xung, người được ai cũng yêu quý, lãng mạn, “thiếu đứng đắn”. Chính tính cách đó thúc đẩy sự thay đổi cách nhìn của Nhạc Linh San, từ vai trò người chinh phục, người che chở, gần gũi, quan tâm, biến thành toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ. Nguyên nhân bên ngoài là Lâm Bình Chi muốn sớm báo thù rửa hận, chỉ chăm chăm học võ luyện công, luôn luôn học hỏi nàng, chứ không nghĩ ngợi gì khác. Nhưng càng như vậy càng kích thích ý muốn chinh phục của Nhạc Linh San, đồng thời cũng càng khiến nàng kinh ngạc phát hiện cái mới ở Lâm Bình Chi. Nguyên nhân sâu xa hơn, tính cách đó của Lâm Bình Chi vừa hay phù hợp tiêu chuẩn thẩm mỹ của Nhạc Linh San. Tính cách nho nhã thanh lịch, con nhà quyền thế, nghiêm trang đạo mạo, trầm mặc ít nói nhưng trong lòng thì rất mưu mô xảo quyệt giống hệt tính cách của Nhạc Bất Quần mà nàng một lòng tôn sùng. Nàng đã có khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc bên Lâm Bình Chi khi được đáp trả tình cảm.
Sau khi Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Bất Quần gán cho toàn bộ những tội xấu xa, Nhạc Linh San đã thực sự yêu Lâm Bình Chi chân thành, sâu đậm và quyết giúp chàng tìm Tịch tà kiếm phổ, giúp chàng báo thù nhà. Và Nhạc Bất Quần đã khéo léo dàn dựng màn kịch gả con gái cho Lâm Bình Chi để hòng che mắt Lâm Bình Chi việc mình chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ. Sự bất hạnh đã đến với Nhạc Linh San khi Lâm Bình Chi đã khám phá ra âm mưu của Nhạc Bất Quần, cố công đoạt lại Tịch tà kiếm phổ, đồng thời “dẫn đao tự cung” – tự thiến mình để luyện Tịch tà kiếm pháp, thậm chí nghi ngờ tiểu sư muội tiếp cận chàng chỉ vì ăn trộm võ công cho cha nàng, khiến cho Nhạc Linh San làm vợ mà không được hưởng niềm hạnh phúc chăn gối của vợ chồng, bên ngoài phải giả mặt hạnh phúc để yên lòng cha mẹ, bên trong thì trong lòng nổi sóng, bao nỗi băn khoăn về nguyên căn việc đó, tưởng nhớ đến ngày cùng Lâm Bình Chi chung hưởng mối tình đằm thắm. Sau khi Nhạc Bất Quần giành chiến thắng trong đại hội hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái, Lâm Bình Chi thì thành công trong việc trả thù nhà bằng việc giết chết Dư Thương Hải, Mộc Cao Phong) đồng thời cũng bị mù, Nhạc Linh San đã được Lâm Bình Chi cho biết toàn bộ sự thật về cha mình và chồng mình – những người đàn ông không đầy đủ. Dù rất đau lòng trước sự thực này, Nhạc Linh San vẫn hết lòng yêu Lâm Bình Chi và tình nguyện đi theo. Lâm Bình Chi cũng nói rõ với Nhạc Linh San những âm mưu thâm độc của Nhạc Bất Quần nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm. Lâm Bình Chi cũng dự đoán được những thủ đoạn sắp tới của Nhạc Bất Quần khi biết Lâm Bình Chi đã đoạt lại và luyện được Tịch tà kiếm phổ. Nhạc Linh San muốn tìm nơi ẩn thân cùng Lâm Bình Chi nhưng Lâm Bình Chi lại toan tính đối phó với Nhạc Bất Quần bằng những thủ đoạn tàn độc khác. Nhạc Linh San rơi vào tình cảnh đau khổ nhất trên đời này vì không thể lựa chọn bỏ mặc cha hoặc bỏ mặc chồng. Nhạc Linh San cũng không thể theo cha mà cũng không thể theo chồng sau cùng quyết định xuống tóc đi tu đoạn tuyệt tất cả những khổ đau về gia đình, tình yêu. Sau khi nghe lời thuyết phục của Lao Đức Nặc liên kết với Tả Lãnh Thiền để đấu với Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi trái tim còn lạnh hơn cả băng giá đã nhẫn tâm giết chết Nhạc Linh San để lấy lòng Tả Lãnh Thiền. Trước khi chết, Doanh Doanh biết Nhạc Linh San là người tốt nên khuyên Lệnh Hồ Xung lắng nghe tâm nguyện của nàng. Linh San trăn trối với Lệnh Hồ Xung nhờ chiếu cố và bảo vệ Lâm Bình ChiLâm Bình Chi đã bị đui mù và trơ trọi. Lệnh Hồ Xung nhận lời và Nhạc Linh San yên lòng nhắm mắt.
Nghi Lâm (Tiếu ngạo giang hồ): (儀琳, Yi Lin) là một ni cô tu hành, đệ tử của Định Dật sư thái của phái Hằng Sơn (một trong Ngũ nhạc kiếm phái, đóng ở trên dãy Bắc nhạc Hằng Sơn tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)), nhưng có dáng vẻ rất đáng yêu. Cô là người tạo ra một mối tình câm lặng đặc biệt, hồn bướm mơ tiên với nhân vật chính là Lệnh Hồ Xung. Nghi Lâm là một người con gái xinh đẹp, một trái tim nhân hậu và những bi kịch của cô cũng đến từ chính vẻ đẹp này. Nàng có cha là một hòa thượng (pháp danh là Bất Giới), mẹ là một ni cô (không rõ tên thật, tên thường gọi là Á bà bà). Theo lời kể của Bất Giới thì trước ông ta là một đồ tể. Ông gặp mẹ của Nghi Lâm, lúc đó bà là một ni cô, và đã ngay lập tức đem lòng yêu ni cô này. Sau nhiều lần theo đuổi, ni cô này vẫn từ chối tình yêu của ông vì cho rằng Bồ Tát sẽ trừng phạt, đày bà xuống 18 tầng địa ngục nếu phá giới. Và thế là Bất Giới đã tình nguyện xuất gia làm hòa thượng để được cưới ni cô, với quan điểm: nếu thế thì ông sẽ cùng với bà gánh chịu hình phạt của Bồ Tát (vì ông cũng là đệ tử nhà Phật). Kết quả của tình yêu này là Nghi Lâm. Hai vợ chồng Bất Giới vừa tu hành, vừa sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng trớ trêu thay, bà vợ ni cô của Bất Giới lại là một người có máu ghen đặc biệt. Khi nhìn thấy chồng mình đang ôm con gái nói chuyện với một người phụ nữ khác (suy luận theo lời kể của Bất Giới thì chính là Ninh Trung Tắc, vợ của Nhạc Bất Quần, sư mẫu của Lệnh Hồ Xung), bà đã ngay lập tức bỏ chồng và con gái nhỏ đi biệt tích. Bất Giới đã gửi con gái ở Hằng Sơn, lang thang khắp nơi tìm vợ nhưng vô vọng. Sau này, nhờ Lệnh Hồ Xung giúp đỡ, hai vợ chồng ông đã được đoàn tụ. Chính vì được gửi ở Hằng Sơn nên Nghi Lâm đã vô tình theo con đường của cha mẹ – trở thành một đệ tử Phật gia.
Trong một lần xuống núi Hành Sơn (dự lễ từ giã giang hồ của Lưu Chính Phong), Nghi Lâm bị Điền Bá Quang, kẻ được mệnh danh là Hái hoa dâm tặc bắt và định hãm hiếp. Khi Điền Bá Quang mang Nghi Lâm vào hang núi định giở ý đồ đồi bại thì Lệnh Hồ Xung xuất hiện, xả thân mình cứu cô. Lệnh Hồ Xung đã dùng mưu trí thắng cuộc Điền Bá Quang để hắn buông tha Nghi Lâm, đồng thời phải chịu nhận Nghi Lâm làm sư phụ. Nhưng cũng vì thế mà Lệnh Hồ Xung bị thương nặng và bị La Nhân Kiệt ám hại. Nghi Lâm tưởng Lệnh Hồ Xung đã chết khi bị hai ông cháu Khúc Dương, Khúc Yên Phi cướp mất xác. Sau tai nạn này, Nghi Lâm đã thầm yêu Lệnh Hồ Xung, một tình cảm mới lạ đã cho nàng những xúc cảm dịu dàng, thậm chí còn khóc vì ghen khi nghe Lệnh Hồ Xung kể về mối tình si với tiểu sư muội của mình. Nghi Lâm đã tương tư Lệnh Hồ Xung đến mức héo hon sầu muộn, nhưng lại luôn cầu chúc cho tình yêu của người sư huynh này. Nghi Lâm không chỉ yêu mà còn tỏ ra là một người thấu hiểu nỗi lòng, bản tính và ước muốn của Lệnh Hồ Xung. Đồng thời cô cũng là người luôn ủng hộ, tin tưởng mọi hành động, ứng xử của Lệnh Hồ Xung. Ngay cả khi Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Bất Quần vu oan, mang tiếng xấu ở khắp bạn hữu giang hồ thì cô vẫn luôn tin vào Lệnh sư huynh, và luôn cầu Bồ Tát phù hộ cho chàng.
Nghi Lâm còn dành cho Lệnh Hồ Xung một sự quan tâm thầm lặng như một người vợ luôn dõi theo từng bước chân của chồng mình. Đoạn mô tả cuộc tỷ đấu đoạt chức Minh chủ Ngũ Nhạc Phái thể hiện rất rõ mối quan tâm thầm lặng này của Nghi Lâm:
“Lúc này trên đỉnh núi Tung Sơn mấy ngàn người đều chăm chú theo dõi cuộc tỷ võ trên Phong thiền đài. Chỉ có cặp mắt của Nghi Lâm là thủy chung vẫn dán chặt vào Lệnh Hồ Xung ngoài ra nàng chẳng quan tâm đến chuyện chi hết”.
Có như vậy nên khi đó lúc Lệnh Hồ Xung đột nhiên đứng dậy thì “một cánh tay mềm mại nhỏ bé đưa ra đỡ dưới nách chàng mà chàng cũng không hay biết” và “cả cặp mắt dịu dàng ngó thẳng vào mặt chàng, chàng cũng chẳng nhìn thấy”. Sau này, khi biết về tình yêu giữa Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh, cô cũng vẫn hết lòng ủng hộ họ dù trong lòng đầy đau khổ. Chứng kiến con mình héo hon sầu muộn vì tương tư, Bất Giới hòa thượng đã không ngần ngại yêu cầu hết Điền Bá Quang đến Đào cốc lục tiên đi tìm Lệnh Hồ Xung về. Thậm chí xuất lực tự thân cùng Nghi Lâm đi tìm Lệnh Hồ Xung. Những hành động này vô tình tạo ra biết bao sóng gió cho Lệnh Hồ Xung.
Khi Lệnh Hồ Xung trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn, Nghi Lâm càng bị lún sâu vào tương tư trong mối tình câm lặng không thể nói lên lời. Cô đã đêm đêm tâm sự với Á bà bà (người đàn bà câm điếc) quét chùa trên chùa Huyền Không về mối tình của cô, về những ước mong cho Lệnh Hồ Xung. Thực ra, người này chính là mẹ của Nghi Lâm, giả làm người câm điếc để tránh Bất Giới. Sau này, khi Nghi Lâm giết Nhạc Bất Quần – kẻ đã ám hại các vị chưởng môn của Hằng SơnĐịnh DậtĐịnh Nhàn, đồng môn và Lệnh Hồ Xung đã tôn cô làm chưởng môn. Nhưng Nghi Lâm đã nhất quyết từ chối, nhường ngôi vị cho Nghi Thanh, còn mình thì nhất tâm kinh sách, ngày ngày cầu nguyện cho vợ chồng Lệnh Hồ XungNhậm Doanh Doanh, sống trong mối tình câm lặng của mình. Mối tình của Nghi Lâm là mối tình một chiều không cầu đáp lại, chỉ mong những điều tốt đẹp sẽ đến với người mình yêu.
Đông Phương Bất Bại (Tiếu ngạo giang hồ): Đông Phương Bất Bại là một trong những nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Ban đầu, Đông Phương Bất Bại là phó giáo chủ của Nhật Nguyệt Thần Giáo nhưng sau này đã lập kế chiếm ngôi gáo chủ của Nhậm Ngã Hành. Tuy nhiên sau khi lên ngôi giáo chủ, Đông Phương Bất Bại lại mải mê luyện môn võ công Quỷ Hoa Bảo Điển và bỏ bê công việc của giáo phái. Không chỉ có vậy, khi luyện môn võ này, Đông Phương Bất Bại còn tự cung, trở thành người ái nam. Đông Phương Bất Bại từ đó thích trang điểm như con gái, trông như một mỹ nữ thực sự.
Tóm lại:
Khi Kim Dung giới thiệu những vẽ đẹp của những nhân vật nữ thì đồng thời ông cũng lồng vào tiểu thuyết của ông những ý tưởng cách mạng sau đây:
Tự do luyến ái: Hoàng Dung-Quách Tỉnh, Nhậm Doanh Doanh-Lệnh Hồ Sung
Đã phá tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đó
Không xem cái trinh tiết là quan trọng
Phụ nữ đẹp phải gồm vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn đẹp
Lệnh Hồ Công Tử-Nguyễn Thúc Soạn tổng hợp (bài do bạn BáTrần giới thiệu)
Canada, 02 May 2016