Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2024

Tâm tình cuộc sống


Hiếm mới quý.

Theo quy trình kinh tế: Cái gì hiếm thì qúy. Hiếm có nghiã là các sản phẩm có ít so với nhu cầu của người tiêu- dùng. Thí dụ: Hột xoàn càng to càng qúy, vì rất nhiều bà thích hột to, mà có qúa ít đá to để sản xuất được những hột này. Dĩ nhiên vì nó ít, nên mắc mới qúy chứ rẻ thì đâu còn qúy nữa. Nếu mà qúy bà có cái nhìn giống tôi: Báu gì cái viên đá vô tri, vô giác ấy. Khoe được tí xíu chả béo bổ, bõ bèn gì, mai kia không cần nữa kiếm chỗ bán lại thì mất đi hơn nửa giá trị lúc mua. Thật là phí của!

Nhà ở Cali hay Ny mắc vì số lượng người cần nhà nhiều hơn thị trường có thể cung cấp, chứ giá xây dựng một căn nhà ở hai nơi ấy đâu có tốn hơn những nơi khác bao nhiêu. Bởi nhân công ngành xây dựng đa số là di dân, cung cấp vật liệu hầu hết từ hai công ty về ngành này là Home Depot và Lowe.

Cũng vậy. Xoài là một loại trái cây có muôn vàn mầu sắc, hương vị, kích cỡ khác nhau. Kể ra năm nay xoài ở Florida có phần trúng mùa hơn những năm trước. Những trái xoài Thái, cát, Haiti... đang mùa chín rộ thơm ngon, đầy đặn...Sau bữa cơm gọt vỏ vài trái ăn tráng miệng cũng đã lắm. Xoài này chắc là ngon hơn hoặc bằng xoài nhập từ VN, vì nó tươi. Vậy mà xoài từ VN có giá 11.99/ pao.

Trong khi ấy, ở những vùng khác, nhà vườn trồng xoài cũng trúng mùa nên giá rẻ rề, có nơi chỉ $2.00/ thùng thì không thể tưởng tượng được. Vì rẻ vậy nên nó không còn qúy nữa. Phần chúng tôi ngoài con cháu ra, thậm chí không cả dám hỏi mọi người có ai ăn xoài không? Chỉ sợ bị trả lời: Không. Ngoài chợ thiếu gì, rẻ rề...Thì vừa xấu hổ vừa ngượng. Thôi đành để ăn dần trừ cơm. Hehe.

***

 

Chuyện khác.

Những năm đầu tiên định cư ở quê hương thứ hai. Hầu hết người việt chúng ta đều nỗ lực làm việc, lương ít, kiếm ít tiền nhưng cố gắng tiện tặn để dành chút đỉnh gởi về quê nhà giúp đỡ người thân. Thời bao cấp những người thân bên VN kiếm được đồng tiền cũng khó khăn, nên khi có được thùng qùa thì có vẻ mừng rỡ lắm. Hiếm nó qúy là vậy.

Càng về sau này, có lẽ cuộc sống bên kia đã thoải mái hơn, trong khi số tiền kiếm được của bà con hải ngoại không khá hơn bao nhiêu. Việc quà bánh dù số lượng cũng vậy, ngay cả nhiều hơn chút đỉnh cũng không còn được coi trọng như trước. Nếu không có qùa thì tình thân cũng có vẻ nhạt nhẽo lắm. Thỉnh thoảng có chút quà gửi cho chỗ nọ, chỗ kia, sau khi gửi đi rồi không cả thấy hồi đáp xem có nhận được chưa.

Có một bài viết tôi đọc được ở đâu đó. Nội dung:

- Việc tặng qùa hình như lả bổn phận của những người liểu chết, vượt bao gian khó để có cuộc sống tốt hơn trên xứ sở này. Họ phải gửi về để mua những tình cảm của người thân bên VN.

- Vì bất cứ lý do nào đó mà không làm được như vậy sẽ bị dè bỉu, coi thường, thậm chí trách móc, giận hờn.

- Tinh thần ấy còn thể hiện khi bên nhà nhận được ít hơn sự yêu cầu, Có khi bỏ nhau luôn nếu bị từ chối.

- Hơn chục năm trở lại đây khoa học tiến bộ, có đầy đủ phương tiện, chỉ một vài giây có thể nhắn tin cho đối tượng, không tốn phí thời gian lẫn tiền bạc. Vây mà vẫn lặng im. Có khi mình nhắn tin mãi mới nhận được sự trả lời một cách hầu như ép buộc.

Hy vọng người thân chúng tôi bên nhà không có tính cách giống như vậy.

Tôi đã nghỉ hưu từ năm 2015. Đang thao thức một chuyến đi về quê cũ. Thăm mộ phần tổ tiên, mộ đứa con đã lìa bỏ mình hơn 40 năm trước. Kết hợp thăm lại những kỷ niệm xưa cũ những ngày ấu thơ.

Thực tình vì sức khoẻ không cho phép, phần khác không muốn tham dự các tiệc tùng rộn ràng, nhộn nhịp. Nên chắc chắn sẽ không đến ăn uống ở các nơi phồn hoa, đô hội. Ngay cả nếu được gặp gỡ những người thân, cũng chỉ muốn những bữa cơm thật đơn giản, na ná như bữa ăn ngày xưa còn bé, ở với cha mẹ lúc còn nghèo nàn, với tâm tình thương yêu, cảm mến, gần gũi.

 

Không biết có thực hiện được giấc mơ đơn giản đó? Bởi có thể nó không được như sự mong đợi của một số bà con bên nhà.

Đối với con cháu từ thế hệ thứ hai trở đi. Chúng vẫn nhớ quê cha đất tổ, nhớ mồ mả ông bà, thỉnh thoảng muốn về thăm. Nhưng cứ phân vân:

- "Cần bao nhiều tiền qùa cáp mới đủ?". Bởi nhiều không có, ít không thông, sợ bị dỗi hờn!

 Tôi chưa có câu trả nên các cháu vẫn còn chờ đợi.

Hovan Nguyen/quinhon11