Tình trạng suy giảm trí nhớ không chỉ gặp ở người cao tuổi mà cũng có nhiều người trẻ mắc phải. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được các phương pháp cải thiện suy giảm trí nhớ hiệu quả.
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ đang ngày càng trở nên phổ biến
Suy giảm trí nhớ là tình trạng mà thần kinh bị thoái hóa và chức năng não bộ yếu đi dẫn tới việc dẫn truyền thông tin tới não bị ảnh hưởng. Người mắc phải tình trạng này thường xuyên bị quên và khả năng nhận thức, tập trung cũng suy giảm. Ngày nay tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến mà không phân biệt tuổi tác.
Một vài nguyên nhân thường gặp gây suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ do tế bào thần kinh bị thoái hóa
Tế bào thần kinh có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung động thần kinh để đưa thông tin tới não bộ. Sau tuổi 25 các tế bào thần kinh dần bị thoái hóa, mỗi ngày chúng ta mất đến 3000 tế bào thần kinh mà không sản sinh thêm. Đặc biệt với những người bị stress, căng thẳng kéo dài thì số lượng tế bào thần kinh mất đi còn nhiều hơn do đó càng làm gia tăng tình trạng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ do gia tăng các gốc tự do
Các gốc tự do được hình thành nhờ sự quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như hóa chất, bụi bẩn, stress,… Các gốc tự do tấn công mạnh mẽ vào tế bào thần kinh và làm giảm khả năng dẫn truyền của xung động thần kinh từ đó gây nên suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ do bệnh lý và dùng thuốc
Người mắc các bệnh lý như tai biến mạch máu não, viêm não, chấn thương đầu, u não và các bệnh lý gây ảnh hưởng tới chức năng não bộ khác nữa có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc tim mạch, thuốc khánh sinh, thuốc điều trị huyết áp,… kéo dài gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các tế bào não.
Suy giảm trí nhớ nên ăn gì để để cải thiện?
Chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện trí nhớ
Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ. Một số thực phẩm tốt cho não bộ là:
- Nghệ: Từ xưa đến nay nghệ luôn được coi là “thần dược” vì những công dụng tuyệt vời của nó. Trong thành phần của nghệ có chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng loại bỏ các mảng amyloid - một trong những yếu tố gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ. Thêm vào đó Curcumin còn có tác dụng tăng sản sinh dopamin và serotonin trong não bộ làm giảm nguy cơ bị trầm cảm.
- Cá béo: các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm,... có chứa nhiều acid béo omega-3 giúp phát triển hệ thống tế bào não và thần kinh, do đó giúp tăng cường trí nhớ.
- Quả hạnh: quả hạnh gồm các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó,... là loại thực phẩm rất tốt cho não bộ. Trong thành phần của các loại hạt này có chứa chất chống oxy hóa và các chất béo lành mạnh giúp cải thiện nhận thức và giảm thoái hóa thần kinh.
- Cà chua: trong cà chua có chứa hoạt chất carotenoids giúp bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm sự lão hóa não bộ.
Các biện pháp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ, bạn nên thực hiện thêm một số biện pháp khác nhau như rèn luyện trí não, chế độ ăn hợp lý, tăng cường tập thể dục,…
- Rèn luyện trí não: Để có một bộ não khỏe mạnh thì bộ não cũng cần hoạt động thường xuyên. Việc rèn luyện trí óc sẽ giúp não phát triển và cải thiện tập trung, trí nhớ. Một số phương pháp rèn luyện trí não bạn có thể thực hiện như đọc sách, giải câu đố, xếp hình,…
- Thiền: Thiền đem tác dụng rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ. Theo nghiên cứu cho thấy việc ngồi thiền sẽ giúp giảm thoái hóa và tăng cường chức năng của não bộ, nhờ vậy thiền giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Tập thể dục: Việc tập thể dục có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bộ não. Chăm tập thể dục đều đặn sẽ làm giảm tình trạng bộ não bị thoái hóa, đồng thời giảm nguy cơ lú lẫn do tuổi tác.
theo giadinh