SAU 40 TUỔI, THÓI QUEN ĂN TRƯA VÀ NGỦ TRƯA ẢNH HƯỞNG NHIỀU HƠN ĐẾN TUỔI THỌ CỦA BẠN VÌ VẬY CÓ NHỮNG LƯU Ý BẠN CẦN PHẢI GHI NHỚ ĐỂ CÓ MỘT SỨC KHOẺ TỐT HƠN, SỐNG THỌ HƠN.
Sau khi một người bước vào tuổi trung niên, chức năng của cơ thể suy giảm và khả năng xảy ra các vấn đề tăng lên, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Giai đoạn trung niên là giai đoạn quan trọng để kéo dài tuổi thọ, đồng thời cũng là giai đoạn dễ mắc nhiều bệnh tật nhất. Vì vậy, người ở độ tuổi này nên học cách giữ gìn thân thể và phòng tránh bệnh tật.
Ăn trưa và ngủ trưa ảnh hưởng nhiều hơn đến tuổi thọ nhưng nhiều người có thể không quá chú ý. Đặc biệt, khi một người bước sang tuổi trung niên, nếu hình thành được những thói quen tốt sau đây vào buổi trưa thì chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh khi về già, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Hãy ghi nhớ không ăn “3 bữa” hoặc ngủ “2 giấc” này vào buổi trưa để sống vui sống khoẻ hơn mỗi ngày:
Không ăn “3 bữa”
Đối với nhiều người, bữa sáng và bữa tối có thể ăn ở nhà, nhưng bữa trưa khó giải quyết hơn. Do thời gian ăn trưa ngắn nên mọi người có xu hướng giải quyết bữa trưa một cách đơn giản như đi ăn ở căng tin hay chỉ ăn nhẹ cái gì đó.
Tuy nhiên, bữa trưa nếu không được ăn no có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cả buổi chiều. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh vấn đề ăn uống, việc nghỉ ngơi vào thời điểm này cũng có những lưu ý nhất định bạn phải ghi nhớ, nếu không sẽ vô tình rước bệnh vào người.
1. Không ăn các bữa ăn quá “nhanh”
Thông thường, thời gian nghỉ trưa của mọi người tương đối ngắn, vì vậy mà nhiều người vội vàng ăn nhanh bữa trưa để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bữa trưa ăn quá nhanh và không nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột và dạ dày. Không những không thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng mà còn dễ gây khó tiêu.
Đối với người trung niên và cao tuổi, chức năng tiêu hóa ngày càng suy giảm, việc ăn quá nhanh vào bữa trưa sẽ sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, mọi người nên ăn chậm hơn và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Theo cách này, dạ dày và não bộ kịp thời “giao tiếp” giúp cơ thể nhận được tín hiệu no, như vậy lượng thực phẩm vào cơ thể sẽ được giảm bớt, giúp giảm tải cho dạ dày.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
2. Không ăn các bữa ăn quá “nặng”
Điểm đáng lưu ý ở những bữa ăn này không phải là “trọng lượng” của các món ăn mà là ở “hương vị”. những món ăn này thường có quá nhiều dầu và muối nên người trung niên càng ăn càng ít càng tốt.
Không chỉ vậy, loại thực phẩm này thường có tính nóng, nhiều người cho rằng ăn khi còn nóng mới tốt cho sức khỏe, thực chất đây là một hiểu lầm tai hại. Nếu nhiệt độ vượt quá 65 độ mà ăn thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khỏe, dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản, không tốt cho dạ dày.
3. Không ăn những bữa quá “no”
Ăn quá no sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn ở trong dạ dày không tiêu hóa hết, khiến dạ dày bị ứ đọng, khó chịu. Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ chuyển thành mỡ, dẫn đến béo phì, tiểu đường.
Việc ăn quá no sẽ khiến não bộ phản ứng chậm chạp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tế bào não. Ăn quá nhiều cũng khiến máu trong cơ thể dồn về dạ dày và ruột để làm việc nên máu ở trên não bị giảm. Từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏivà buồn ngủ.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Không ngủ “2 giấc”
Đối với người trung niên, nhu cầu về thời gian ngủ sẽ dần ít hơn trước, tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng ngắn. Với những lứa tuổi này, giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi vì giúp bù lại tình trạng thiếu ngủ và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, có hai điều cần chú ý khi ngủ trưa:
1. Không “chợp mắt” ngay sau bữa trưa
Nhiều người có thói quen này nhưng trên thực tế, việc đi ngủ ngay lập tức sau bữa trưa sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa đường ruột, khiến lượng máu cung cấp cho não không đủ. Sau khi ngủ dậy có thể cảm thấy chóng mặt.
Đối với những người có mạch máu kém thì những nguy hiểm tiềm ẩn tương đối lớn. Những người này chỉ nên ngủ sau khi ăn trưa 30 phút, tốt nhất nên nằm nghỉ ngơi, thay vì tình trạng ngủ trong tư thế ngồi.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
2. Đừng ngủ trưa quá lâu
Ngủ trưa đúng cách là tốt nhưng nếu ngủ quá lâu có thể khiến cơ thể bị tổn thương. Khi thời gian ngủ trưa tăng lên 45-90 phút thì giấc ngủ trưa bắt đầu có hại cho sức khỏe của bạn, bởi đó là một giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt hơn và muốn ngủ tiếp, các cơ quan chưa sẵn sàng làm việc lại. Bạn chỉ nên ngủ trong 20 – 30 phút, đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi được đánh giá là tốt cho sức khỏe.
(Theo Toutiao) / Ánh Lê / Nhịp sống kinh tế/anle20