Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thông qua việc làm tăng huyết áp, cân nặng, thậm chí có thể gây đột quỵ.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức tiêu thụ muối ăn không quá 5g/ngày. Nhưng thực tế, theo kết quả điều tra trong dân số, người Việt Nam tiêu thụ trung bình lượng muối lên đến 9,4g/ngày. Với chế độ ăn thừa muối là một nguy cơ cao tiểm ẩn dẫn đến tăng huyết áp, tiểu đường và các bệnh lý tim mạch khác.
Bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:
Ăn mặn làm biến động lượng đường trong máu
Muối là gia vị không thể thiếu trong nấu nướng, đồng thời nó cũng là nguồn cung cấp ion natri và clorua tốt nhất cho con người. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Không phải muối trực tiếp gây ra biến động lượng đường trong máu, nhưng việc ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn và cảm giác đói của con người, đồng thời khiến bạn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn một cách vô thức.
Hơn nữa, các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng nếu ăn quá nhiều muối trong thời gian dài sẽ khiến insulin thúc đẩy quá trình hấp thu glucose và giảm hiệu suất sử dụng, dẫn đến rối loạn chỉ số glucose máu của người bệnh, làm nặng thêm các triệu chứng tiểu đường, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Ăn mặn gây hư thận
Như đã nói ở trên, muối ăn sẽ giải phóng các ion natri và clorua sau khi vào cơ thể. Trong trường hợp bình thường, các ion natri có một giá trị sử dụng nhất định đối với cơ thể con người. Ngoại trừ một phần nhỏ ion natri chúng ta tiếp nhận hàng ngày được cơ thể sử dụng, phần còn lại được thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu do thận sản xuất.
Ảnh minh họa
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của thận, kiểm soát đường huyết kém thậm chí có thể phát triển thành bệnh thận do tiểu đường.
Nếu bệnh nhân vẫn tiêu thụ một lượng lớn muối, chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận, lâu dần có thể phát triển thành giữ nước và natri, tăng thể tích máu và các vấn đề khác, gây tổn thương nhu mô thận và thành thận.
Ăn mặn làm tăng huyết áp
Ăn quá nhiều muối không chỉ gây hại cho thận mà còn bị ảnh hưởng bởi việc giữ nước và natri và tăng áp suất thẩm thấu huyết tương, đồng thời có thể dẫn đến tăng huyết áp. Nếu bệnh nhân đái tháo đường kết hợp với tăng huyết áp thường sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh thận mãn tính, thậm chí có thể thúc đẩy người bệnh chuyển sang giai đoạn suy thận mãn tính.
Không chỉ vậy, lượng đường trong máu cao và huyết áp cao có thể gây tổn thương cho động mạch, mạch máu, não và tim, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và hình thành mảng bám, nếu cứ tiếp tục như vậy thì khả năng mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não sẽ càng tăng cao.
Ảnh minh họa
Cần làm gì để ổn định đường huyết
Để ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng, lượng muối ăn hàng ngày của bệnh nhân chỉ nên nhỏ hơn hoặc bằng khoảng 5 gam là có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể mà không gây thừa muối.
Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn cần chú ý giữ nguyên mùi vị ban đầu của thực phẩm càng nhiều càng tốt, ngoài việc giảm thêm muối, các gia vị chứa muối khác (bột ngọt, nước tương, tương đậu) cũng nên tránh để nhiều trong quá trình nấu nướng, tốt nhất nên sử dụng các phương pháp hấp, luộc và các phương pháp chế biến khác.
Theo giadinhonline