Cục máu đông (blood clot)có thể là một vấn đề y tế nghiêm trọng; nó thậm chí có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc tử vong. Theo National Blood Clot Alliance thì trên thực tế có 274 người chết mỗi ngày vì cục máu đông,
Vậy cục máu đông trông như thế nào hoặc bệnh nhân cảm thấy như thế nào? Và làm thế nào để bạn có thể biết mình có cục máu đông ?
Cục máu đông là một tập hợp các tế bào máu trông giống như keo ( gel) trong tĩnh mạch (veins) hoặc động mạch (arteries) làm nghẽn tắc dòng chảy của máu. Nếu không có lưu lượng máu thích hợp, các bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, não và chân có thể sẽ không nhận được oxy cần thiết. Tiến sĩ Lawrence Hofmann--giáo sư về X quang can thiệp tại Trung tâm Y tế Đại học Stanford ở Palo Alto, California-- cho biết “ cục máu đông có thể nhỏ bằng hạt gạo hoặc dài bằng xúc-xích kielbasa của Ba Lan.”
Các loại cục máu đông
Bác sĩ Hofmann cho biết cách đây hàng triệu năm, cục máu đông đã giúp con người thoát chết nhờ cầm đươc máu khi bị hổ răng kiếm cắn. Ngày nay, cục máu đông vẫn còn có thể hữu ích khi chúng ta bị thương, nhưng cũng có thể được hình thành vì những lý do khácvà gây hại cho chúng ta.
Ba loại cục máu đông tĩnh mạch (venous blood clots) là:
1. Viêm tĩnh mạch huyết khối bề ngoài (Superficial thrombophlebitis ) Đây là loại cục máu đông ít nghiêm trọng nhất. Nó hình thành trong một tĩnh mạch gần bề mặt da. Mặc dù ít gây hại hơn, nhưng loại cục này vẫn nên được bác sĩ kiểm tra vì nó đôi khi dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu.
2. Huyết khối tĩnh mạch sâu ( deep vein thrombosis – DVT). Loại cục máu đông này xảy ra khi
cục máu đông hình thành sâu bên trong tĩnh mạch, thường là ở tay hoặc chân.
3. Nghẽn mạch phổi ( Pulmonary embolism).
Trong các cuộc thảo luận về cục máu đông, bạn cũng có thể nghe thấy thuật ngữ cục máu đông động mạch (arterial clots). Đây là những điều kiện khác nhau với những hàm ý khác nhau tùy thuộc vào nơi chúng xảy ra.
Tiến sĩ Nicole Weinberg-- bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Providence Saint John, Santa Monica, California--cho biết điều khiến các bác sĩ lo lắng nhất là khi cục máu đông ở một phần cơ thể của bạn - chẳng hạn như ở chân của bạn - vỡ ra và di chuyển đến não, tim hoặc phổi.
.
Trong phổi, cục máu đông có thể gây ra cái gọi là nghẽn mạch phổi (pulmonary embolism) Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, 25% người bị nghẽn mạch phổi tử vong mà không có dấu hiệu báo trước. Nghẽn mạch phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bị ung thư;
Các yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông
Có một số yếu tố rủi ro khiến ai đó có nguy cơ cao bị cục máu đông, bao gồm những yếu tố sau:
-- Bạn có thai.
- Bạn sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone.
- Bạn béo phì.
-- Bạn hút thuốc.
- Bạn bị tiểu đường.
- Bạn trên 60 tuổi.
- Bạn không hoạt động trong một thời gian dài. Ví dụ, bạn có lối sống ít vận động hoặc bạn đang nghỉ ngơi tại nhà sau khi phẫu thuật.
- Bạn đã phẫu thuật chỉnh hình.
- Bạn đã hoặc gần đây mắc COVID-19.
- Bạn đang đi máy bay, ô tô, tàu hỏa trong một thời gian dài và bạn không thể di chuyển nhiều.
- Bạn có một số rối loạn về máu, chẳng hạn như Yếu tố V Leiden, khiến bạn dễ bị đông máu hơn.
- Bạn mắc hội chứng rối loạn tự miễn dịch kháng phospholipid (antiphospholipid syndrome) hoặc bệnh lupus.
- Bạn bị ung thư.
Tiến sĩ Jack F. Jacoub -- bác sĩ nội khoa, chuyên về huyết học và ung thư thuộc Viện Ung thư MemorialCare tại Trung tâm Y tế Orange Coast ở Fountain Valley, California---cho biết “các bác sĩ tin rằng thường ra hai yếu tố rủi ro ảnh hưởng cùng một lúc sẽ gia tăng nguy cơ tạo cục máu đông.
Chẳng hạn như bạn bị ung thư và việc điều trị đang tiến triển tốt. Bạn quyết định cùng gia đình đi du lịch Hawaii. Bác sĩ Jacoub cho rằng “ sự kết hợp của việc mắc bệnh ung thư và việc tham gia chuyến du lịch dài ngày có thể làm tăng nguy cơ bị cục máu đông”
Một thí dụ khác: Bạn là một phụ nữ trẻ đang mang thai và bạn có công tác phải đi xa dài ngày. Như vậy bạn đột nhiên có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự lớn của một người khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang cứu xét mối liên hệ giữa COVID-19 và cục máu đông và tìm hiểu liệu nguy cơ tạo cục đông máu có tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định sau khi môt người bị nhiễm vi rút coronavirus hay không. Một điều mà họ biết chắc là COVID-19 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông,
Các triệu chứng của cụcmáu đông
Cục máu đông có thể có một số triệu chứng, mặc dù đôi khi các triệu chứng này không được rõ ràng. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy theo vị trí của cục máu đông. Chúng có thể xuất hiện đột ngột và sau đó trở nên tồi tệ hơn khá nhanh.
Đối với huyết khối tĩnh mạch sâu, các triệu chứng tại vị trí cục máu đông xẩy ra bao gồm:
-- Đỏ.
- Hơi ấm trên da.
- Đau không phải do chấn thương.
-- Sưng tấy.
- Cảm giác như chuột rút hoặc cảm giác ngựa phi.
Đối với nghẽn mạch phổi, các triệu chứng bao gồm:
- Khó thở không rõ nguyên nhân.
- Ho không rõ nguyên nhân.
- Nhịp tim nhanh hơn.
-- Đau ngực.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc bất an
Bạn phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này. Tiến sĩ Danielle R. Bajakian-- trợ lý giáo sư phẫu thuật của Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở New York-- cho biết: “Điều này quan trọng, đặc biệt là đối vối những bệnh nhân trẻ khỏe mạnh vì họ không bao giờ nghĩ rằng mình có nguy cơ mắc bệnh này”.
Bác sỉ Bajakian đã thấy một số thanh niên bị cục máu đông ở chân nhưng lại cho rằng các triệu chứng của họ là do vận động quá sức tại phòng tập thể dục. Họ bỏ qua các triệu chứng này cho đến khi chúng chuyển từ mức độ khó chịu nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng hoặc đau đớn.
Bác sĩ Jacoub nhấn manh là “ điều đặc biệt quan trọng là bạn phải nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi nghi ngờ có cục máu đông ngay sau môt chuyến du lịch dài ngày.
Cục máu đông và Vắc-xin COVID-19
Một loại cục máu đông hiếm gặp đôi khi hình thành ở những người có chích vắc- xin Johnson & Johnson chống COVID-19. Nguy cơ này không xẩy ra cho vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Còn vắc xin AstraZeneca thi cũng có liên quan đến nguy cơ cục máu đông nhưng hiện chưa đươc sử dụng tại Hoa Kỳ.
Được gọi là sự giảm lượng tiểu cầu do chứng huyết khối gây ra bởi vắc-xin (vaccine-induced thrombotic thrombocytopenia) hoặc chứng huyết khối với hội chứng giảm lượng tiểu cầu, (thrombosis with thrombocytopenia syndrome ) ,các cục máu đông hiếm gặp này đã xảy ra ở 28 người sau khi 8,7 triệu liều vắc-xin Johnson & Johnson đã được tiêm ở Mỹ đến giữa tháng 5 năm 2021. Tính đến giữa tháng 5, ba người đã chết vì cục máu đông loại này . Những người đã mắc những cục máu đông loại này có xu hướng dưới 50 tuổi và là phụ nữ.
Bác sĩ Del Conde-Pozzi cho biết nguyên nhân của những cục máu đông này khác với nguyên của những dạng cục máu đông thường thấy trong y học. Các cục máu đông nàydường như liên quan đến phản ứng miễn dịch trong đó các kháng thể hoặc protein giúp chống lại những kẻ xâm lược cơ thể, phát triển chống lại một loại protein trong máu được gọi là yếu tố tiểu cầu 4. (platelet factor 4). Những người có cục máu đông này cũng có số lượng thấp của một loại tế bào đông máu gọi là tiểu cầu. Các cục máu đông nàyxảy ra ở những vùng ít phổ biến hơn của cơ thể, chẳng hạn như ở tĩnh mạch trong não hoặc tĩnh mạch ở bụng.
Theo Tiến sĩ Aloke Finn -- bác sĩ tim mạch can thiệp và phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Maryland ở Baltimore -- thì hệ thống phân phối (delivery system) được sử dụng trong các loại vắc-xin nói trên có thể gây ra hiện tượng đông máu bất thường này.
Các triệu chứng của cục máu đông liên quan đến vắc-xin tương tự như cáctriệu chứng của các cục máu đông khác và bao gồm:
- Đau đầu dữ dội.
--Chảy máu.
-- Chân bị sưng tấy lên.
-- Khó thở.
- Đau bụng đáng kể.
Các triệu chứng sẽ xảy ra trong vòng năm ngày đến một tháng sau khi chủng ngừa. Bác sĩ Finn cho biết các triệu chứng xảy ra trong vòng một hoặc hai ngày sau khi tiêm vắc-xin, chẳng hạn như sốt, mệt mỏi hoặc đau đầu nhẹ, không phải là dấu hiệu của cục máu đông hiếm gặp này.
Cũng như trường hợp các cục máu đông khác, bạn nên đến phòng cấp cứu nếu có những triệu chứng trên. Hãy cho nhân viên y tế biết bạn đã tiêm vắc- xin Johnson & Johnson. Điều trị thường sẽ bao gồm một loại chất làm loãng máu chuyên biệt, những liều cao immunoglobulin và steroid tiêmvào tĩnh mạch trong một số trường hợp.
Bác sĩ Del Conde-Pozzi cho biết “: Mặc dù luôn luôn là một ý kiến hay khi nói chuyện với bác sĩ về loại vắc-xin tốt nhất cho bạn, nhưng lợi ích của vắc-xin nói chung vẫn lớn hơn nguy cơ . Ví dụ, vắc-xin Johnson & Johnson chỉ cần chích môt liều và điều đó có thể dễ dàng hơn đối với một số người. Thêm vào đó, tỷ lệ mắc loại cục máu đông hiếm gặp này vẫn còn thấp so với số liều vắc-xin Johnson& Johnson được tiêm trên khắp Hoa Kỳ.
Điều trị cục máu đông
Nếu bạn nghi ngờ chínhmình hoặc người bạn đi cùng bị cục máu đông thì bạnhãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu các triệu chứng xảy ra vào tối thứ sáu, bạn đừng có đợi đến sáng thứ Hai mới gọi cho bác sĩ mà phải đi tới ngay phòng cấp cứu ER. Ngay cả một số cơ sở chăm sóc khẩn cấp cũng có công nghệ chẩn đoán cục máu đông.
Bác sĩ Hofman cho biết có 2 phương phápđiều trị chính đối với cục máu đông đó là
dùng thuốc hoặc sử dụng một thiết bị đặcbiệt như dây hoặc ống thong (catheter)để
mở rộng mạch máu. Thuốc làm loãng máulà loại thuốc thông dụng nhất cho cục máu
đông. Thuốc có thể thuộc loại uống hoặcchích tĩnh mạch. Bác sĩ cũng có thễ dùng
qui trình phẫu thuật gọi là phẫu thuật cắt bỏ huyết khối (thrombectomy )
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim (heart attack) hay đôt quỵ (strike) bệnh nhân có thễ nhận thủ thuật làm tan huyết khối (thrombolytic therapy) nhằm làm vỡ cục máu đông để cho dòng máu khỏi bị tắc nghẽn. .
Nói chung việc điều trị cục máu đông rất là thành công.Thế nhưng trường hợp cục máu đông nghiêm trọng vẫn có thể gây tử vong,ngay cả khi bệnh nhân đã được đưa vào phòng cấp cứu. Điều này có thễ xẩy ra vì bênh nhân được đưa vào cấp cứu quá trễ
Bác sĩ Weinberg nói: “Cục máu đông càng nhỏ thì càng có thể ngăn chặn sự tác hại kế tiếp"
Đối với những người có vấn đề mãn
tính với cục máu đông thì có những loại ống lưới đặc biệt (stent) - một ống nhỏ được đưa vào
mạch máu để giữ cho mạch máu đươc thông thoáng
Ngăn ngừa cục máu đông
Có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
1. Biết rủi ro của bạn.
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu bạn có nguy cơ cao và sắp làm điều gì đó có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông - ví dụ như đi một chuyến bay dài - bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên uống thuốc làm loãng máu trước để giảm nguy cơ.
Một chuyến bay dài có thể kéo dài tám giờ hoặc hơn, nhưng bạn vẫn nên duy trì hoạt động trên chuyến bay dài từ ba giờ trở lên.
2. Trước khi phẫu thuật lớn hoặc nằm viện, bạn hãy hỏi bác sĩ xem họ sẽ làm gì để giảm nguy cơ đông máu.
Ví dụ, những bệnh nhân đã ở bệnh viện trong ba hoặc bốn ngày hoặc những người trải qua một số thủ thuật chỉnh hình như phẫu thuật thay khớp háng, thường được dùng thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ đông máu .
Một hạn chế của thuốc làm loãng máu là thuốc này có thể gây chảy máu nhiều hơn, mặc dầu đã có nhiều cải thiện . Bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc lợi và hại của việc kê đơn thuốc làm loãng máu khi cần thiết,
3. Duy trì những thói quen lành mạnh tổng thể.
Tiếp tục hoạt động thể chất và không hút thuốc. Bác sĩ Bajakian cho biết nguy cơ gia tăng hình thành cục máu đông tăng là một lý do khác để bỏ thói quen hút thuốc.
4. Cố gắng tập đi lại càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật. Nếu sau giải phẫu bạn ít vận động, điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
5. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiếu thì sau mỗi hai giờ bạn hãy đứng dậy để đi lại hoặc vươn vai thư dãn gân cốt
6. Kiểm soát các bênh mãn tính , chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
7. Đặc biệt thận trọng trong những chuyến đi dài hạn.
Đừng để cơ thể thiếu nước bằng cách uống nhiều nước và tránh uống rượu. Mang vớ nén (compression socks) , vớ này sẽ bao quanh chân giúp ngăn ngừa rối loạn tĩnh mạch. Loại vớ này được thiết kế để kéo dài bắp chân và giúp máu chảy ra khỏi chân và trở về tim.
Hãy đứng dậy và đi lại khoảng mỗi giờ . Nếu điều đó là không thể làm được thì bạn vẫn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản để giữ cho bắp chân của bạn hoạt động.Bác sĩ Hofmann khuyên bạn hãy ấn các ngón chân của bạn xuống và sau đó nhấc gót chân lên khỏi mặt đất.Bạn hãy làm như vậy 20 lần mỗi giờ.
Theo báo chí cho biết thì để giúp duy trì hoạt động và giảm nguy cơ đông máu, vào năm 2019 các hành khách trên chuyến bay của Hãng hàng không Qantas từ New York đến Sydney, Australia, đã nhảy "Macarena" quanh trên máy bay Amelia Suruceanu Macarena - YouTube.
Theo " .What Are the Warning Signs of a Blood Clot?Vanessa Cacerest-- August 6, 2021"
NBNtintuccaonien