Có hai loại viêm xương-khớp (Osteoarthristis) và viêm đa khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis )
Viêm xượng-khớp gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày...
.Viêm đa khớp dạng thấp cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh viêm khớp : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý :
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY :
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY :
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN :
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI :
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì
chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công
lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người
nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý :
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine để kích thích chất nhờn đầu xương và xương. -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Sưu tầm/nguoiphuongnam
-------------------------------------
Đọcthêm
1-Chữa viêm khớp bằng thuốc dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian chữa viêm khớp như dùng nha đam, gừng, nghệ, trà xanh…
Nha đam (lô hội)
Sử dụng nha đam là một trong những cách chữa viêm đa khớp đơn giản.
Cách thực hiện: Nha đam tươi rửa sạch, gọt hết phần vỏ xanh bên ngoài. Lấy phần thịt trắng bên trong xay nhuyễn, chắt lấy nước, đây chính là phần gel nha đam.
Dùng gel này bôi lên phần da nhỏ xem có bị dị ứng với thành phần nha đam không. Nếu không bị dị ứng thì dùng gel này bôi lên vùng khớp bị đau, viêm sẽ giúp giảm đau và sưng tấy.
Cách chữa viêm đa khớp bằng nha đam (lô hội) không gây tác dụng phụ nên rất an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra, có thể sử dụng gel nha đam bán sẵn ở hiệu thuốc, cũng cho hiệu quả tương tự.
Gừng
Gừng là gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn những cũng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc. Sử dụng gừng chữa viêm khớp là một trong những bài thuốc đó. Các hợp chất có trong gừng giúp chống viêm, giảm sưng khớp do viêm đa khớp rất hiệu quả.
Cách dùng gừng chữa viêm khớp:
- Có thể dùng trà gừng chanh mật ong để trị viêm đa khớp.
- hoặc áp dụng bài thuốc dưới đây:
Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn bọc bằng vải mùng. Đun sôi 2 lít nước rồi cho bọc gừng này vào, giảm lửa, để lửa nhỏ, giữ nước nóng. Dùng khăn, nắm lấy góc khăn nhúng vào nồi nước gừng, vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 rồi đắp lên chỗ khớp bị viêm với độ nóng chịu được. Dùng một khăn khô phủ bên ngoài khăn nóng này để giữ nóng. Khi khăn thứ nhất hết nóng thì dùng khăn nóng thứ hai đắp tiếp. Thực hiện đặp khoảng 30 phút/lần và 3 lần/ngày.
Trà xanh
Theo một nghiên cứu năm 2010, trà xanh được chứng minh có thể giúp giảm đau viêm. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng trà xanh để trị viêm khớp.
2-Top 12+ loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân nhiều nhất hiện nay.
Có nhiều loại thuốc trị viêm khớp khác nhau sẽ được kê cho từng bệnh nhân. Quan trọng là trước đó, người bệnh cần đi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình hiện tại của họ để đưa ra đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là top 12 thuốc trị đau xương khớp tốt nhất, được nhiều người sử dụng nhất hiện nay
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc trị viêm khớp đầu tiên thường được kê cho bệnh nhân chính là thuốc giảm đau Paracetamol. Loại thuốc này được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, giảm đau nhanh chóng nhưng không có tác dụng chống viêm, ít gây tác dụng phụ hơn cho người dùng.
Thành phần: Trong mỗi viên Paracetamol sẽ có thành phần Acetaminophen chiếm 80% và một số phụ chất khác.
Công dụng:
- Acetaminophen tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, ngăn chặn tín hiệu đau từ vị trí viêm khớp đến não bộ, giúp người bệnh không còn thấy những cơn đau gây ra nữa.
- Tác dụng giảm đau có thể kéo dài từ 4 – 6 giờ.
- Trong trường hợp tình trạng viêm khớp khiến bệnh nhân bị sốt cao thì Paracetamol còn giúp hạ sốt nhanh chóng.
Cách dùng: Người bệnh nên dùng sau khi ăn khoảng 1 – 2 viên và sau 6 – 8 giờ mới nên uống lại lần thứ 2.
2. Thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất Ibuprofen STADA
Thuốc trị viêm khớp Ibuprofen STADA là thuốc thuộc nhóm chống viêm không chứa thành phần steroid. Loại thuốc này thường được kê đơn cho những bệnh nhân gặp vấn đề đau khớp, viêm khớp cổ tay, viêm khớp gối,… Thuốc có dạng viên nang màu trắng, trọng lượng 400mg, dùng qua đường uống.
Thành phần: Hoạt chất ibuprofen là thành phần chính của thuốc Ibuprofen STADA. Ngoài ra thuốc cũng còn có một số những phụ liệu khác như: Lactose, cellulose vi tinh thể,…
Công dụng:
- Nhanh chóng giảm đau tình trạng viêm xương khớp do bệnh lý, thay đổi thời tiết, chuyển mùa.
- Điều trị các vấn đề về viêm khớp gối, viêm khớp cổ tay, viêm khớp ở người cao tuổi.
Cách dùng:
- Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân uống Ibuprofen STADA theo liều lượng 400mg đến 800mg/ngày tương đương 1 – 2 viên tùy từng tình trạng khác nhau.
- Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, người bị tim mạch gan, huyết áp, suy thận.
3. Thuốc viêm khớp Capsaicin được nhiều người dùng
Capsaicin cũng là một loại thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm, chỉ khác là thuốc được bôi ngoài da thay vì đường uống như những loại khác. Đây cũng là lý do tại sao thuốc được nhiều người dùng, hiệu quả cao mà lại khá an toàn trong quá trình sử dụng.
Thành phần: Trong mỗi lọ gel bôi ngoài da Capsaicin có chứa hoạt chất chính là Capsaicin chiết xuất từ những trái ớt. Chính vì thế mà khi bôi cảm giác ở vùng da đó sẽ hơi nóng rát, nhưng lại nhanh chóng làm giảm cơn đau vô cùng hiệu quả.
Công dụng:
- Capsaicin chuyên dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp, đau nhức xương khớp nói chung, viêm khớp cổ tay, khớp gối, bong gân, thường xuyên bị tê bì tay chân.
- Thành phần trong thuốc ức chế cơn đau ở vị trí sưng viêm và ngăn chặn các tín hiệu truyền đến.
- Người dùng có thể dễ dàng cảm nhận được tác dụng ngay sau khi bôi lên da.
Cách dùng:
- Kem gel Capsaicin được sử dụng để bôi ngoài da, không bôi vào vết thương hở, vùng da bị bỏng hay chảy máu.
- Mỗi lần bôi chỉ lấy một lượng vừa đủ và bôi lên da một lớp mỏng, tránh nhiều quá sẽ gây nên hiện tượng sưng nóng đỏ.
- Thoa sau 30 phút rửa lại nước lạnh, mỗi ngày kiên trì bôi từ 3 – 4 lần hoặc vào những lúc xuất hiện cơn đau.
- Kem chỉ được bôi ngoài da và không bôi vào vết thương hở, vùng da bị bỏng, chảy máu,…
- Trong quá trình dùng, nếu thấy hiện tượng sưng nóng, phồng rộp trên da, nên ngưng sử dụng và rửa sạch da bằng nước lạnh rồi đến cơ sở y tế để thăm khám.
4. Colchicine – Thuốc trị đau xương khớp
Trong số các loại thuốc điều trị viêm khớp được kê cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả tốt nhất chắc chắn không thể không kể đến Colchicine. Colchicine thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm xương khớp khi nguyên nhân là do bệnh Gout gây ra.
Thành phần: Hoạt chất Colchicine là thành phần chính của thuốc và một số những phụ liệu khác như: Magnesi stearat, Lactose,Talc, Sunset yellow,…
Công dụng:
- Colchicine nhanh chóng giảm các cơn đau, nóng sưng đỏ ở ổ khớp.
- Hỗ trợ bệnh nhân đang điều trị Gout cấp tính.
- Thuốc còn có thể điều hòa lượng axit uric trong cơ thể, ngăn không cho chúng tích tụ ở các ổ khớp.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 viên trước khi đi ngủ khoảng 30 – 40 phút. Những đối tượng bị dị ứng với thành phần thuốc không nên dùng bởi sẽ gây nên tác dụng phụ là rụng tóc
5. Thuốc trị viêm xương khớp Probenecid
Probenecid là một loại thuốc điều trị viêm khớp khá phổ biến ở nhiều bệnh nhân khi nguyên nhân gây bệnh là do hàm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể quá nhiều hình thành nên các cơn Gout cấp. Khi sử dụng Probenecid, các hoạt chất trong đó nhanh chóng đào thải lượng axit uric dư thừa ra ngoài, giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Thành phần: Hoạt chất Probenecid là thành phần chính.
Công dụng:
Những công dụng của thuốc Probenecid được biết đến nhiều nhất:
- Thuốc ức chế, đào thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên và an toàn nhất.
- Thuốc Probenecid còn chống viêm ở những trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp cổ tay.
Cách dùng:
- Thuốc Probenecid được sử dụng trong bữa ăn. Để tăng hiệu quả, bác sĩ thường yêu cầu người dùng uống nguyên viên, không bẻ đôi hoặc tán thuốc thành bột mịn.
- Liều lượng uống tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn chi phù hợp. Thông thường sẽ được uống 2 lần/ ngày và mỗi lần khoảng 250gr
6- Nhóm thuốc chống viêm không có thành phần steroid
Nhóm thuốc chống viêm không có thành phần steroid còn gọi là nhóm NSAID. Đây là loại thuốc được kê khá nhiều cho bệnh nhân để tránh tình trạng viêm nhiễm, sưng nóng ở khớp và phòng biến chứng viêm khớp.
Thành phần: Là nhóm thuốc chống viêm nên có nhiều loại thuốc khác nhau và mỗi loại sẽ có một bảng thành phần riêng. Một số thuốc thuộc NSAID gồm: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
Công dụng:
Thông thường nhóm thuốc NSAID sẽ không được kê đơn và có nhiều tác dụng. Cụ thể:
- Giảm và loại bỏ cơn đau, chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt tốt cho những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, căng cơ, bong gân,…
- Hạ sốt khi cơn đau quá mức ở một vài trường hợp.
- Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, giảm cơn đau khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Cách dùng:
- Nhóm thuốc NSAID có thể tự mua ở hiệu thuốc và về sử dụng, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng mà cần dùng đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Hàm lượng dùng mỗi ngày là từ 1 – 4g tùy từng trường hợp và loại thuốc uống.
- Thuốc không dành cho phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh về tim mạch hoặc dị ứng với thành phần thuốc.
7. Thuốc trị viêm khớp an toàn, hiệu quả – Tenoxicam
Tenoxicam là thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp,… do nhiều nguyên nhân. Thuốc được chỉ định và kê đơn cho bệnh nhân sau khi đã thăm khám và xác định được nguyên nhân cụ thể.
Thành phần: Hoạt chất Tenoxicam là thành phần chính của thuốc.
Công dụng:
- Thuốc Tenoxicam giảm nhanh các cơn đau, triệu chứng của bệnh viêm khớp nói chung.
- Hỗ trợ điều trị ngắn gọn tình trạng bong gân, sưng nóng khớp, hệ thống mô mềm bị tổn thương do vận động hoặc hoạt động quá mức.
Cách dùng:
- Bệnh nhân sử dụng thuốc Tenoxicam dưới hai dạng chính là viên uống và dung dịch tiêm tĩnh mạch.
- Liều lượng được chỉ định là 20mg/ngày, hoặc theo chỉ định của bác sĩ phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.
- Những đối tượng đang chuẩn bị làm phẫu thuật thay khớp, người cao tuổi có thể nên cân nhắc trước khi dùng.
8. Prednisolone – Thuốc trị viêm khớp hiệu quả
Prednisolone là thuốc đặc trị viêm khớp trong tình trạng bệnh ngày càng nặng và bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Prednisolone là thuốc có chứa steroids, khác với loại NSAIDS, nên thuốc có tác động mạnh hơn, cần được bác sĩ chỉ định và quan sát trong suốt quá trình dùng. Bởi nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng sốc thuốc và có tác dụngphụ
.
Thành phần: Prednisolone, lactose, pregelatinized maize starch,… là những thành phần có trong thuốc.
Công dụng:
- Giảm sưng đau ở các khớp, cơ bắp.
- Ức chế hệ thống miễn dịch, tiến tới điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Ngăn ngừa quá trình đào thải sau khi cấy ghép, thay khớp.
Cách dùng:
- Người bệnh chỉ nên dùng Prednisolone với liều lượng 5mg đến 60mg hoặc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc không dành cho phụ nữ đang mang thai, người mới tiêm vacxin, người bị bệnh về gan thận, tim mạch và hệ thần kinh.
9. Người bị viêm khớp uống thuốc gì hiệu quả? – Methotrexate
Methotrexate là thuốc trị viêm khớp cổ tay chuyên biệt được sử dụng cho bệnh nhân khá nhiều. Tuy nhiên, thuốc cần được dùng dưới sự giám sát của bác sĩ, không nên tự ý dùng vì có thể gây nên tác dụng phụ.
Thành phần: Mỗi viên Methotrexate sẽ có thành phần methotrexat hàm lượng 2,5mg cùng một số tác dược phụ khác: Lactose monohydrat, opardy II màu vàng, calci stearat, povidon,…
Công dụng:
- Methotrexate được dùng để điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cổ tay, viêm khớp gối ở người trẻ, người cao tuổi, đau khớp ngón tay,…
- Những trường hợp bị bạch cầu màng não cũng được kê đơn thuốc này.
- Methotrexate còn có thể ngăn ngừa ung thư, phá hủy cấu trúc tế bào di căn và tránh thương tổn hệ xương.
Cách dùng: Thuốc Methotrexate được dùng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ với liều lượng khác nhau, Những bệnh nhân dùng thuốc sẽ ở lại bệnh viện để tiến hành theo dõi hiệu quả.
10. Thuốc trị viêm khớp Chondroitin thuyên giảm tình trạng bệnh
Chondroitin là thuốc thường kê cùng với Glucosamin. Thành phần của hai nhóm này sẽ tác động qua lại lẫn nhau, giúp việc điều trị viêm khớp có hiệu quả hơn, đồng thời giúp chắc khỏe xương, phục hồi chức năng xương khớp.
Thành phần: Chondroitin là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất trong mỗi viên thuốc.
Công dụng:
- Thuốc Chondroitin giúp điều trị các bệnh lý về xương khớp nói chung như viêm khớp cổ tay, ngón tay, khớp gối,…
- Thuốc giảm nhanh các cơn đau, giảm sưng nóng ở ổ khớp và chống viêm hiệu quả.
- Chondroitin còn giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu, chống đông máu, ngừa ung thư và tăng cường chắc khỏe xương, hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi trên 50.
Cách dùng: Chondroitin thuốc uống dùng từ 200 – 400mg/lần và dùng 2 – 3 lần/ ngày. Chondroitin thuốc bôi ngày 3 – 4 lần hoặc mỗi khi đau nhức có thể sử dụng.
11. Thuốc trị viêm khớp tốt nhất – Corticosteroids
Corticosteroids là một nhóm thuốc chữa viêm khớp thường chỉ được dùng điều trị trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm đau nhanh chóng. Hiệu quả tốt nhưng thuốc không được dùng lâu dài bởi sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Thành phần: Thành phần chính trong thuốc chính là Corticosteroids.
Công dụng: Nhóm thuốc Corticosteroids có tác dụng giảm đau nhanh chóng, phục hồi sức khỏe và hoạt động bình thường ở các khớp bị sưng, viêm.
Cách dùng:
- Những đối tượng bị viêm khớp ở cấp độ trung bình thì hàm lượng sử dụng hằng ngày ở mức 16 – 32mg, dùng vào buổi sáng, sau ăn no.
- Trường hợp nặng dùng khoảng 40mg tiêm tĩnh mạch và ngày 1 lần.
- Trường hợp đặc biệt nguy kịch, xuất hiện biến chứng viêm khớp nguy hiểm được chỉ định dùng 500 – 1000mg tiêm tĩnh mạch.
12. Thuốc giảm đau Opioid gây nghiện
Thuốc Tây trị viêm khớp Opioid thuộc nhóm giảm đau gây nghiện. Từ cái tên cũng biết loại thuốc này không được dùng để điều trị lâu dài mà chỉ trong thời gian ngắn. Thuốc chỉ được kê đơn khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân chuyển nặng và có dấu hiệu xuất hiện biến chứng. Người dùng không nên lạm dụng và tự ý dùng bởi có thể gây nghiện.
Thành phần: Nhóm thuốc Opioid có nhiều loại khác nhau như: Morphin, Pethidin và Codein. Mỗi loại sẽ có thành phần khác nhau nhưng phần lớn thì tên gọi thuốc chính là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thuốc.
Công dụng:
- Opioid tác động lên hệ thần kinh trung ương, nhanh chóng ức chế cơn đau, giảm nhức mỏi do viêm khớp gây ra.
- Một vài trường hợp Opioid được kê trước khi làm phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
Liều dùng:
- Thuốc được kê đơn liều lượng dùng tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
- Trong quá trình dùng không lái xe, không tham gia giao thông hoặc vận động mạnh bởi thuốc có tác dụng phụ là buồn ngủ và chóng mặt nhẹ.