Lớn tuổi hay sắp già mới biết thở đúng cách, nhưng không trễ đâu.
Tập được lúc nào, ngày nào tốt ngày đó.
Chỉ cần vài phút, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, khi ngồi hoặc nằm (trước khi ngủ, hoặc sau khi thức dậy), tập càng nhiều lần trong ngày càng tốt cho sức khỏe. Khi tập nhắm mắt hoặc mở mắt không thành vấn đề, chủ yếu là vận hành hơi thở từ từ nhẹ nhàng bằng mũi, sẽ khiến cho máu chạy đều, tim đập tốt hơn, đầu óc bớt căng thẳng và làm tiêu tan sự mệt mỏi.
Phương pháp hít thở theo nguyên tắc: hít vào phình bụng ra, nín thở, rồi thở ra cùng lúc thót bụng vào, đều, chậm rãi, êm dịu có tác dụng phục hồi sức khỏe rất kỳ diệu nhất là về tim. Cách thở này không những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp điều hòa các rối loạn tạng phủ.
Chính tôi đã tập được hơn 3 năm rồi, thấy trong người khỏe khoắn và minh mẫn, tim đập bình thường (trước đó nhập viện 11 ngày, Bác Sĩ chuyên khoa về tim nói 2 valves tim của tôi hoàn toàn bị hỏng (nghẽn), cho uống thuốc điều trị tạm, trước khi có thể phải mổ, nhưng sau 9 tháng tập hít thở, tim mạch trở lại bình thường và sau đó không còn dùng thuốc về tim nữa)
Chỉ cần 3 động tác rất đơn giản bên dưới lập đi lập lại:
1/ Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, đồng thời từ từ phình bụng ra. êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được.
2/ Nín thở, giữ hơi càng lâu càng tốt.
3/ Thở ra từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, đồng thời từ từ thót bụng vào hết cỡ, êm nhẹ và kéo dài đến mức có thể chịu được.
Chúc các bạn yêu đời và gặp nhiều may mắn!
Nguyễn Văn Cư/nguoiphuongnam
--------------------------------------------------
Thêm 2 cách tập nữa
Bài tập 1:
Nằm thẳng lưng trên sàn, đầu kê gối mỏng. Đặt một cuốn sách mỏng lên vùng bụng. Đặt tay phải bên dưới thắt lưng, để những ngón tay chạm vào phần lưng. Đặt tay trái lên cổ, nơi kết nối cổ và phần trên của ngực. Hít thở sâu bằng cơ hoành. Hãy cố gắng thổi phồng dạ dày khi hít vào trong làm cuốn sách dịch chuyển lên xuống theo nhịp thở nhưng giữ cho ngực không chuyển dịch. Hãy tưởng tượng bạn bơm căng một quả bóng ở vị trí giữa rốn và xương sống rồi từ từ đẩy nó ra khỏi bụng mình bằng cách thót bụng hết cỡ khi thở ra. Thực hiện động tác thở này trong 5 phút một vài lần trong ngày.
Bài tập 2:
Tập luyện thông hơi thở khi bạn cần thêm năng lượng. Ngồi trên ghế tựa, thẳng cột sống. Hít vào và thở ra với một tốc độ nhanh chóng nhưng ổn định, không mở miệng. Bạn sẽ thấy lồng ngực và bụng trở nên mạnh mẽ. Để ngăn chặn tình trạng hơi thở quá gấp gáp thì chỉ nên thực hành bài tập này trong 10 giây một lần. Dần dần bạn có thể tăng thời gian thở gấp lên 15 hoặc 20 giây, tùy cơ thể cảm nhận và điều chỉnh.
Kiên trì luyện tập thở đúng một vài phút mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng rất lớn giúp chống stress và giảm huyết áp.