Nhìn qua tất cả những công việc khó khăn mà thận thực hiện như lọc bỏ chất thải, điều hòa huyết áp, chuyển hóa vitamin D thành dạng có thể sử dụng được thì qủa thật bộ phận này rất xứng đáng nhận nhiều sự quan tâm hơn cũa chúng ta. Ước tính hiện nay có khoảng 37 triệu người Mỹ mắc bệnh thận mãn tính (chronic kidney disease=CKD), một bệnh lý ngăn cản các cơ quan hoạt động bình thường và có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ và tử vong sớm. Ngoài ra cứ 10 người bị mắc bệnh này thì có 9 người không hề hay biết. ( cho đến khi bác sĩ kiểm tra định kỳ mới phát hiện ra)
Bệnh tiểu đường, huyết áp cao và tuổi tác đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh CKD. Nhưng theo bác sĩ Juan Jesus Carrero thuộc Viện Karolinska ở Thụy Điển thì có một số cách đơn giản có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh CKD hoặc làm chậm sự tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này như trình bày dưới đây:
Cắt giảm số lượng thịt ( hay nói chung protein) tiêu thụ hàng ngày
Người Mỹ trung bình tiêu thụ gần gấp đôi lượng protein họ cần mỗi ngày - và hầu hết lượng protein đó đến từ thịt.
Tại sao đó có thể là một vấn đề? Khi cơ thể bạn tiêu hóa protein, các sản phẩm phụ được tạo ra cần được lọc ra khỏi máu và được thận loại bỏ. Quá trình này có thể gây căng thẳng cho thận vốn đã bị tổn thương, nhưng có bằng chứng cho thấy ăn quá nhiều protein cũng có thể gây hại cho thận khỏe mạnh.
Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã theo dõi trong hơn 20 năm những người không mắc bệnh thận cho thấy những người ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến - có nguy cơ mắc bệnh CKD cao hơn 23% so với những người ăn ít thịt nhất.
Nếu bạn là một người ăn nhiều thịt (hoặc tiêu thụ nhiều protein nói chung), hãy cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày.
Tăng lượng chất xơ tiêu thụ
Bác sĩ Carrero cho biết: Khi ruột của bạn chuyển hóa chất xơ, nó sẽ tạo ra các hợp chất có lợi giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm - hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của thận.
Ông cho biết thêm, quá trình trên cũng làm giảm việc sản xuất các chất độc gây hại cho thận. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên British Journal of Nutrition cho thấy cứ 5 gam chất xơ đươc tiêu thụ mỗi ngày (số lượng chất xơ có trong 1/3 cốc đậu đen nấu chín hoặc khoảng 1/2 cốc trái mâm xôi/raspberries), thì nguy cơ mắc bệnh CKD sẽ giảm 11%.
Cắt giảm bớt nước ngọt (soda)
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Journal of the American Society of Nephrolog thì cứ mỗi tuần bổ sung thêm đồ uống có đường như nước ngọt (sodas)và nước ép trái cây (không phải 100% nguyên chất) có thể làm nguy cơ mắc bệnh CKD tăng 18%.
Bác sĩ Carrero giải thích rằng lượng đường dư thừa sẽ làm tăng lượng đường trong máu và cuối cùng có thể làm hỏng các mạch máu trong thận. Thêm vào đó, nhiều đồ uống có đường, đặc biệt là cola, chứa một lượng lớn khoáng chất phốt pho, cũng có liên quan đến việc gây tổn thương cho thận.
Nếu cần một chút vị ngọt trong nước uống bạn hãy thử cho vào ly nước của bạn một ít trái cây tươi cắt lát.
Hạn chế lương muối tiêu dùng
Các nhà nghiên cứu tại Nhật đã phát hiện rằng những người ăn nhiều muối nhất -- khoảng 4.500 mg natri mỗi ngày tức gần gấp đôi giới hạn khuyến nghị bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ --- có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận tăng thêm29%. (Người Mỹ trung bình tiêu thụ 3.400 mg mỗi ngày.)
Ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho thận theo một số cách, bao gồm tăng thể tích và áp suất máu trong thận và gây áp lực lên các cấu trúc siêu nhỏ cũa các nephron có trách nhiệm lọc máu, loại bỏ chất thải và kiểm soát nồng độ chất lỏng.
Theo thời gian, các điều nói trên có thể làm tổn thương tới chức năng của các nephron. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ nhãn thực phẩm (food label) và canh chừng tổng lượng natri bạn dung nạp -- đặc biệt là khi mua các thực phẫm chế biến sẵn như bánh mì, súp và thịt nguội vì các sản phẫm này là thủ phạm phổ biến nhất trong chế độ ăn có nhiều muối.
Theo “4 Foods That Can Help Protect Your Kidneys-Julie Stewart-
June 14, 2021” NBNtintuccaonien