Hãy cùng kiểm tra màu sắc môi của mình để theo dõi tình trạng sức khỏe, giúp bạn sớm đưa ra những biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời.
Màu sắc đôi môi phản ánh rất nhiều thứ về tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là vùng nội tạng. Khi gặp vấn đề về thể chất, môi sẽ xuất hiện dấu hiệu thay đổi. Hãy cùng đọc và quan sát màu môi của mình để theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân nhé.
Môi màu hồng
Bình thường, đôi môi khỏe mạnh sẽ có màu hồng tươi sáng. Hãy cố gắng duy trì trạng thái này bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Bạn cũng cần chú ý tẩy da chết, sử dụng dưỡng ẩm cho môi thường xuyên. Đặc biệt, khi ra nắng, bạn cũng cần phải có biện pháp chống nắng cho môi. Lựa chọn loại son môi chất lượng tốt cũng là một cách để giữ gìn và bảo vệ môi của bạn.
Môi màu trắng bệch
Đôi môi nhợt nhạt, trắng bệnh cho thấy dấu hiệu của bệnh thiếu máu nghiêm trọng hoặc các bệnh liên quan đến gan, thận. Các triệu chứng đi kèm thường là buồn ngủ, mệt mỏi, đau lưng, thậm chí giảm ham muốn tình dục.
Màu môi nhợt nhạt kèm theo chân tay lạnh trong thời tiết nóng bức cũng chỉ ra các bệnh rối loạn ở dạ dày và đường ruột, hay các bệnh lý về táo bón, khó tiêu.
Do đó, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như bông cải xanh, các loại thịt đỏ,… để cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập luyện thể thao thường xuyên để cân bằng và bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Môi màu đỏ tươi
Màu môi tự nhiên của bạn trở thành màu đỏ quá đậm, sưng, thì nó có thể là dấu hiệu cho thấy gan và lá lách đang hoạt động không tốt.
Những triệu chứng kéo theo là thèm ăn nhiều dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, màu môi này cũng có thể do cơ thể không cân bằng giữa lạnh hoặc nóng. Do đó, bạn nên tránh các loại thực phẩm cay, và bổ sung một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng như mướp đắng, cần tây, trà hoa cúc, trà thảo mộc,…
Môi màu đỏ sẫm (có sắc đen)
Đôi môi màu đỏ sẫm do thói quen hút thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn không hút thuốc lá nhưng vẫn có màu môi này, điều đó phản ánh bạn đang gặp một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, nhất là những người thường xuyên làm việc quá sức và có lối sống không lành mạnh.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giữ thói quen uống nhiều nước ấm.
Môi màu tím tái (hoặc có sắc xanh)
Mùa đông, thời tiết hanh khô, lạnh buốt khiến đôi môi thâm tím, xỉn màu. Tuy nhiên, nếu thời tiết bình thường mà môi bạn vẫn có màu sắc này, hoặc có chút sắc xanh, hãy cẩn thận bởi đó là dấu hiệu cảnh báo tim và phổi của bạn đang gặp vấn đề. Đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh về đại tràng, huyết quản, sốt rét, tiêu chảy lâu, nhiễm lạnh.
Ngoài ra, môi màu xanh tím có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu oxy. Ở trẻ em, nó có thể là triệu chứng của bệnh về đường hô hấp, cũng là nguyên nhân gây ho và khàn tiếng. Còn ở người lớn, đôi môi thâm, tím tái thường là triệu chứng khi tim gặp khó khăn để bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bị suy tim mãn tính.
Nếu góc môi có màu tím hơn, bạn nên cảnh giác với bệnh lý về dạ dày.
Nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để phát hiện bệnh cũng như có phương pháp xử lý.
Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục và hít thở sâu cũng giúp tim, phổi khỏe mạnh, khắc phục tình trạng tím tái.
Viền môi tối màu
Đôi môi thâm tối, kèm theo viền môi tối màu cảnh báo cơ thể của bạn đang mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng. Kèm theo đó là tình trạng chán ăn, tiêu hóa kém, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn hãy tránh ăn thực phẩm cay nóng, thay vào đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ tốt cho sức khỏe. Bạn cũng vần tránh các thực phẩm chiên, rán, có hàm lượng đường nhân tạo cao,… chúng sẽ gây tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Bạn nên bổ sung vitamin D, những thực phẩm nhiều chất xơ để bổ sung lượng estrogen đã mất. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng là gạch đầu dòng cần thiết cho lối sống lành mạnh, có thể cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Linh Chi
Theo Tạp chí Sống khỏe