Mụn không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến rất nhiều người cảm thấy tự ti. Mụn không chỉ “hoành hành” trên mặt còn mọc nhiều ở lưng. Đây có thể là triệu chứng của 4 loại bệnh sau.
Cơ thể tạo ra một loại dầu gọi là bã nhờn. Mụn hình thành khi có nhiều bã nhờn và các tế bào da chết tích tụ lại. Sự tích tụ này bít kín các lỗ chân lông trên da. Khi nang lông phình to sẽ tạo thành mụn.
Lưng mọc nhiều mụn, bạn nên chú ý đến 4 vấn đề sức khỏe sau để có cách chữa trị kịp thời, đúng đắn.
1. Viêm nang lông
Lúc thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh cơ thể không kịp thời, nang lông sẽ bị chặn và gây viêm.
Viêm nang lông là bệnh về da phổ biến do các nang lông bị viêm. Nó thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Lúc thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh cơ thể không kịp thời, nang lông sẽ bị chặn và gây viêm. Nhất là đối với tuổi vị thành niên, ở giai đoạn dậy thì, sự tiết hormone trong cơ thể là tương đối mạnh, dịch tiết ra nhiều cho nên khả năng mắc viêm nang lông lại càng cao.
Viêm nang lông biểu hiện với các vết mụn đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Những nốt mụn này không được tự tiện bóp, cậy bằng tay vì rất dễ gây ra nhiễm trùng, trở thành các vết loét gây khó chịu.
2. Viêm da đầu
Viêm da đầu là bệnh mãn tính về da. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể tác động đến các vùng khác như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, ngực và vùng liên bả vai, lưng.
Khi bị viêm da đầu, nó có thể gây ra các mảng vảy, da đỏ, cứng và có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ làm tổn thương sâu đến các nang lông.
Nguyên nhân viêm da đầu đến từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, hay do sử dụng không đúng cách các sản phẩm chăm sóc da. Để giảm bớt tình trạng, bạn nên chú ý cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để cải thiện chức năng tuyến bã nhờn.
3. Rối loạn nội tiết
Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến và cơ quan nằm ở khắp cơ thể. Nó tương tự như hệ thống thần kinh ở chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.
Khi bị rối loạn nội tiết, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều mụn, đặc biệt mụn ở mặt và lưng.
Rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể chịu áp lực rất lớn, ở trạng thái hồi hộp, căng thẳng một thời gian dài, kết hợp với thói quen ăn uống không điều độ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều mụn, đặc biệt mụn ở mặt và lưng.
4. Bệnh về phổi
Khi gặp vấn đề về phổi, lưng sẽ là một bộ phận xuất hiện các hiện tượng bất thường đầu tiên. Trên lưng mọc mụn có thể là một triệu chứng của các bệnh về phổi. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể sẽ nóng lên và phát tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi và sản sinh ra mụn.
Một số lời khuyên giúp giảm tình trạng mụn ở lưng
- Tắm rửa sau khi tập luyện, hoạt động thể thao để giữ vệ sinh, loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn bám trên người.
- Tẩy tế bào chết để giảm lượng da chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Mặc quần áo thoải mái để giảm lượng bụi bẩn và mồ hôi chà xát vào lưng.
- Hạn chế để tóc xõa lưng, nhất vào lúc thời tiết nóng bức.
- Chọn kem chống nắng cẩn thận, nên chọn các sản phẩm không chứa dầu và nhẹ nhàng trên da.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm rau quả, trái cây, các loại ngũ cốc Theo khoahoc.tv