Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy

Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy
Có một câu chuyện cổ dân gian ở quần đảo Solomon như sau: nếu có cây cổ thụ cần đốn hạ nhưng lại quá to lớn không thể chặt bằng rìu, người dân nơi này vẫn có thể hạ nó xuống mà không cần dùng đến rìu. Vậy họ đã làm cách nào?

Dân làng tụ tập lại và la mắng chửi rủa cây cổ thụ, lăng mạ cây này bằng những lời lẽ tiêu cực xấu xa. Họ làm như vậy hàng ngày, cho đến khoảng một tháng sau thì cái cây tự chết và ngã gục xuống đất. Chỉ cần liên tục lăng mạ và chửi rủa nó là được.
Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy
                    Ảnh minh họa cây cổ thụ đổ gục sau những lời chửi rủa của dân làng. (Ảnh: Wikimedia )
Câu chuyện dân gian cổ xưa này dù chưa được xác thực, nhưng cũng cho chúng ta nhiều điều để suy ngẫm. Cây cối có cảm xúc không? Thái độ tiêu cực như vậy có thể thực sự lấy đi sinh mệnh của một cái cây hay thậm chí một con vật hay không? Phải chăng thực vật và động vật cũng cảm thấy đau?
Các nghiên cứu khoa học về cảm xúc của thực vật
Vào sáng sớm ngày 2/2/1966, Grover Cleveland Backster Jr., một chuyên gia phát hiện nói dối đã thực hiện một khám phá chấn động. Ông quyết định thử nghiệm máy dò nói dối trên một cây thiết mộc lan trong văn phòng của mình.
Backster sau đó kết luận rằng thực vật có giác quan và chúng phản ứng trước sự đau đớn. Quả là khó tin! Mặc dù lý thuyết của ông không thuyết phục được phần lớn các nhà khoa học và bản thân Backster cũng không thể lặp lại các kết quả thí nghiệm của mình một cách khoa học, nhưng ông vẫn tiếp tục khẳng định rằng thực vật có sinh mệnh và có thể cảm thấy đau.
Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy
                   Backster kết luận rằng thực vật có giác quan                          và chúng phản ứng với nỗi đau. (Ảnh: wikipedia / CC0 1.0 )
Backster không phải là người nổi tiếng duy nhất nghiên cứu sâu về chủ đề này. Trước Backster, Sir Jagdish Chandra Bose, cha đẻ của Khoa học Ấn Độ hiện đại, từng tiến hành một thí nghiệm toàn diện để chứng minh rằng thực vật có thể phản ứng lại.
Công trình của ông cho thấy sự sinh trưởng và phát triển của thực vật có thể bị ảnh hưởng bởi âm nhạc, tiếng nói hoặc tiếng ồn lớn. Ô nhiễm không khí và môi trường ít ánh sáng có thể làm cây cối yếu đi; và về cơ bản, thực vật cảm giác được sự đau đớn.
Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy
Jagdish Chandra Bose, cha đẻ khoa học Ấn Độ hiện đại. (Ảnh: Wikipedia)
Ngày nay, một số nhà khoa học đã có những nghiên cứu mới bổ sung cho cuộc thảo luận mà Jagdish Chandra Bose và Grover Cleveland Backster Jr. khởi xướng. Các thí nghiệm chứng minh rằng thực vật có thể phản ứng bằng cách giải phóng một số hóa chất nếu chúng cảm thấy nguy hiểm và thực vật cũng có thể cảm nhận được vật cản ngay cả trước khi tiếp xúc.
Tương tự như tế bào thần kinh của con người phản ứng với cơn đau, thực vật cũng có các tín hiệu điện hoạt động để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể của chúng.
Trải nghiệm nỗi đau ở động vật
Xác định cách động vật phản ứng với cơn đau đơn giản hơn nhiều so với ở thực vật vì nó rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp cần thảo luận là liệu chúng có cùng trải nghiệm giống với chúng ta khi đau không. Động vật trải qua các cung bậc cảm xúc trong khi phản ứng với nỗi đau hay chỉ giới hạn trong trải nghiệm vật lý mà thôi?
Con người có thể cảm thấy đau ngay cả khi không bị tổn thương về thể chất. Điều này liên quan đến nỗi sợ hãi hoặc ký ức về một nỗi đau từng xảy ra trước đây, hoặc từng chứng kiến nỗi đau của ​​người khác. Nghiên cứu cho thấy động vật cũng có phản ứng với nỗi đau tương tự như con người.
Các thí nghiệm chứng minh rằng các con vật bị đau đã chọn ăn thức ăn có thuốc giảm đau, vì chúng cảm nhận được cơn đau thuyên giảm sau khi ăn loại thức ăn đó. Chúng cũng có những thay đổi về hành vi nếu nhận ra một số hành động, địa điểm hoặc thậm chí người đã gây ra nỗi đau về thể chất cho chúng.
Động vật cũng phải đối mặt với lo lắng, đặc biệt là khi chúng bị đưa ra khỏi vùng an toàn hoặc xa những người mà chúng cảm thấy an tâm. Mỗi con vật phản ứng khác nhau với người lạ và địa điểm mới dựa trên các trải nghiệm cuộc sống và nỗi đau của chúng.
Nghiên cứu: Động vật biết đau, thực vật cũng vậy
Động vật sẽ cảm thấy lo lắng, đặc biệt khi chúng bị đưa ra khỏi vùng thoải mái hoặc tránh xa những người mà chúng cảm thấy thoải mái. (Ảnh: pixabay / CC0 1.0 )

Thông điệp
Các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề này đều dẫn đến một thực tế rằng thực vật và động vật có nhiều điểm chung với con người hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ. Thừa nhận những điểm tương đồng này sẽ giúp chúng ta hiểu về sinh học như một khái niệm của sự thống nhất.
Theo Visiontimes ] Nhật Quang biên dịchdkn.tv