Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

18 kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe

Chế độ sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau. Đôi khi vì không hiểu nên có thể vô thức làm hại chính mình. Dưới đây là những điều cơ bản ai cũng nên tìm hiểu.

1. Uống canh bổ dưỡng cơ thể là không đủ
Canh bổ dù có hầm lâu tới mấy, cũng chỉ là dịch lỏng chứa các loại axit amin hòa tan, các chất dinh dưỡng vẫn ở trong xương, thịt. Canh xương cũng không thể bổ sung canxi, khi hầm trong nồi áp suất một vài giờ, chất canxi trong đó chỉ cao hơn nước máy một chút, hàm lượng chất béo cũng không nhiều.
2. Chỉ có 3 loại đồ ăn nhẹ lành mạnh tốt cho sức khỏe
Về cơ bản chỉ có ba loại đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe đó là: Trái cây, các loại hạt và sữa chua. Tuy vậy, trái cây và các loại hạt không thể ăn quá nhiều. Nếu ăn sữa chua tốt nhất nên chọn loại nguyên vị, phụ gia ít.
3. Bánh mì, sữa không phải là bữa sáng lành mạnh
Vấn đề chủ yếu vì hàm lượng đường trong bánh mì và sữa cao. Ăn vào sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh và cũng nhanh chóng tụt xuống từ đó dễ bị mệt mỏi. Bánh mì thường đều qua chế biến nên làm nhiều chất dinh dưỡng biến mất.
4. Ăn uống thanh đạm là chế độ ăn ít dầu và muối
Chế độ ăn ít dầu và muối không có nghĩa ăn rau luộc là tốt nhất cho sức khỏe. Cần bổ sung các loại chất béo, muối vô cơ và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
5. Nước ép hoa quả không bằng nước ép rau củ
Một quả táo hoặc lê, nhiều nhất chỉ được nửa cốc nước ép. Uống hai hoặc ba ly nước trái cây, tương đương với hấp thu thêm 4 đến 6 phần đường. Nếu bổ sung nhiều rau củ tươi lẫn một chút hoa quả sẽ đầy đủ dinh dưỡng hơn.
                                   Nước ép các loại rau củ tốt cho sức khỏe. (Ảnh: pixabay.com)
6. Bữa chính ăn quá ít sẽ giảm thọ
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Public Health, bữa chính ăn quá ít nguy hiểm hơn nếu ăn quá nhiều.
7. Không nên bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng một cách mù quáng
Nhiều người quan niệm, thực phẩm bổ dưỡng là hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, sử dụng chúng cần căn cứ vào thể chất của từng người. Đối với một số, thực phẩm bổ dưỡng cũng giống như thêm dầu vào lửa. Ví dụ, ung thư đại tràng có mối quan hệ nhất định với các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, ăn càng nhiều thực phẩm bổ dưỡng càng ngược lại.
8. Không nên lái xe sau khi uống thuốc cảm
Sau khi uống thuốc cảm lạnh cần chú ý lái xe cẩn thận. Tốt nhất không nên lái trong vòng 24 giờ sau khi uống. Nguyên nhân vì 90% các loại thuốc cảm có chứa chlorpheniramine, dễ gây buồn ngủ và mệt mỏi, và sẽ gặp nguy hiểm nếu ngủ gật trên đường.
9. Người già thường cắn vào lưỡi có thể là tiền thân của đột quỵ
Thỉnh thoảng cắn lưỡi là bình thường, nhưng nếu xuất hiện tình trạng này có thể cẩn thận đây có thể là triệu chứng báo trước đột quỵ. Nguyên nhân vì khi các dây thần kinh của não bị chèn ép sẽ làm lưỡi không thể hoạt động linh hoạt.
10. Khối u trên cơ thể không đau nguy hiểm hơn đau
Có những khối u đột nhiên xuất hiện trên cơ thể không nguyên nhân. Ví dụ, ở vú, các triệu chứng đỏ, sưng và đau nhiệt thường là chứng viêm nhiễm thông thường. Tuy nhiên, nếu khối đó không đau, gây ảnh hưởng tới vận động như ban đầu, khả năng ác tính sẽ lớn hơn. Nếu phát hiện những khối u có tình trạng này, nên lập tức đến viện kiểm tra.
11. Gai xương là ‘sản phẩm bình thường’ của cơ thể
Gai xương là bệnh lý thay đổi bình thường khi cơ thể dần lão hóa, đại đa số nếu không có triệu chứng biểu hiện thì không cần trị liệu. Dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng không loại bỏ được hoàn toàn mà chỉ làm giảm đau.
12. Nguyên nhân gây tiểu đường không phải chỉ do ăn nhiều đường
Nguyên nhân chính của bệnh tiẻu đường loại 1 là do di truyền, và của loại 2 là béo phì. Tất nhiên, nếu lượng đường trong máu tăng cao, nên hạn chế hấp thu vào cơ thể.
13. Cảm lạnh là “bệnh nan y” không trị cũng khỏi
The Cold White Paper, được xuất bản bởi Đại học Y khoa và Sức khỏe Cộng đồng Wisconsin năm 2010 chia sẻ, thứ nhất, có hơn 100 loại virus có thể gây cảm lạnh, hiện tại trên thế giới không có thuốc chống virus cảm lạnh. Thứ hai, thuốc cảm lạnh không thể điều trị vì chúng không thể diệt virus, chỉ có hệ thống miễn dịch của cơ thể mới thực hiện được. Thứ ba, thông thường các triệu chứng biểu hiện sẽ kéo dài trong khoảng một tuần, và sẽ tự khỏi cho dù có dùng thuốc hay không.
            Cảm mạo là ‘bệnh nan y’ không dùng thuốc cũng có thể tự khỏi. (Ảnh: parenting.com.tw)
14. Tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo kết quả một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, 75% số người bị đau cột sống cổ, 80% bị đau đầu, 99% đầy hơi và 90% mệt mỏi là do cảm xúc của cơ thể gây ra. Mọi cơ quan nội tạng đều liên quan mật thiết tới các loại tâm trạng cảm xúc.
15. Thuốc cảm lạnh nên uống cách nhau 4 giờ
Hầu hết các loại thuốc cảm lạnh đều chứa thành phần hóa học hạ sốt và giảm đau của acetaminophen. Nếu bạn dùng nhiều loại thuốc cảm lạnh hoặc kết hợp thuốc Đông y và Tây y, đều vô tình bị quá liều và gây tổn thương gan.
16. Không có thuốc nào có tác dụng đảo ngược đối với đục thủy tinh thể
Có nhiều loại thuốc nhỏ mắt sử dụng lâm sàng trong điều trị đục thủy tinh thể, nhưng không có loại nào có tác dụng nghịch chuyển bệnh. Nói cách khác, những loại này chỉ có thể làm giảm bớt sự phát triển bệnh ở mức độ nhất định, không thể đảo ngược. Để điều trị các bác sĩ về cơ bản đều khuyên phẫu thuật.
17. Không nên nhỏ thuốc nhỏ mắt rơi vào nhãn cầu
Nhiều người có thói quen nhỏ thuốc nhỏ mắt vào nhãn cầu, điều này không đúng. Nên nhỏ vào mí mắt dưới hoặc phần lòng trắng bên dưới.
18. Không xuất hiện triệu chứng gì chớ dùng viên ngậm họng
Các viên ngậm họng thường làm dạng kẹo, lạm dụng sẽ tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn trong miệng, gây mất cân bằng, nhiễm nấm, hình thành loét và các bệnh về răng miệng. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng khi không có bệnh.
Kiên Định/dkn.tv Nguồn tham khảo: secretchina