Khi
người ca sĩ có giọng nữ cao Elisa Brown thưởng thức đàn nhị hai dây
trong một buổi trình diễn của Đoàn Nghệ Thuật Shen Yun nhiều năm về
trước, cô đã cảm động đến nỗi toàn bộ cơ thể cô rung lên, “nhưng theo
một cách rất đáng yêu”, cô nói. “Nhạc thật đẹp, dường như đang chữa bệnh
cho tôi vậy .”
Người
Trung Hoa từ xưa đã tin rằng âm nhạc có sức mạnh chữa bệnh. Âm nhạc nào
mà có tính đức hạnh và thanh cao thì có thể làm hài hoà tâm hồn của con
người. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, chữ ‘thuốc’ (‘dược’) thực sự có gốc
từ chữ ‘nhạc’, và một trong những mục đích khởi nguyên của âm nhạc cũng
là để chữa bệnh cho con người.
Điều này đã được phát kiến từ triều đại Hoàng đế Vàng, nhà cai trị huyền thoại và là tổ tiên của người Trung Hoa, đó là:
Ngũ cung trong âm nhạc tương ứng với ngũ hành trong khoa học Trung Hoa truyền thống về vật chất: Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ, và vì vậy âm thanh trong ngũ cung có thể có tác động tương ứng đến năm nội quan chính trong cơ thể.
Sau
đó, vào khoảng thời Khổng Tử, âm nhạc đã được sử dụng để làm con người
tĩnh tâm lại, từ đó mong cải thiện đạo đức và nhân cách của con người.
Ví dụ, các giai điệu trên quãng “công” liên quan đến yếu tố Mộc, và nghe
những giai điệu đó có thể làm tăng cường sự trao đổi chất trong lá lách
và kết quả là làm cho lá lách khỏi đau. Từ đó có thể quay trở lại tác
động đến nhân cách bệnh nhân, làm người đó trở nên khoan dung và tử tế,
tốt bụng hơn.
Ngày
nay, nghiên cứu khoa học càng củng cố thêm quan điểm cho rằng âm nhạc
tốt sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe chúng ta. Một nghiên cứu mới đây của
tạp chí Heart, một ấn bản của Tạp chí Y khoa Anh quốc, đã khẳng định
rằng “nghe một bản nhạc nhanh sẽ làm tăng huyết áp, trong khi đó nghe một bản nhạc chậm lại có hiệu quả ngược lại.“
Các
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nghe loại âm nhạc phù hợp có thể làm
giảm tác dụng phụ của trị liệu ung thư, giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau
sau phẫu thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị mất trí
nhớ và giúp người đột quỵ phục hồi khả năng nói.
Sức
mạnh chữa bệnh và cân bằng cơ thể của âm nhạc đã được làm sống dậy cùng
các nhạc phẩm cổ điển của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, nơi phục hồi các
giai điệu của Trung Hoa cổ xưa để truyền cảm hứng cho các thế hệ hiện
tại.
Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun
Năm
2006, một số nghệ sỹ có cùng chí hướng đã hợp lại cùng nhau thành lập
công ty biểu diễn nghệ thuật Shen Yun, phục dựng các điệu múa cổ điển
của Trung Hoa với mục đích khôi phục và chia sẻ những truyền thống và
giá trị đạo đức gần như đã bị mai một của văn hoá Trung Hoa cổ đại. Cho
tới nay, Shen Yun đã tạo dựng được 5 công ty, lưu diễn tới hơn 150 rạp
hát trên toàn thế giới.
Trong
mỗi mùa biểu diễn thông thường của Shen Yun, dàn nhạc ở mỗi chương
trình chỉ đóng vai trò làm dàn nhạc đệm cho các màn trình diễn múa cổ
điển. Nhưng vào năm 2012, Shen Yun đã ra mắt một dàn nhạc giao hưởng
riêng, tập hợp các nghệ sỹ từ 5 công ty lưu diễn nói trên. Từ đó, mỗi
chương trình mà dàn nhạc này cống hiến đều tạo cho khán giả đam mê hòa
nhạc một cơ hội hiếm có để đắm mình vào âm nhạc riêng của Shen Yun, đi
cùng với các bản nhạc bất hủ mà họ hằng yêu thích.
Dàn
nhạc giao hưởng Shen Yun độc đáo ở chỗ nó kết hợp rất thành công các
nhạc cụ của phương Đông và phương Tây. Khi biểu diễn, các nhạc cụ truyền
thống Trung Quốc thường được đặt ở trung tâm dàn nhạc, thể hiện vai trò
dẫn dắt nhiều giai điệu, trong khi các nhạc cụ phương Tây ở xung quanh
giúp làm phong phú và cường đại âm thanh.
Như
thế, một buổi hòa nhạc đã không chỉ cống hiến những kiệt tác từ di sản
âm nhạc cổ điển châu Âu của những nhà soạn nhạc vĩ đại như Tchaikovsky
và Dvorak, mà còn trình diễn các tác phẩm được tạo dựng riêng cho các
buổi biểu diễn hàng năm của Shen Yun, với những giai điệu lấy cảm hứng
từ các âm điệu dân gian và dân tộc của Trung Hoa. Qua biết bao thế kỷ,
nhiều trong số các bản nhạc đó đã truyền tải công dụng chữa bệnh thần kỳ
của âm nhạc chính thường.
dkn.tv