Bệnh viện là nơi để
được chữa khỏi bệnh, thế nhưng tại sao một số người lại bị bệnh nặng hơn khi
nằm bệnh viện?
Thật khó mà tin nổi
,khi mà bệnh viện đã trở thành nơi mà bạn có thể bị nhiễm khuẩn (infections).
Tuy rằng bệnh viên nói chung là nơi rất an toàn
và là nơi tốt nhất để mà tới khi bị bệnh hoặc bị thượng, nhưng điều quan
trọng cần phải biết là bạn vẫn có một số rủi ro có thể bị nhiểm khuẩn trong khi
được chăm sóc và điều trị ở nơi này. Nhiễm khuẩn này được gọi là "nhiễm
khuẩn mắc tại bệnh viện" (hospital-acquired infection- HAI)
Cộng đồng y tế rất
quan tâm tới HAI và đang tìm đủ cách để có thể ngăn chặn bệnh này và đứng trên cượng
vị bệnh nhân bạn cũng phải biết cách tự bảo vệ lấy mình.
Tuy rằng mọi người đều
cố gắng hết sức nhưng nhiễm khuẫn HAI vẫn có thể xẫy ra, và dưới đây là những
nhiễm khuẩn HAI thông thường nhất:
Nhiễm khuẩn đường trung tâm (Central line infection)
Đường trung tâm là một
ống thông (catheter) gắn vào tĩnh mạch lớn, được sử dụng để truyền thuốc hoặc
chất lỏng hay để lấy máu đem đi thử nghiệm. Khác với truyền IV bình thường, ống
thông catheter được gắn lâu dài hơn vào tỉnh mạch--đôi khi cả nhiều tuần hay
tháng--- điều này có nghĩa là các vi khuẩn và các mầm gây bệnh khác có nhiều cơ hội hơn để xâm nhập vào dòng máu
và gây nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẫn đường tiết niệu từ ống thông (Urinary tract infections from catheters) Ống thông được dùng để thải nước tiểu ở những bệnh nhân nằm bệnh viện
Nhiểm khuẩn vùng giải phẫu ( Surgical-site infections) Nhiễm khuẩn
này có thể xẩy ra ở gần phần cơ thể được giải phẩu
Các nhân viên y tế làm gì để
bảo đảm an toàn cho bạn?
1- Chủ yếu là các nhân viên chăm sóc bạn phải rửa tay kỹ càng
2- Sà-bông đặc biệt diệt các mầm
gây bệnh được sử dụng để lau sạch vùng
giải phẩu. Ngoài ra mọi người trong phòng mổ đều phải chà sạch bàn tay và cánh
tay lên tới khuỷu tay với thuốc sát trùng ngay trước khi làm phẫu thuật
3- Găng tay và các dụng cụ y khoa vô
trùng được sử dụng khi luổn ống thông catheter vào tĩnh mạch hay đuờng tiết
niệu
4- Ống thông catheter gắn vào tĩnh mạch hay luồn vào đường tiết niệu được
rút ra ngay sau khi không cần tới
5- Thuốc kháng sinh được dùng cho bệnh nhân trước khi giải phẫu theo chỉ
thị của bác sĩ
Về phía bệnh nhân bạn có
thể làm gì?
1- Hỏi bác sĩ xem bạn cẩn chuẩn bị ra sao cho cuộc giải phẫu. Bác sĩ sẽ
cho bạn biết nhóm giải phẩu sẽ làm gì và bạn có thễ giúp ích được gì. Chẳng hạn
như bạn có thễ tự cạo sạch da ở vùng giải phẩu.
2- Nhắc nhở mọi người tới thăm rửa
tay trước và sau khi rời phòng. Nếu bạn thấy nhân viên chăm sóc quên không rửa
tay bạn củng đừng ngần ngại nhắc nhở họ.
3- Đừng để người tới thăm rờ tay vào vùng xung quang ống thông catheter hoặc
vùng băng bó. Cho bác sĩ hoặc y tá biết --càng sớm càng tốt- khi vùng giải phẫu
bị xưng hay tấy đỏ hoặc nếu bạn cảm thấy
bị sốt,
Điều tốt nhất bạn có thể làm là tự bảo vệ lấy mình khi nằm bệnh viện. Bạn
hãy lên tiếng bất cứ khi nào có thắc mắc vể sụ chặm sóc cho bạn. Bạn là một
thành viên quan trọng cùa nhóm chăm sóc sức khỏe cho bạn-- các bác sĩ , các y
tá và bạn cần làm việc cùng với nhau để giúp bạn chóng bình phục và trở lai
cuộc sống bình thường.
Being on guard- HealthNet
Newsletter- Feb 28,2017
--------------------------------------------------------------------------------------
Tại sao nhiễm khuẩn lại
đang sợ, bạn hãy đọc bài dưới đây:
12 vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất thế giới, 3 trong số đó gần như không còn cách trị
Tổ chức Y
tế Quốc tế (WHO) vừa
công bố danh sách 12 vi khuẩn kháng kháng sinh (superbugs resistant to antibiotics) nguy hiểm nhất thế giới.
Các vi khuẩn này hiện nay đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe
con người. WHO kêu
gọi chính phủ và các công ty dược phẩm trên toàn cầu phải có chính sách, phát
triển các loại thuốc mới để chống lại nhóm 12
vi khuẩn này. Ba trong
số các vi khuẩn này đã được
đặt vào mức “tới hạn”, nghĩa là gần như không còn loại thuốc khha1ng sinh nào trị nổi.
Các tiêu chuẩn được
sử dụng để xếp loại 12 vi khuẩn nói trên bao gồm: mức kháng kháng sinh được ghi
nhận hiện tại, tỷ lệ gây tử vong cho bệnh nhân, sự có mặt của chúng trong cộng
đồng và gánh nặng mà các vi khuẩn nàyđặt lên hệ thống y tế.
Danh sách 12 loại
siêu vi khuẩn nguy hiểm nhất được công bố bởi WHO
Trong danh sách trên đây của WHO các vi khuẩn kháng kháng sinh được chia thành 3 nhóm, dựa trên mức độ cấp bách mà chúng ta cần tới loại thuốc mới để điều trị chúng.
Đứng đầu danh sách 12 loại vi khuẩn này là các vi khuẩn gram âm, từng được biết đến như một nỗi ám ảnh kinh hoàng tại bệnh viện. Các vi khuẩn gram âm này kháng quá nhiều loại kháng sinh trong điều trị.Tiến sĩ Carmem Pessoa da Silva, điều phối viên chương trình kháng kháng sinh tại WHO cho biết các vi khuẩn này là một mối đe dọa cực lớn bởi nguy cơ tử vong từ một mầm bệnh kháng kháng sinh này cao gấp 2, gấp 3 lần bình thường .
Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa-- hai loài vi khuẩn được đặt trên đầu mức độ ưu tiên “tới hạn”-- có khả năng kháng lại Carbapenem, một trong những loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay. Chúng thường bủa vây trong các bệnh viện, cơ sở y tế và nhà dưỡng lão, lan truyền qua các thiết bị như quạt thông gió hoặc nhiễm cả vào ống tiêm, để rồi gây ra những ca nhiễm khuẩn chết người.
Đứng hàng thứ 3 trong nhóm ưu tiên tới hạn là Enterobacteriaceae, Họ vi khuẩn này bao gồm những loài vi khuẩn như E. coli và chi klebsiella. Họ vi khuẩn này cũng là một mối đe dọa lớn trong các bệnh viện hiện tại.
Đối với ba vi khuẩn ưu tiên tới hạn trên đây thì sau thuốc kháng sinh Carbapenem thì chỉ còn thuốc kháng sinh Colistin là có hiệu lực mạnh nhất cho tới nay. Có thể nói " Colistin là phòng tuyến cuối cùng… nhưng sức đề kháng của các vi khuẩn đối với nó cũng đang ngày càng trở nên phổ biến”,
Các vi khuẩn thuộc nhóm thứ 2 và thứ 3 trong danh sách trên đây cũng đang thể hiện khả năng kháng kháng sinh mãnh liệt. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn còn có một đến một vài lựa chọn trong danh sách các thuốc kháng sinh còn hiệu lực. Tuy nhiên các bác sĩ cũng đang buộc phải sử dụng tới những loại thuốc kháng sinh cuối cùng, bởi sức kháng cự của các vi khuẩn ngày mỗi cao”,.
Nằm trong nhóm Ưu tiên cao, chúng ta có thể nhận ra vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn lậu. Cùng với đó là Campylobacter gây ngộ độc thực phẩm và Helicobacter pylori gây viêm dạ dày. Mặc dù các vi khuẩn này chưa đạt tới mức độ gây khủng hoảng, nhưng các loại thuốc kháng sinh mới dành cho nhóm vi khuẩn này cũng cần được phát triển nhanh chóng
Có một cách để chúng ta kéo dài thời gian với nhóm này. Đó là việc triển khai các hình thức chẩn đoán nhanh và chính xác hơn. Qua đó, thuốc có thể được sử dụng đúng để tiêu diệt chúng ngay lần đầu tiên, tránh việc phải sử dụng thuốc kháng sinh tiếp theo không cần thiết. bời vì “ Sử dụng kháng sinh đến lần thứ 2 đồng nghĩa với việc chúng ta nạp nhiên liệu cho vi khuẩn kháng lại thuốc"
Tóm lại vấn đề kháng kháng sinh đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn trên toàn thế giới. Năm 2016, lần đầu tiên trong một cuộc họp Đại hội đồng, Liên Hợp Quốc đã đưa vấn đề này ra thảo luận ngang hàng đại dịch Ebola và HIV/AIDS.
Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng kháng kháng sinh hiện nay đã lan rộng trên toàn cầu và có mặt ở mọi quốc gia. Các vi khuẩn kháng kháng sinh ước tính đang gây ra hơn 700.000 ca tử vong mỗi năm ngay tại thời điểm này. Nếu chúng ta không hành động, con số có thể tăng tới 10 triệu vào giữa thế kỷ.
Mục đích của WHO khi công bố danh sách trên đây không phải để đe dọa mọi người mà là muốn là tạo ra một kuynh hướng thúc đẩy các nhà khoa học, chính phủ và các công ty dược phẩm trên toàn cầu cùng hành động để phát triển thêm các loại thuốc kháng sinh mới.
Trong thực tế, thuốc kháng sinh bây giờ không phải là một lĩnh vực đáng đầu tư đối với các công ty dược phẩm.Các đợt điều trị ngắn hạn và giá bán quá rẻ của thuốc kháng sinh khiến họ không có động lực. Thay vào đó, các công ty dược phẩm thích các loại thuốc điều trị dài hạn và đắt tiền như thuốc điều trị ung thư.
Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh xã hội, có lẽ lúc này các công ty dược phẩm nên tận dụng sự hỗ trợ từ các chính phủ để đưa các loại thuốc kháng sinh mới trở lại trên dây chuyền sản xuất. Nếu bắt đầu ngay từ lúc này, có khi tới 10 năm nữa, các loại kháng sinh mới có thể xuất hiện trên thị trường. Nhưng dù sao muộn cũng còn hơn không.
(Tham khảo Cnn)