Thật vậy một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Nutrition đã liên hệ việc tiêu thụ mì ăn liền với rủi ro bị bệnh tim, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nghiên cứu này đã được thực hiện tại Đại hàn--quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất trên thế giới--với sự tham gia của hơn 10,700 người tuổi từ 19 đến 64.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy là "các phụ nữ tiêu thụ thường xuyên mì ăn liền có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome)-- một nhóm những yếu tố rủi ro bao gồm mập phì (obesity) và cao huyết áp, cholesterol và đường huyết làm tăng rủi ro bị bệnh tim và bệnh tiểu đường
Các tác dụng gây hại trên đây được thấy nhiều nhất ở phụ nữ chứ không phải ở đàn ông. Theo báo cáo thì " các phụ nữ--chứ không phải đàn ông-- tiêu thụ mì ăn liền tối thiểu hai lẩn một tuần có rủi ro bị hội chứng chuyển hóa cao hơn 68 phần trăm", đây là một hội chứng có thễ gia tăng rủi ro bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Hàm lượng sodium của các sản phẩm mì ăn liền hiển nhiên là cao, nhưng "thủ phạm" chính lại là mì theo như kết quả nghiên cứu của bác sĩ Braden Kuo, giám đốc phòng thí nghiệm dạ dày-ruột tạl Bệnh viện Massachusetts General Hospital thuộc Đai học Harvard. Bác sĩ Kuo đả sử dụng một máy chụp hình rất nhỏ để theo dõi sự "bẻ gảy" mì bên trong dạ dày và đã phát hiện là cơ thể chúng ta tiêu thụ mì chứa đầy chất bảo quản này một cách khó khăn. Lý do là vì trong nhiều thực phẩm chế biến có chứa nhiều chất bảo quản tên gọi gọi là TBHQ ( tertiary butylhydroquinone ); chất này giúp kéo dài thởi gian tồn kho của các thực phẫm có nhiều chất béo như Maruchan Chicken Ramen nhưng lại làm cho mì khó tiêu.
Để kết luận giáo sư về Dinh dưởng và Dich tể học Frank B, Hu thuộc Đai học Harvard cho biết mổi tháng có thể ăn một hay hai lần mì ăn liển thì được , nhưng nhiều hơn nữa thì có vấn đề. Nếu vì tài chánh eo hẹp các sinh viện có thể tự trộn món sà-lách mì ăn liền mà ăn nhưng cũng nên ăn vừa phải thôi
https://www.popsugar.com/food/Easy-Ramen-Salad-36091587/