Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Những sai lầm khi dùng điều hòa vào mùa hè

 

Vào những ngày hè nóng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng sự mát lạnh của điều hòa. Thế nhưng, nếu sử dụng điều hòa sai cách, bạn sẽ có thể mắc phải “bệnh điều hòa”, thậm chí nghiêm trọng hơn là gây đột quỵ hoặc mù mắt.


Một số trường hợp bị đột quỵ do dùng điều hòa

Sau đây là hai trường hợp đột quỵ được truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin:

1. Trong những ngày nắng nóng, vào đợt nghỉ phép năm, ông Tôn (ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô) thường bật điều hòa ở nhà hàng ngày. Nhưng vài ngày sau, ông Tôn đột nhiên cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, tầm nhìn của ông không chỉ mờ mà còn có hình ảnh kép. Gia đình ông nhanh chóng đưa ông đến Bệnh viện liên trực thuộc 2 của Đại học Y Nam Kinh để điều trị, kết quả, ông được chẩn đoán bị đột quỵ mắt.

2. Một thanh niên tên Tiểu Trương, 31 tuổi, gần đây bị ám ảnh bởi một trò chơi và anh đã chơi nó liên tục cả ngày lẫn đêm. Đột nhiên một ngày, thị lực ở mắt trái của anh bắt đầu suy giảm. Anh tưởng rằng sau hai ngày nghỉ ngơi thì mọi chuyện sẽ ổn, nhưng hóa ra nó càng ngày càng tệ hơn. Mắt trái của anh không còn nhìn rõ. Sau khi đến bệnh viện để điều trị, bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ mắt, thị lực mắt trái chỉ còn 0,2.

Đột quỵ mắt là gì?

Đột quỵ mắt còn được gọi là tắc động mạch võng mạc, liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu của võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, đột quỵ mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Chỉ khoảng một phần tư số người có thể gặp phải những triệu chứng này. Triệu chứng phổ biến nhất là mù mắt, tức là mắt đột nhiên tối sầm hoàn toàn và không còn ánh sáng nữa. Nếu điều này xảy ra, bạn cần tìm cách điều trị y tế kịp thời. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là mỏi mắt và rồi bỏ lỡ cơ hội giải cứu tốt nhất.

“Bệnh điều hòa” là gì?

Tất nhiên, ngoài đột quỵ về mắt, bạn cũng cần cẩn thận với nhiều “bệnh điều hòa” khác khi sử dụng điều hòa vào mùa hè.


“Bệnh điều hòa” còn được gọi là hội chứng điều hòa. Nói một cách chính xác, đây không phải là một căn bệnh được xác định về mặt y tế mà là một hiện tượng được xã hội học chẩn đoán. Do thể trạng mỗi người khác nhau nên các triệu chứng của “bệnh điều hòa” có thể không hoàn toàn giống nhau.

“Bệnh điều hòa” đề cập đến một loạt các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, đau nhức khớp, khó chịu ở họng, nghẹt mũi, chán ăn,… do ở trong môi trường điều hòa lâu ngày gây ra. Trong số đó, 4 bệnh gồm nhồi máu cơ tim, bệnh gút, đột quỵ ở mắt và nhiễm trùng phổi là đặc biệt phổ biến.

Làm thế nào để phòng ngừa “bệnh điều hòa” trong mùa hè?

1. Cài đặt nhiệt độ
Sẽ thích hợp hơn nếu đặt nhiệt độ ở mức 26 đến 28°C hoặc duy trì chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời ở mức 5 đến 7°C tùy theo nhiệt độ hiện tại.

2. Kiểm soát độ ẩm
Nên giữ độ ẩm tương đối ở mức 50 đến 70%. Bạn có thể đặt một chậu nước trong nhà hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.

3. Thích ứng với sự chênh lệch nhiệt độ

Khi từ bên ngoài bước vào phòng có điều hòa, tốt nhất bạn nên chuyển qua khu vực không có điều hòa trước, lau mồ hôi trên người rồi mới vào phòng có điều hòa. Không thường xuyên ra vào phòng điều hòa và ở trong phòng điều hòa thời gian dài để tránh gây khó chịu cho cơ thể.

4. Lưu thông không khí
Phòng điều hòa thường có không gian khép kín. Nếu không có sự lưu thông sẽ không cung cấp đủ oxy và không khí ẩm không thể thoát ra ngoài được, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi ở trong phòng điều hòa trong thời gian dài.

Bạn hãy tắt điều hòa đều đặn (như sáng sớm và tối muộn) và thông gió hoặc mở một khe hở trên cửa (cửa sổ) để lưu thông không khí.


Sanh Ca, Vision Times/ trithuc an