Có những người ở thời điểm nào đó bị cho là không tích cực, kém hoạt bát, lười nhác trong việc hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. Đáng buồn hơn, chính bản thân người ấy cũng cảm thấy như vậy.
Nhưng thực sự, nhiều người đã rơi vào chứng trầm cảm, một tình trạng sức khỏe không mong muốn của họ. Thật cần thiết để tự tìm hiểu xem mình có nằm trong trường hợp này không, vì khi đó, bạn mới có thể giải quyết được vấn đề.
Hãy xem qua sáu dấu hiệu về sức khỏe tinh thần mà bạn cần nhận biết:
1- Nghiện điện thoại
Thiết bị điện thoại là phương tiện truyền thông xã hội hữu ích và cần thiết để kết nối và cập nhật mọi thứ về cuộc sống. Do đó, bạn không cần phải tắt nguồn điện thoại và cắm đầu vào làm việc. Thỉnh thoảng, ai cũng cần xem điện thoại hay máy tính bảng, và điều đó không sao cả. Trên thực tế, đây là cách duy nhất mà thực sự hiệu quả để theo kịp những gì đang diễn ra.
Tuy nhiên, nếu những cập nhật nhất thời đó trở thành một cuộc sống ảo, bạn như đang tự nhốt mình trong ma trận nhỏ của chính mình. Bạn say mê những gì đang diễn ra trong cái vật nhỏ bé đến nỗi không muốn tham gia vào cuộc sống ngoài màn hình của mình nữa. Đó trở thành vấn đề! Hãy hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân bạn đang thực sự trốn tránh điều gì bằng việc chúi mũi vào chiếc điện thoại. Sau đó, hãy đối mặt với nó và quay trở lại nuôi dưỡng thực tế của mình.
2- Luôn cảm thấy bị quá tải
Bị choáng ngợp hay cảm thấy quá tải là khi bạn mắc phải sai lầm phổ biến là nhìn vào tất cả công việc cần phải hoàn thành cùng một lúc và khiến bản thân phát hoảng vì khối lượng quá lớn. Khi ấy, cơ chế sinh tồn của bạn khởi động và bạn bắt đầu phản kháng bằng cách trốn tránh mọi việc.
Đây là lúc chúng ta cần nhớ xem điều gì cần hoàn thành và bằng cách thực hiện từng bước một để dẫn đến bước tiếp theo. Đừng cố “vọt” lên cầu thang chỉ bằng một bước nhảy, mà hãy bước từng bậc một.
3- Kiệt quệ về thể chất
Bạn luôn cảm thấy mình như vượt quá giới hạn và bạn đã kiệt sức. Dù đã có một giấc ngủ dài, cũng không ra ngoài cả đêm hay làm việc quá mức, bạn vẫn cảm thấy như mình đã thức trắng suốt cả tuần.
Người ta phát hiện ra rằng với chứng trầm cảm, bạn có thể có giấc ngủ dài nhưng không phục hồi được sức khỏe.
4- Bỏ bê việc vệ sinh cá nhân
Bạn không thích gội đầu, móng tay móng chân cũng chẳng buồn cắt, quần áo thì mặc xuề xòa,… Dù chẳng muốn ra khỏi giường trong tình trạng uể oải nhưng bạn cũng không đủ nỗ lực chỉ để làm những việc hết sức bình thường vào buổi sáng là thức dậy và đi tắm. Có vấn đề rồi đó nhe bạn!
5- Ngủ quá nhiều
Ngủ nhiều mà vẫn uể oải, vẫn mệt mỏi. Đây có thể là một phần lý do tại sao bạn cứ thấy cần phải ngủ. Mặc dù bạn không đang buồn ngủ, nhưng có cảm thấy như thể có một sức mạnh to lớn nào đó, ngăn cản bạn ra khỏi giường, thế là bạn cứ nằm miết, rồi thiếp đi. Không ổn đâu bạn ạ!
6- Bị đau
Cơn đau bí ẩn này đến từ đâu? Chứng trầm cảm có rất nhiều thứ mà bộ não của bạn làm mà bạn không nhận thức rõ ràng được. Hãy lưu ý một số biểu hiện thường gặp: đau đầu, đau dạ dày và chuột rút. Những cơn đau này là có thật và những cơ quan thụ cảm đau đó như đang bị chọc vào. Tất cả đều do phản ứng của bộ não đối với chứng trầm cảm.
Vậy thì những điều trên đây không phải là biểu hiện của sự lười biếng. Đây có thể là sức khỏe tinh thần của bạn đang cần sự chú ý, hoặc nhắc bạn cẩn trọng hơn khi gọi ai đó là kẻ lười biếng, vì có khi họ đang mắc chứng trầm cảm và cần giúp đỡ.
Hãy nghỉ ngơi và xem qua một danh sách kiểm tra. Hãy trung thực với chính mình và bảo đảm rằng bạn đang khỏe mạnh, hoặc nếu gặp vấn đề thì thì cũng có người giúp bạn vượt qua. Đừng “chống chọi” một mình nhe bạn!
Duy Lê - saigonnhonews (theo Medium)/quinhon11