Cục máu đông cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ não với tỷ lệ lên tới 80%.
Cùng với tim, mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn, chúng có chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể rồi về lại tim. Trong điều kiện cơ thể khỏe mạnh bình thường, mạch máu hoạt động đều đặn, trơn tru và không bị tắc nghẽn, đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đến mọi nơi trong cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người có thói quen sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống cùng với thói quen làm việc và nghỉ ngơi thất thường là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề về mạch máu. Một trong những hệ quả phổ biến nhất là xuất hiện các cục máu đông trong hệ thống mạch máu.
Cục máu đông hình thành là do kết quả của quá trình đông máu, nó sẽ theo hệ tuần hoàn máu đi lang thang khắp trong cơ thể. Nếu chẳng may chúng tắc nghẽn ở bộ phận nào đó, có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe của chúng ta, nghiêm trọng hơn thì gây hoại tử vô mạch ở những bộ phận đó.
Một số biểu hiện khi cơ thể xuất hiện các cục máu đông cần lưu ý là chảy dãi khi ngủ hoặc thường xuyên chóng mặt. Theo các nghiên cứu liên quan, khi cục máu đông xuất hiện có thể gây ra một số thay đổi đối với bài tiết trong khoang miệng của con người, khiến người bệnh dễ chảy nước dãi khi ngủ. Đặc biệt nếu người cao tuổi xuất hiện triệu chứng này thì không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các cục máu đông cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu não, dẫn đến tình trạng thiếu oxy quá mức trong não gây nên hiện tượng chóng mặt. Ngoài ra, cục máu đông cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ não với tỷ lệ tới 80%.
Do đó, chúng ta phải chú ý đến việc duy trì sự hoạt động trơn tru của mạch máu trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài việc phải duy trì một chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ, tận dụng các thực phẩm trong mỗi bữa ăn cũng có thể giúp làm loãng máu một cách tự nhiên, giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông trong cơ thể. Sau đây là một số loại thực phẩm có tác dụng đánh tan những cục máu đông hiệu quả.
Hành tây
Trong hành tây có chứa một loại prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu, giảm độ nhớt của máu và áp lực lên mạch máu. Đồng thời, hành tây còn chứa axit amin lưu huỳnh và diallyl disulfide có tác dụng tăng cường hoạt động của quá trình thủy phân fibrin, giảm lipid máu và chống xơ cứng động mạch.
Gừng
Gừng là một nguyên liệu thiết yếu trong căn bếp của hầu hết mọi gia đình. Không chỉ có tác dụng đẩy lùi cảm lạnh, làm ấm người, nó còn giúp cơ thể bổ sung thêm các nguyên tố kẽm cần thiết.
Ngoài ra, gừng còn có thể giúp loại bỏ các chất cặn và độc tố trong máu của chúng ta, rất có lợi trong việc duy trì sự ổn định của các mạch máu. Do đó, nếu muốn ngăn ngừa và kiểm soát cục máu đông, các bạn có thể thường xuyên bổ sung thêm gừng trong các món ăn hằng ngày hoặc ăn gừng ngâm cũng là một lựa chọn tốt.
Nấm mộc nhĩ
Nấm mộc nhĩ hay còn được gọi là nấm mèo là loại thực phẩm phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Thường xuyên ăn nấm mộc nhĩ có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể, rất hữu ích cho những người bị thiếu máu. Đồng thời chúng cũng có tác dụng loại bỏ các chất cặn từ thành mạch máu, chống hình thành các cục máu đông rất hiệu quả.
Tảo bẹ
Tảo bẹ cũng là một trong số những thực phẩm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Trong tảo bẹ có chứa polysaccharide có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu. Đồng thời polysaccharide còn có tác dụng chống đông máu, có thể ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông trong mạch máu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh, những người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao cũng nên chú ý giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo trans vào cơ thể, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, đồng thời nên duy trì vận động cơ thể mỗi ngày.
( theo 24h.com)