Để biết một người trưởng thành tới đâu, người ta không nhìn vào tuổi tác mà xem người đó có tự lập được hay không. Một người trưởng thành phần lớn là bắt đầu bằng 3 chặng đường này…

1. Đi học xa nhà

Thời xưa có một người tên là Nhạc Dương Tử người Hà Nam. Sau khi rời nhà tìm thầy học nghệ được một năm, do nhớ vợ quá nên anh đã khăn gói trở về nhà. 

Người vợ bước đến khung cửi và lớn tiếng nói, những sợi tơ này đều được quay từ kén, muốn dệt thành vải thì phải tích lũy từng sợi tơ, từ một xích đến một trượng rồi mới hoàn thành tấm vải. Nếu như đem tấm vải này cắt bỏ thì giống như kiếm củi 3 năm đốt một giờ. Tích lũy kiến thức cũng vậy. 

Nhạc Dương Tử cảm động trước lời nói của vợ, từ bước ra ngoài học hành chăm chỉ, cuối cùng đã có thể đỗ đạt. 

Ảnh ghép minh hoạ.

Trong thời đại hiện nay, việc xa nhà đi học không còn là chuyện hiếm gặp, nhưng quá trình này đối với mỗi người mà nói vẫn là một trở ngại trong cuộc sống. Ngay từ khi bắt đầu học cấp 2, nhiều người đã bước vào cuộc hành trình sống xa quê.

Người xưa từng nói: “Đọc vạn cuốn sách không bằng đi ngàn dặm đường, đi ngàn dặm đường không bằng từng gặp qua vô số người”. 

Học vấn thật sự của một người không chỉ được đánh giá bởi kiến ​​thức sách vở mà còn ở kinh nghiệm sống trong xã hội. Người có học vấn sẽ coi xã hội như một cuốn sách khổng lồ mà dùng cả đời để trải nghiệm và khám phá. 

Một người có thành tựu trong học tập không chỉ dừng lại ở việc gian khổ học tập trong nhiều năm mà còn phải chăm chỉ thực hành trên ngàn dặm đường. 

2. Lập nghiệp xa nhà

Thuở xưa, Khổng Tử đi chu du các nước, qua nhiều năm, nếm trải không ít đau khổ, tuy nhiên ông vẫn giữ ý chí như thuở ban đầu, không hề bỏ cuộc. 

Lúc ở nước Vệ, Khổng Tử ngộ được nội hàm của “Lễ” nhưng lại không được trọng dụng. Khi rời khỏi nước Vệ, ông bị đoàn người Khuông bao vây. Người nước Vệ cho rằng, Khổng Tử có tướng mạo giống Dương Hổ; hơn nữa, Dương Hổ lại là tên phản nghịch của nước Lỗ, sau khi tạo phản đã bỏ trốn. 

Có câu tục ngữ rằng: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, một người có thể thành công là bởi anh ta chẳng những không ngại xa xứ mà còn biến nơi tha hương thành quê nhà của mình. 

Người đàn ông tài giỏi thì chí đặt ở bốn phương. Trên đời này không phải tất cả mọi người đều có thể làm giàu ngay tại quê nhà của mình. Đặc biệt là ở các địa khu hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, không gian phát triển rất hạn chế. Chỉ có đi ra ngoài mới có được một cuộc sống tráng lệ “biển rộng mặc cá bơi, trời cao mặc chim bay”. 

Sau khi trải qua nhiều khó khăn ở các nơi khác nhau, một người sẽ tự nhiên trưởng thành hơn. Tương lai, người này dù đến bất kỳ địa phương nào cũng sẽ giống như cỏ dại có thể cắm rễ phát triển cho dù mảnh đất đó có cằn cỗi tới đâu. Sau nhiều năm nỗ lực chăm chỉ, người này cũng sẽ đạt được những thành tựu nhất định. 

Thời nay, dù là đàn ông hay phụ nữ, muốn có công danh sự nghiệp thì phải dám “xa nhà”. 

3. Đi xa để ngắm cảnh

Mỗi người đều có ước mơ đi đến những nơi xa xôi để xem ngắm các danh lam thắng cảnh và khám phá phong tục tập quán ở nơi đó. Thế nhưng, họ lại nghĩ sẽ đi đâu? Đi vào thời gian nào? Lấy tiền từ đâu để đi? Họ cứ suy đi tính lại hoài… và cuối cùng hoài bão đã chẳng bao giờ thực hiện được. Do vậy, rất nhiều người đã không đến được những nơi xa xôi và không ngắm được cảnh đẹp như trong mộng. 

Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, một ông lão hơn 70 tuổi nọ đã nói một câu như thế này: “Nơi xa nhất ông từng đến đó là tỉnh thành. Quãng đời còn lại ông không muốn đi đâu nữa, chỉ muốn ở tại quê nhà cùng người bạn già là vợ ông mà thôi”. 

Bởi vì phong cảnh trong tâm mỗi người không phải là một nơi cụ thể nào mà là trải nghiệm sống. Không quan trọng bạn đang ở đâu, phong cảnh có đẹp hay không, quan trọng là xem ai sẽ cùng bạn ngắm cảnh.

Hai vợ chồng già cùng làm việc đồng áng, bản thân điều ấy đã tạo nên phong cảnh rồi. Con người chính là phong cảnh đẹp nhất. Khi bạn hiểu được điều này thì tâm trí của bạn thực sự đã trưởng thành. 

***

Quá trình trưởng thành của một người là quá trình đơm hoa và kết trái, cuối cùng là hái được quả chín. Cho dù cả đời này bạn hái được quả đắng hay quả ngọt thì đó cũng chính là quá trình để bạn trưởng thành. Sau khi nếm trải đủ mùi vị khác nhau, bạn sẽ hiểu được thế nào là khổ đau và hạnh phúc. Nếu không trải qua đau khổ, một người cũng sẽ không thể trưởng thành được. 

Tiết trời mùa thu nhiều sương lại có thể giúp hoa cúc nở rộ, mùa đông tuyết lạnh lại có thể giúp hoa mai càng thêm đượm sắc hương. Đời người là một hành trình dài, đi được càng xa bạn sẽ học được càng nhiều. Khi thống khổ qua đi, bạn sẽ được nếm hương vị ngọt ngào của cuộc sống. Bóng tối qua đi thì bình minh sẽ ló rạng. 

Một người muốn trưởng thành thì cần trải qua 3 quá trình đi xa này. Mỗi hành trình đều sẽ giúp chúng ta có được những cảm ngộ khác nhau. 

Hãy tin tưởng vào bản thân, dù con đường có dài bao nhiêu thì bạn cũng sẽ từng bước hoàn thành.

Theo Vision Times
San San biên dịch/dkn.tv