Bức tranh The
First Thanksgiving của Jean Leon Gerome Ferris,
người da trắng mời người da đỏ cùng ăn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một
số người theo Công giáo và Thanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để
theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành.
Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị
hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế
không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông
ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người này rời khỏi
Anh đến Hà Lan sinh
sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của
họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới (Châu Mỹ)
sinh sống, và sau này thường được gọi là Người lữ hành (Pilgrims). Những người này đi trên
một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc
vùng Tân Anh (New
England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa
đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt
bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất
này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho
bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì
đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau
ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức
lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.
Theo tài liệu, buổi lễ tạ
ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa
Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts,
sau một vụ thu hoạch tốt.
Tổ chức truyền thống
Gà tây nướng lò, một món
ăn thường thấy trong ngày Lễ Tạ ơn
Bánh Pumpkin(Pumpkin pie) thường dùng
trong mùa Lễ Tạ ơn tại Bắc Mỹ
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức
với một buổi tiệc buổi
tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây.
Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau,
và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày
cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm
và thứ Sáu của
tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh,
những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo).
Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào
ngày thứ Hai thứ
nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường
tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrims đã di cư tại Massachusetts.
Lễ Tạ ơn đã được thực hiện chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo tại New
England cho đến năm 1682, và sau đó bởi cả hai nhà lãnh đạo chính quyền và tôn
giáo cho đến sau Cách mạng Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã
công bố lễ tạ ơn toàn quốc đầu tiên ở Mỹ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789,
"là một ngày tạ ơn công cộng và cầu nguyện bởi sự công nhận với lòng biết
ơn sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng". Nhiều
chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu
thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng
như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một
cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada
có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này
thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm
khác hôm kia.
Từ cuối thập niên 1930,
mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm
dứt. Tại Thành phố New York,
cuộc diễn hành Lễ Tạ ơn của Macy (Macy's Thanksgiving Day Parade) được tổ
chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễn
hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân
vật trên Truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này
lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen.
Có nhiều cuộc diễn hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu
(còn gọi là Thứ Sáu Đen)
sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa
hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Tuy rằng nguồn gốc của ngày lễ Tạ Ơn xuất
phát từ một hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo của nhóm di dân đầu tiên đã sống sót
trên lục địa mới này, ngày lễ này thực ra đã có nguồn gốc rất xa xưa bắt nguồn
từ những nền văn minh nông nghiệp cổ kính trên khắp thế giới. Tất cả các dân tộc
sống bằng nghề nông đều có một ngày lễ đặc biệt để tạ ơn Trời Đất đã ban cho họ
một mùa gặt hái thành công, giúp họ không bị đói kém. Các di dân Pilgrams đã
làm lễ tạ ơn Thượng Đế dựa theo lễ La Mass gọi là lễ dâng bánh ở bên nước Anh,
khi người nông dân đem miếng bánh đầu tiên làm bằng lúa của mùa gặt mới dâng
lên Thượng Đế vào ngày mồng một tháng 8 hàng năm. Các dân tộc khác cũng có những
ngày lễ tạ ơn Thượng Đế tùy theo tôn giáo của họ. Nói chung là tất cả các di
dân hầu hết trên thế giới đều có một hình thức riêng biệt để tạ ơn Thượng Đế
sau mỗi mùa gặt.
Người Việt là nhóm di dân sau cùng đến
nước Mỹ. Người Việt không giống những di dân khác tìm đường sang Mỹ Châu phần lớn
là vì lý do kinh tế nhưng các di dân người Việt rất giống các di dân Pilgrims ở
chỗ ra đi để tìm tự do về văn hóa và tư tưởng. Các di dân người Việt chưa quen
thuộc với các tục lệ của người Mỹ, trong đó có ngày lễ Tạ Ơn. Do đó, họ thường
nghĩ rằng ngày lễ này có tính chất tôn giáo hoặc là môt ngày lễ riêng của dân Mỹ
không quan hệ gì tới mình nhưng nếu hiểu được ý nghĩa cao quý của ngày lễ đặc
biệt này, lễ của tất cả các di dân, thì có lẽ các di dân người Việt cũng có thể
hồi tưởng những khó khăn lúc ban đầu khi mới tới đất Mỹ, tưởng nhớ những ân
tình của những người bạn tốt không hề quen biết, những cơ quan thiện nguyện đã
giúp đỡ mình xây dựng lại cuộc đời. Ngày lễ này cũng là một dịp để các di dân
người Việt nhớ ơn đất nước và nhân dân Mỹ đã cưu mang mình!
(theo thanhphogio)