Đông
Y là ngành y học phát triển từ kinh nghiệm thâm sâu và nhận thức
toàn diện về cấu trúc thân thể người nhằm giải quyết bệnh tật từ gốc
rễ. Từ một góc độ hoàn toàn khác, Tây Y hình thành trên cơ sở Giải phẫu
Bệnh học và phát triển ngày càng mạnh theo hướng chẩn đoán hình ảnh và
xét nghiệm sinh hóa. Góc nhìn khác nhau dẫn đến khác biệt căn bản
trong quan điểm về bệnh học.
Cuốn sách Hoàng đế Nội kinh là kinh điển của Đông Y. Các lý thuyết được viết trong sách là từ quan điểm thấu hiểu cấu trúc thân thể người, tập trung vào giải quyết căn nguyên của vấn đề. Tác phẩm kinh điển này trước tiên đàm luận về hoàn cảnh sinh hoạt của con người, về biến hóa của bốn mùa, tiếp đó là hệ thống thân thể người. Y học hiện đại cũng đàm luận về hệ thống cơ thể, trong đó có hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… tuy nhiên họ có ít cơ sở lý luận đánh giá sự tương tác và mối liên hệ hữu cơ mật thiết của các bộ phận cơ thể với nhau.
Đông Y chỉ có một hệ thống duy nhất là Lục Phủ Ngũ Tạng. Hệ thống này chẳng những áp dụng cho sinh lý, mà còn dùng cho cả tâm lý, mở rộng đến cả linh hồn. Chính là một hệ thống xuyên suốt cả thân thể, tinh thần và linh hồn. Mặt khác, Hoàng đế Nội kinh đề cập đến “sử dụng” thân thể như thế nào theo từng mùa, nếu không thuận theo sẽ sinh bệnh gì, cuối cùng mới nói tới chữa bệnh ra sao, trên thực tế rất giống một cuốn sách “hướng dẫn sử dụng thân thể người”.
Tây Y tập trung vào chữa triệu chứng bệnh. Vì Tây Y dựa nhiều vào bằng chứng hiện có và nguyên nhân của các triệu chứng đặc thù không phải luôn rõ, điều tốt nhất có thể làm là loại bỏ triệu chứng. Tây Y dường như không thể nhổ tận gốc rễ của bệnh.
Chẳng hạn như trong bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh ngạt mũi, chảy nước mũi và thường xuyên hắt hơi. Biện pháp điều trị từ quan điểm Tây Y là loại bỏ khó chịu cho bệnh nhân, đơn thuốc của họ sẽ có thành phần Paracetamol với tác dụng hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, Đông Y có cái nhìn khác biệt hoàn toàn. Hắt hơi là một biện pháp giúp cơ thể loại bỏ hàn khí và là một phần của quá trình tự chữa bệnh của cơ thể người. Các triệu chứng sẽ tự biến mất khi cơ thể hoàn thành quá trình “dọn dẹp”, do đó việc điều trị tập trung vào việc loại bỏ tác nhân gây bệnh và nâng cao khả năng khôi phục của cơ thể.
Tây Y còn hạn chế trong việc nhìn nhận đúng đắn khả năng tự chữa bệnh của cơ thể người, thay vào đó coi chúng là những bất thường và triệu chứng của bệnh. Trái lại Đông Y thường coi những khó chịu trên là một nỗ lực của cơ thể nhằm loại bỏ độc tố và những thứ gây hại. Câu hỏi đầu tiên của Đông Y là “cơ thể đang làm gì?”.
Do vậy hắt hơi trong mùa đông được coi là cách loại bỏ hàn khí khỏi cơ thể và không cần cố gắng loại bỏ nó. Cách tư duy khác nhau sẽ dẫn đến hướng điều trị khác nhau. Trong khi Tây Y tập trung vào điều trị triệu chứng bất thường (phần ngọn), Đông Y sẽ giúp cơ thể loại bỏ hàn khí, cũng như giáo dục người bệnh cách tránh hàn khí xâm nhập và giữ ấm (trị bệnh tận gốc).
Theo Visiontimes