“Bản thân mỗi người được tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt
hái được nhiều thành công hơn người khác ... tất cả đều do Phúc Đức mà
ra. Phúc đức càng nhiều thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải
mãi và luôn đứng ở vị thế cao hơn những người khác. Phúc đức là một lá
chắn bảo vệ chủ nhân, là một siêu năng lực mang đến may mắn. Khi có biến
cố, lập tức phúc đức phát huy sức mạnh của mình, hóa giải tai ương,
mang đến sự bình an cho chủ nhân.
Phúc đức được chia làm hai phần, Phúc và Đức .
Phúc được tích lũy từ quá trình ăn ở của các bậc tiền bối có chung
huyết thống với mọi người. Ông bà, cha mẹ, Tổ tông sẽ là người tạo ra
phúc truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng phúc. Còn Đức lại
được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân mỗi người
và được cộng dồn lại để chuyển phúc cho đời tiếp theo. Đức là do chính
bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là tích đức. Phần
Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trước 30 tuổi, và phần Đức
sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống từ 30 tuổi cho đến lúc chết và đời con cháu
tiếp theo. Con số 30 là cột mốc quan trọng của đời người, con số này
đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành. Do đó tuổi 30 người ta gọi là
tuổi lập thân, là độ tuổi tôi phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính
mình và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.
Có những người may
mắn được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, ông bà cha mẹ là người
thiện lương nên phần phúc của người này rất nhiều. Vì thế, trước tuổi
lập thân, người này sẽ vô cùng may mắn. Nhưng từ 30 trở đi, cuộc đời và
số mệnh của người này sẽ phải chịu ảnh hưởng của phần Đức. Trong quá
trình sống trước đó nếu người này tử tế, sống lương thiện thì phần
đời còn lại cũng sẽ được thành công và yên bình, còn không thì bắt đầu
từ giai đoạn này họ sẽ phải trả giá cho những gì mình đã làm. Người ta
gọi đó là nghiệp chướng, nếu phần nghiệp chướng này quá nhiều, nó sẽ
được truyền lại cho đời sau.
Đó là lý do giải thích cho việc tại
sao nhiều những người ăn ở bất lương nhưng vẫn có thể thành công trong
cuộc sống. Có điều nếu những người này không biết tích đức cho mình thì
đến một lúc phần phúc mất đi sẽ còn lại phần nghiệp, lối sống có đức thì
phần đức này sẽ hóa giải nghiệp chướng còn không thì tai họa bắt đầu ập
đến từ đây.
Nếu bạn cảm thấy bản thân kém may mắn do không
được hưởng phần phúc thì chúng ta vẫn còn lại phần đức để tự cứu lấy
chính mình. Phúc không thể được sinh sôi hay tạo thêm vì nó đã được mặc
định ngay từ khi bạn sinh ra, nhưng phần Đức thì thì không có giới hạn,
bạn càng làm nhiều điều tốt sống càng lương thiện thì Đức càng được tích
trữ nhiều .
Cuộc đời một nửa là do số mệnh an bài nhưng một nữa còn
lại vẫn nằm trong tay chúng ta. Ông trời có đức hiếu sinh, không triệt
đường sống của ai bao giờ, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà
thôi.
Phúc Đức là một dạng sức mạnh tâm linh, một dạng siêu năng lực
bảo vệ mỗi người. Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần
nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng họ.
Tiền bạc và địa vị khi chết sẽ không thể đem theo nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác.
Phúc đức bị tiêu trừ khi Nghiệp chướng xuất hiện và Nghiệp Chướng sẽ được hóa giải khi Phúc Đức được tích lũy. Mỗi người đều đang cầm trên tay một thanh gươm báu sử dụng vào việc tạo Phúc hay tạo Nghiệp là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ
ảnh hưởng đến mỗi mình mình mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều người khác.
Số mình có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta định đoạt.
Chúng ta không thể chọn cách bắt đầu, nhưng kết thúc đều do mỗi người định đoạt. “
Sưu tầm/nguoiphuongnam