Thông qua màu sắc cũng như những dấu hiệu của nước tiểu, bạn có thể đoán được về tình hình sức khỏe của mình, nhưng với dấu hiệu nước tiểu có bọt thì là điều bất thường, do vậy bạn không nên chủ quan và coi thường, mà tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Nước tiểu nhiều bọt có khả năng là dấu hiệu của một số bệnh lý nếu nó xảy ra suốt một thời gian dài.
Tìm hiểu về hiện tượng nước tiểu có bọt
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt cho đến màu hổ phách đậm, tuy nhiên vì một số nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến hiện tượng nước tiểu có bọt.
Hiện tượng nước tiểu có bọt thường là kết quả của dòng nước tiểu nhanh, tuy nhiên một số bệnh lý cũng gây ra hiện tượng này. Do vậy nếu bạn thấy nước tiểu có bọt thường xuyên, hay đi kèm với các triệu chứng khác tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Triệu chứng của nước tiểu có bọt
Nước tiểu có thể sủi bọt trong thời gian ngắn mỗi lần mà bạn đi tiểu, nó thường do tốc độ của dòng nước tiểu, và hiện tượng nước tiểu nhiều bọt có khả năng là dấu hiệu của một số bệnh lý nếu nó xảy ra suốt một thời gian dài.
Đồng thời một số dấu hiệu xuất hiện kèm theo như sau:
- Phù tay, chân, mặt và bụng có thể là dấu hiệu của ứ dịch do tổn thương thận.
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn.
- Khó ngủ.
- Thay đổi số lượng nước tiểu.
- Nước tiểu đục.
- Nước tiểu sẫm màu.
Nguyên nhân gây ra nước tiểu có bọt
Nếu như một người tiết ra nhiều nước tiểu cùng một lúc, hoặc nếu đã đi tiểu nhanh chóng, mạnh mẽ, và nước tiểu xuất hiện bọt, tốc độ có thể gây ra bong bóng tạm thời.
Do bạn xả xà phòng trong bồn vệ sinh cũng gây ra nước tiểu có bọt, đồng thời một số điều kiện y tế cũng có thể dẫn đến nước tiểu có bọt.
Nước tiểu có bọt là bệnh gì?
Rất nhiều người thắc mắc không biết dấu hiệu nước tiểu có bọt là bệnh gì? Sau đây là một số căn bệnh có thể xảy ra như:
Bệnh tiểu đường
Một trong những căn bệnh được nhắc đến chính là bệnh tiểu đường, và các nguyên nhân khác của lượng đường trong máu cao cũng dẫn đến hiện tượng nước tiểu có bọt. Một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được sẽ có nhiều phân tử đường huyết trong cơ thể, lượng glucose là một phần tử giống như protein.
Do vậy nồng độ glucose trong máu mà quá cao, sẽ khiến cho thận phải hoạt động vất vả trong việc lọc các phân tử một cách chính xác, chính vì vậy mà thận có thể cho phép glucose và protein dư thừa thoát ra ngoài trong nước tiểu.
Bệnh thận
Bệnh thận là một căn bệnh xảy ra phổ biến, khiến cho nhiều người mắc phải. Do vậy nếu bạn nhìn thấy một ít bọt nhỏ trên bề mặt nước tiểu và nó không biến mất trong một thời gian dài, rất có thể là triệu chứng sớm của viêm thận hay cũng là dấu hiệu về chứng viêm tuyến tiền liệt. Bong bóng nhỏ hay bọt tiểu là do protein trong nước tiểu gây ra.
Sự thay đổi sớm nhất của bệnh viêm thận là sự xuất hiện chất đạm trong nước tiểu, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời, người bệnh sẽ bị suy thận. Đồng thời ở nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt thì nước tiểu có dịch từ tuyến tiền liệt, bề mặt nước tiểu sẽ có các hạt mỡ và những hạt bong bóng nhỏ.
Nếu bọt có kích thước khác nhau, bị vỡ trong thời gian ngắn thì nó thuộc về bọt tiểu thông thường, bạn không nên quá lo lắng. Nhưng nếu hiện tượng nước tiểu có nhiều bọt xuất hiện trong thời gian dài và thường xuyên là dấu hiệu bất thường.
Do vậy, bệnh nhân bị tổn thương thận hoặc protein bị rò rỉ từ thận vào nước tiểu, kết quả được gọi là protein niệu, nghĩa là protein trong nước tiểu, các protein bị tổn thương làm giảm sức căng bề mặt nước tiểu, khiến nó nổi bọt.
Cách điều trị hiện tượng nước tiểu có bọt
Phương pháp điều trị nước tiểu có bọt phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, do vậy một người bị mất nước thì nên bổ sung nước nhiều hơn, cho đến khi nước tiểu có màu bình thường và không còn xuất hiện bọt.
Đối với bệnh tiểu đường gây ra nước tiểu có bọt, người bệnh nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng như uống hoặc tiêm insulin, nhằm làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài việc kê thuốc cho bệnh nhân bị bệnh thận, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để bệnh nhân thay đổi lối sống như:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Kiểm soát huyết áp cao.
- Quản lý lượng đường trong máu.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, hút thuốc lá.